Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai và nuôi con

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 29)

2.5.1 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái mang thai

Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái mang thai đúng kỹ thuật với mục tiêu heo đẻ được nhiều con, heo con đẻ ra khỏe mạnh, heo mẹ đủ sữa cho con bú và cơ thể hao mòn đúng mức. Heo nái có chửa bình quân 114 ngày. Sau khi phối giống 20-23 ngày mà heo nái không động dục trở lại là đã có chửa (Võ Văn Ninh, 2001).

Theo Lê Thị Mến (2010), heo nái có chửa chia làm 2 thời kỳ gồm chửa kì 1 (từ phối giống đến ngày chửa thứ 90) và chửa kì 2 (từ ngày chửa thứ 90 đến ngày dự kiến đẻ). Tùy theo thời kỳ sản xuất mà mức ăn hằng ngày cho heo nái mang thai được cung cấp phù hợp theo nhu cầu (Hình 2.7).

19

Hình 2.7: Lượng thức ăn hằng ngày cho heo nái sinh sản theo thời kỳ sản xuất

Quản lý chăm sóc heo nái chửa cần phải hết sức cẩn thận tránh không để sẩy thai. Cần nhốt nái chửa vào ô chuồng riêng, nền chuồng phải đạt tiêu chuẩn tránh gây bất lợi về vấn đề móng, chân, đi đứng. Một tuần trước khi đẻ nếu có ô chuồng đẻ riêng thì chuyển nái chửa đến, nếu không có thì làm vệ sinh chuồng heo nái đang cho ở sạch sẽ, khô ráo phun thuốc sát trùng như Crezyl 5%,... tiếp theo đó là quan tâm đến việc chuẩn bị đèn và bếp sưởi, ngăn riêng ô nhỏ trong chuồng chuẩn bị ổ úm có sưởi nhiệt cho heo con. Công tác trợ sản là khâu quan trọng đảm bảo ổ heo con hoàn hảo. Ở trang trại cần lên lịch sinh đẻ của đàn heo nái (Lê Hồng Mận, 2002).

Theo Lê Hồng Mận (2006), xác định mức ăn cho heo nái chửa vào các giai đoạn chửa (Bảng 2.8) rất quan trọng để có khẩu phần vừa đủ cho bào thai phát triển tốt, cơ thể heo mẹ giảm hao mòn. Vì vậy, nuôi dưỡng heo nái chửa cần chú ý các yếu tố như khối lượng cơ thể heo mẹ (heo to cho ăn nhiều hơn); heo nái chửa quá béo hoặc quá gầy mà giảm hoặc tăng lượng thức ăn; giai đoạn chửa kỳ 2 cho ăn nhiều hơn chửa kỳ 1; tiểu khí hậu chuồng nuôi vì khi trời nóng heo ăn ít cần tăng chất lượng thức ăn (tăng protein) và trời lạnh tăng mức ăn cao hơn cho chống rét.

Bảng 2.8: Mức ăn heo nái cơ bản theo giai đoạn mang thai (kg/ngày/con)

Thời kỳ có chửa Thể trạng heo nái

Gầy Bình thường Béo

Sau cai sữa đến phối giống trở lại 3,5 3,0 3,0

Từ phối giống đến 21 ngày 2,5 2,0 1,8

Có chửa từ 22 - 84 ngày 2,5 2,0 1,8 Có chửa từ 85 - 110 ngày 3,0 2,5 2,5 Có chửa từ 111 - 112 ngày 2,0 2,0 2,0 Có chửa từ 113 ngày 1,5 1,5 1,5 Ngày cắn ổ đẻ 0,5 0,5 0,5 Nước uống tự do tự do tự do 1-21 ngày (3-4 kg)

1-90 ngày mang thai (1,8-2 kg)

90-110 ngày mang thai (3-3,5 kg)

5 ngày (1,5 kg)

Chờ phối Chửa kỳ I Chửa kỳ II Chờ đẻ Thời kỳ

20

Lê Hồng Mận (2006)

Bên cạnh đó, cần bổ sung vào thức ăn heo nái các loại vitamin cũng như đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu các acid amin thiết yếu như: phenylalanine, valine, tryptophan, methionnine, arginine, threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine,…

Theo Lê Hồng Mận (2006), phòng bệnh cho heo nái từ 10 ngày trước ngày dự kiến đẻ cho tẩy giun sán (có thể trộn thuốc vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ thú y). Vệ sinh tắm rửa cho heo nái cần dùng khăn thấm nước ấm lau sạch bầu vú và âm hộ tránh lây nhiễm khuẩn cho heo con. Tiêm phòng các loại vaccine như vaccine tụ dấu, Lepto, dịch tả 2 lần/năm cho heo nái, nhưng cần chú ý không tiêm cho heo nái có chửa từ ngày phối giống đến 60 ngày, trừ khi có dịch. Theo dõi kiểm tra để phát hiện và phòng trị bệnh ghẻ kịp thời, thường xuyên. Hai tuần trước ngày dự kiến đẻ cho tắm ghẻ lần 1 và sau đó 7 ngày cho tắm ghẻ lần 2, bắt buộc phải tắm ghẻ đề phòng heo mẹ bị ghẻ sẽ lây cho heo con ngay lúc mới sinh.

2.5.2 Kỹ thuật chăm sóc quản lý heo nái khi đẻ

Theo Lê Hồng Mận (2006), biểu hiện của heo nái sắp đẻ bao gồm: + Có hiện tượng vú căng ra và chảy sữa là heo sẽ đẻ trong vòng 20-24 giờ + Âm hộ sưng hẳn lên, mọng lên, tiết dịch nhờn và mở to. Khi heo mẹ chảy chất nhờn ra từ âm hộ có cứt su là heo nái sắp đẻ, heo tìm chổ nằm và âm hộ chảy chất nhờn nhiều là lúc bắt đầu đẻ.

+ Có hiện tượng giãn khớp xương chậu như cảm nhận heo nái bị sụt mông + Heo đi đi lại lại bồn chồn, bỏ ăn, đi phân không vào chổ nhất định, ủi cả máng ăn.

2.5.3 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái nuôi con

Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), chăn nuôi heo mẹ nuôi con là giai đoạn hết sức quan trọng và khó nhất, nó quyết định trực tiếp đến năng suất, tỷ lệ heo con nuôi sống, heo nái tách con nhanh chóng động dục trở lại. Vì mục đích kinh tế trong chăn nuôi nên chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái nuôi con có một số yêu cầu như sau:

- Thức ăn phải đủ dinh dưỡng, không ẩm mốc, không bị nhiễm khuẩn, phòng bệnh phân trắng heo con. Khẩu phần heo nái nuôi con phải đảm bảo đầy đủ thành phần và tỷ lệ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con bú, có độ hao mòn heo mẹ vừa phải tạo thuận lợi cho lấy giống lứa đẻ kế tiếp.

21

- Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần heo nái nuôi con đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Sử dụng thức ăn thức ăn hỗn hợp đậm đặc cho heo nái đẻ nuôi con cần quan tâm nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố nên được quan tâm đầu tiên là mức ăn hằng ngày cho heo nái nuôi con. Tùy vào nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất sữa nuôi con của heo nái mẹ ta sẽ phối hợp khẩu phần với các lượng ăn hằng ngày được thay đổi sao cho tối ưu nhất được trình bày qua Bảng 2.9 như sau.

Bảng 2.9: Tiêu chuẩn ăn và chất dinh dưỡng hàng ngày cho heo nái nuôi con

Chỉ tiêu Đơn vị Heo nái nuôi con

Lượng DE trong khẩu phần Kcal/ kg 3400

Lượng ME trong khẩu phần Kcal/ kg 3265

DE ăn vào Kcal/ ngày 17850

ME ăn vào Kcal/ ngày 17135

Thức ăn ăn vào kg/ngày 5,25

Ca g 39,4 P tổng số g 31,5 P hấp thụ g 18,4 Na g 10,5 Cl g 8,4 K g 10,5 Mg g 2,1 Fe mg 420 Zn mg 263 Cu mg 26,3 I mg 0,7 Se mg 0,8 Vitamin A IU 10500 Vitamin D IU 1050 Vitamin E Vitamin K IU mg 231 2,6 Thiamin mg 5,3 Riboflavin mg 19,7 Acid pantothenic mg 63 Niacin mg 53 Vitamin B6 mg 5,3 Vitamin B12 mg 79 Cholin mg 5,3 Biotin mg 1,1 Folacin mg 6,8 (NRC, 1998)

22

- Thức ăn tốt sẽ cho chất lượng sữa tốt. Thiếu ăn, heo con bú làm hao mòn heo mẹ nhiều quá mức gây liệt chân sau, chậm động dục trở lại, đẻ thưa, không kinh tế vì phải loại thải sớm. Lượng sữa mẹ tăng dần từ lứa đẻ thứ 2 và giảm từ lứa đẻ thứ 5 về sau.

- Phải cần đảm bảo có tiểu khí hậu trong chuồng nuôi tốt: chuồng ấm, thoáng, không khí lưu thông tốt, tránh gió lùa, tránh phòng nóng, lạnh và ẩm gây stress cho heo con.

Theo Võ Văn Ninh (2001), Lượng sữa heo mẹ tiết dần ngay sau khi đẻ đến ngày thứ 20-25, sau đó giảm dần. Lượng sữa nhiều ít phụ thuộc chế độ nuôi dưỡng và di truyền của giống heo, ít chịu ảnh hưởng của số con đẻ ra. Lượng sữa tương đối ổn định nên heo mẹ nhiều con thì heo con bé hơn con của heo mẹ đẻ ít con. Chất lượng sữa đầu cao hơn sữa thường và có chứa chất miễn dịch globulin, tăng sức đề kháng cho heo con. Sữa heo giàu chất dinh dưỡng, chất béo... và vitamin A, D.

Theo Lê Hồng Mận (2006), Khi chăm sóc heo nái nuôi con điều đáng quan tâm đầu tiên là cần giữ chuồng luôn khô ráo, có đệm lót rơm, bao tải để giữ ấm cho heo mẹ và heo con, tránh gió lùa, có đèn, bếp sưởi. Tuyệt đối tránh để heo mẹ và heo con nằm trên nền xi măng lạnh dễ bị phân trắng. Sau khi đẻ, tháng đầu không được tắm cho heo mẹ nhưng hàng ngày phải chải khô toàn thân mình heo. Dùng nước ấm lau sạch vú heo mẹ cho heo con bú, sau đó tắm chải cho heo mẹ vào những ngày ấm trời. Trong chuồng không để đọng nước tránh heo con uống bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Khẩu phần cho heo nái nuôi con: Nái không cần ăn trong 12-24 tiếng sau khi sinh nhưng luôn luôn cần nhiều nước. Khẩu phần đầu tiên của heo nái sau khi đẻ nên vào khoảng 1-1,5kg thức ăn nhuận trường; tăng dần lượng thức ăn cho nái đến mức ăn tối đa sớm nhất có thể sau khi sinh. Có thể cho heo nái ăn nhiều vào ngày sinh. Nhóm nái gầy sau khi sinh sẽ hồi phục hồi tốt hơn nếu được cho ăn nhiều ngay sau khi sinh (Heo Team theo thepigsite, 2013).

Theo NRC (1998), heo nái trước khi đẻ 5 ngày nên giảm ăn cho heo nái và 3 ngày sau khi đẻ heo ăn cũng khá ít. Sau đó tăng dần lượng thức ăn, khi đẻ con được 1 tuần heo nái nuôi con sẽ có lượng ăn hằng ngày dần ổn định cho đến khi tách con. Theo khuyến cáo của NRC (1998) thông qua Bảng 2.10, sẽ giúp người chăn nuôi cung cấp đủ dưỡng chất cho nái trong giai đoạn nuôi con và hạn chế mất sức cho heo nái sau tách con.

23

Bảng 2.10: Mức ăn heo nái nuôi con(kg/con/ngày)

Lứa đẻ 1-5 Lứa đẻ 6 trở đi Trước khi đẻ 4 ngày 2,0 2,0 3 ngày 1,5 2,0 2 ngày 1,0 1,5 1 ngày 0,5 1,0 Ngày đẻ 0,5 1,0

Lứa đẻ 1-5 Lứa đẻ 6 trở đi Sau khi đẻ 1 ngày 1,0 1,0 2 ngày 1,5 1,0 3 ngày 2,0 2,0 4 ngày 2,5 2,5 5 ngày 3,0 3,0 6 ngày 3,5 3,5 7 ngày 4,0 4,0 8 ngày 4,5 4,5 9 ngày 5,0 5,0 10 ngày 5,5 5,5 11 ngày 6,0 6,0

Chuẩn bị cai sữa

5 ngày trước cai sữa 5,0 5,0

4 ngày trước cai sữa 4,5 4,5

3 ngày trước cai sữa 4,0 4,0

2 ngày trước cai sữa 3,5 3,5

1 ngày trước cai sữa 2,5 2,5

Ngày cai sữa 0,5 0,5

24

2.6 Đặc điểm sinh lý ở heo con

2.6.1 Sự sinh trưởng và phát triển của heo con

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2008), heo con trong thời kỳ này phát triển rất nhanh thể hiện qua sự tăng khối lượng của cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 7-10 đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 10-15 lần khối lượng sơ sinh.

Theo Trần Cừ (1972) thì trong quá trình sinh trưởng và phát triển, heo con gặp hai thời kỳ khủng hoảng là lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa. Lúc 3 tuần tuổi: do nhu cầu sữa cho heo con tăng, trái lại lượng sữa heo mẹ lại bắt đầu giảm, một số chất dinh dưỡng trong heo con giảm dần đặc biệt là sắt, sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu; Lúc cai sữa: do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dưỡng phụ thuộc sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn. Nếu sự chuyển biến này đột ngột sẽ tác động xấu đến tăng trưởng heo con.

Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), trọng lượng heo con đạt lúc sơ sinh, cai sữa và xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau, có nghĩa là trọng lượng lúc sơ sinh càng cao dẫn đến trọng lượng lúc cai sữa cao và từ đó trọng lượng sau cai sữa, xuất chuồng càng cao. Điều này giúp các nhà chăn nuôi cần có kỹ thuật chăn nuôi heo nái chửa thích hợp để làm tăng được trọng lượng sơ sinh của heo con cũng như tăng trọng lượng heo cai sữa.

2.6.2 Sức đề kháng của heo con

Theo Nguyễn Thiện Và Võ Trọng Hốt (2009), heo con từ khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song, lượng kháng thể trong máu heo con được tăng rất nhanh sau khi heo con bú sữa đầu. Cho nên, ở heo con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của heo mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tơi 18-19% protein. Trong đó, lượng  -globulin chiếm số lượng rất lớn (34-45%) cho nên nó có vai trò miễn dịch ở heo con.

2.6.3 Cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con

Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), trong giai đoạn này heo có khả năng duy trì thân nhiệt là do sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn. Ngoài ra, heo con mới sinh trong cơ thể có lượng nước rất cao, nước có vai trò

25

rất quan trọng trong việc điều tiết thân nhiệt của heo. Trong những ngày đầu khả năng điều tiết thân nhiệt của heo rất kém, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ thuộc vào tuổi hơn là khối lượng heo. Heo con từ 20 ngày tuổi trở đi khả năng điều tiết than nhiệt tốt hơn.

Khuyến cáo nhiệt độ thích hợp cho heo con trong thời kỳ theo mẹ (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004) được thể hiện qua Bảng 2.11 như sau.

Bảng 2.11: Nhiệt độ thích hợp cho heo con (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)

Ngày Nhiệt độ (0C)

Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ) Ngày thứ 2 sau khi sinh Ngày thứ 3 sau khi sinh Ngày thứ 4 sau khi sinh Ngày thứ 5 sau khi sinh Ngày thứ 6 sau khi sinh Ngày thứ 7 sau khi sinh Từ ngày thứ 8 đến cai sữa

35 34 33 31-32 30-31 28-29 26-27 23-25

(Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2004)

2.6.4 Đặc điểm tiêu hóa ở heo con

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), thời kỳ này đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa heo con đó chính là sự phát triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số enzyme trong đường tiêu hóa heo con bị hạn chế. Sự lớn dần của bộ máy bộ tiêu hóa ở heo con được trình bày qua Bảng 2.12.

Bảng 2.12: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con

Cơ quan Thời gian Số lần tăng

Sơ sinh 70 ngày tuổi

Dạ dày 2,5 ml 1815 ml > 70 lần

Ruột non 100 ml 6000 ml 60 lần

Ruột già 40 ml 2100 ml > 50 lần

26

Theo Lê Hồng Mận (2006), Sự tiêu hóa ở heo theo hai phương thức tiêu hoá cơ học và hoá học. Hệ thống tiêu hoá ở heo gồm 4 bộ phận chính: miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Heo là loài ăn tạp, heo có thể ăn thức ăn sống, chín đều được. Heo có khối lượng 90-100 kg có dung tích dạ dày 5-6 lít, chiều dài ruột non 20-25 m gấp 14 lần chiều dài thân, vì thế heo tiêu hoá và đồng hoá thức ăn tốt.

2.6.4.1 Sự tiêu hóa ở miệng

Theo Trương Lăng (2000), heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính enzyme amylase nước bọt cao, cao nhất ở ngày thứ 14. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng.

Heo nhai thức ăn tương đối kỹ, hạt to cứng nhai lâu hơn, tuổi càng lớn thời gian nhai càng giảm. Khi nhai nước bọt thấm vào thức ăn cho dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Trong nước bọt có 2 loại men là amylase, maltase thủy phân tinh bột thành đường glucose (Lê Hồng Mận, 2002).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)