Khảo sát trọng lượng heo con qua các thời điểm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 61 - 66)

Tăng trọng ở heo con là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của heo nái. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), muốn có đàn heo phát triển nhanh về mặt số lượng lẫn chất lượng, đàn heo con khỏe mạnh mau lớn, dễ nuôi và độ đồng đều cao. Tất cả những ý muốn đó phụ thuộc rất lớn vào khâu chọn giống tốt, đúng đối tượng gây nái, phối giống đúng độ tuổi, heo đạt trọng lượng để phối giống và khâu chăm sóc nuôi dưỡng để heo đạt trọng lượng thích hợp cho việc sinh đẻ của heo nái khá là quan trọng,... Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của heo nái. Trọng lượng heo con qua các thời điểm và tăng trọng của heo con thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.2 như sau.

Bảng 4.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm

NT Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 SEM P

TL sơ sinh (kg/ổ) 12,02 12,38 13,21 1,3 0,81

TL sơ sinh (kg/con) 1,39 1,32 1,37 0,66 0,73

TL 21 ngày (kg/ổ) 42,83 44,51 46,03 3,99 0,86

TL 21 ngày (kg/con) 5,35 4,94 5,15 0,3 0,64

TL cai sữa (kg/ổ) 54,13 58,57 57,23 3,66 0,69

TL cai sữa (kg/con) 6,77 6,80 6,66 0,41 0,97

TT sơ sinh-21 ngày (kg/ổ) 30,82 32,13 32,82 2,99 0,89 TT sơ sinh-21 ngày (kg/con) 3,96 3,62 3,78 0,28 0,56 TT sơ sinh-cai sữa (kg/ổ) 42,12 46,18 44,02 2,56 0,71 TT sơ sinh-cai sữa (kg/con) 5,38 5,48 5,29 0,40 0,95

NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg) TL: Trọng lượng; TT: Tăng trọng

51

NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

Hình 4.2: Trọng lượng heo con qua các thời điểm

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.2, trọng lượng sơ sinh (kg/ổ) của NT3 là cao nhất 13,21 (kg/ổ), kế đến là NT2 có 12,38 (kg/ổ) và thấp nhất là NT1, kết quả này có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Rõ ràng, nhóm heo có thể trọng lớn khi đẻ sẽ cho trọng lượng heo con sơ sinh cao nhất. Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Kim Ngân (2011) trọng lượng sơ sinh ở lứa đầu tiên của cái hậu bị là 14,3 (kg/ổ).

Theo Nguyễn Tấn An (2009), trọng lượng sơ sinh toàn ổ phụ thuộc vào số con sơ sinh đẻ ra nên trọng lượng sơ sinh toàn ổ cao là do số con đẻ ra nhiều. Nguyễn Thiện (2008), cho rằng trọng lượng sơ sinh toàn ổ là trọng lượng được cân sau khi heo con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Trọng lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái chửa của một cơ sở chăn nuôi. Do đó, thành tích này là bao gồm cả phần của heo nái và phần nuôi dưỡng của con người nhưng trước hết thuộc về thành tích của heo nái.

Heo con sơ sinh có trọng lượng nhỏ (từ 1kg trở xuống) sống đến cai sữa (tỷ lệ sống 50-60%) nhưng gắng liền với nó là tăng trọng thấp trong giai đoạn theo mẹ và cai sữa (21-28 ngày tuổi) (Phan Xuân Hảo, 2008). Qua Bảng 4.2, trọng lượng sơ sinh (kg/con) của các 3 NT lần lượt là: 1,39; 1,32; 1,37, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở lứa đẻ đầu tiên heo đẻ ra heo con với trọng lượng như vậy là khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) trọng lượng sơ sinh: 1,37-1,41 kg/con và Võ Văn Ninh

P>0,05

P>0,05

52

(2006), trọng lượng sơ sinh:1,3-1,5 kg/con. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trương Thanh Phong (2008) ở lứa đẻ đầu tiên là 1,34 kg/con và thấp hơn của Trần Hoàng Khoa (2011) với trọng lượng sơ sinh: 1,45 kg/con ở lứa đẻ đầu tiên.

Qua Bảng 4.2 và Hình 4.2, trọng lượng heo con ở 21 ngày tuổi (kg/ổ) của 3 nghiệm thức có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong đó, NT1 có trọng lượng thấp nhất 42,83 (kg/ổ) và NT3 có trọng lượng 21 ngày tuổi cao nhất 46,03 (kg/ổ). Kết quả này thấp hơn so với nhận định của Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) heo lai và heo ngoại nuôi đạt 45-50 kg/ổ và Nhan Văn Thông (2008) trọng lượng 21 ngày: 52,63-56,07 kg/ổ. Có thể giải thích như sau, sở dĩ trọng lượng 21 ngày tuổi của lứa đẻ đầu thấp là do khả năng cho sữa của heo nái lứa 1 còn thấp. Vì theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Sự tiết sữa của heo nái phụ thuộc vào: giống, tuổi hay lứa đẻ của nái, thời kỳ tiết sữa trong một chu kỳ và số lượng heo con trong lứa đẻ. Bên cạnh đó, Võ Trọng Hốt (2000) cho rằng, trọng lượng lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con, và là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ. Khả năng tiết sữa của heo mẹ cao nhất ở tuần thứ 2-3, sau đó giảm dần. Do đó người ta dùng trọng lượng 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ. Kết quả của tôi khá phù hợp so với kết quả của Lê Hồng Mận (2002), cho rằng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi ở giống heo ngoại là 35-50 kg/ổ. Giống heo sinh sản của trại là giống heo lai nhưng lại có trọng lượng 21 ngày tuổi như vậy là khá hợp lý.

Theo Nguyễn Thiện (1996), Thể trạng heo quá béo khi đẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa của heo nái nuôi con. Bên cạnh đó, heo mẹ đẻ khó do mập mỡ hay quá ốm yếu thì giai đoạn sau khi đẻ, heo nái rất dễ bị bệnh về đường sinh dục do phải trợ đẻ cho heo, từ đó heo mẹ có thể bị sốt, kém sữa,…

Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg/con) ở 3 nghiệm thức NT1, NT2, NT3 lần lượt là 5,35; 4,94; 5,15, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả của Hội Chăn nuôi Việt Nam (2003) trọng lượng 21 ngày: 4,5-5,0 kg/con. Tuy nhiên, kết quả thu được lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) trọng lượng 21 ngày: 5,76-6,12 kg/con và của Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) là 5,45 kg/con. Có thể giải thích như sau, ở lứa đẻ đầu, nái tơ có khả năng tiết sữa còn kém, bên cạnh đó trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc, thời tiết khí hậu,… cũng ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tiết sữa và sự phát triển của heo con. Khả năng tiết sữa của heo mẹ nuôi con sẽ tăng dần từ lứa thứ 2 và giảm dần từ lứa thứ 5 trở về sau (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

53

Qua Bảng 4.2, trọng lượng cai sữa (kg/ổ) ở NT2 là cao nhất với 58,57 kg/ổ, thấp hơn NT2 là NT3 có 57,23 kg/ổ và thấp nhất là NT1 chỉ có 54,13 kg/ổ. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Kim Ngân (2011) ở lứa đẻ đầu tiên của cái hậu bị trọng lượng cai sữa 48,6 kg/ổ, chứng tỏ rằng công tác chọn giống và chăm sóc heo sinh sản ở trại tôi thí nghiệm khá tốt, nhưng kết quả này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) trọng lượng cái sữa: 66,7-70,98 kg/ổ.

Trọng lượng cai sữa là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của heo mẹ và kỹ thuật sử dụng thức ăn cho heo con. Điều này có thể thấy heo nái có thể trọng trung bình có khả năng cho sữa lâu nhất trong suốt thời gian nuôi con, những con heo nái khi đẻ trọng lượng quá lớn thì lượng sữa sẽ giảm nhanh. Tuy nhiên, trọng lượng cai sữa còn phụ thuộc vào ngày tuổi của heo con được cai sữa. Ngày nay, với việc chế biến ra thức ăn tập ăn phù hợp cho heo con sớm hơn. Heo con có thể tập ăn từ 7-10 ngày tuổi. Việc cân trọng lượng heo con ở thời gian cai sữa có thể giúp cho người chọn giống căn cứ để gây thành heo giống hậu bị hay không (Vũ Đình Tôn và ctv.,2005).

Trọng lượng cai sữa (kg/con) của NT2 là cao nhất với 6,80 kg/con, trọng lượng cai sữa NT1 6,77 kg/con thấp hơn NT2 nhưng lại cao hơn NT3 (Thể trọng lớn) 6,66 kg/con. Tuy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng kết quả lại thấp hơn của Nhan Văn Thông (2008) trọng lượng cai sữa: 6,9-7,31 kg/con và cao hơn kết quả của của Nguyễn Thị Kim Ngân (2011) ở lứa đẻ đầu tiên của cái hậu bị trọng lượng cai sữa là 6,1 kg/con. Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), cho rằng trọng lượng cai sữa của heo con lúc 4 tuần tuổi trung bình đạt 5,00-7,27 kg/con như vậy với kết quả của tôi là khá phù hợp và từ đó có thể kết luận heo cái hậu bị ho năng suất như vậy là khá đạt.

Trọng lượng cai sữa phụ thuộc vào khả năng nuôi con của heo mẹ, heo mẹ có trọng lợn đẻ lớn thì lượng sữa tiết ra nhiều hơn so với những nái quá ốm hay quá mập. Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), Ở lứa 1 do cơ thể heo mẹ chưa hoàn thiện về mặt thể trọng, khả năng nuôi con và tiết sữa chưa đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của heo con nên trọng lượng cai sữa thấp. Ngoài ra, trọng lượng cai sữa còn phụ thuộc rất nhiều vào lượng dưỡng chất ăn vào của heo con. Do đó, tập ăn sớm cho heo con cũng góp phần ảnh hưởng đến trọng lượng cai sữa (Trần Thị Bích Phượng, 2007).

54

Tăng trọng của heo con là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng nuôi con của heo nái, thể hiện khả năng tiết sữa của heo mẹ. Theo Võ Trọng Hốt (2000), khả năng tiết sữa của heo mẹ cao nhất ở tuần thứ 2-3, sau đó giảm dần. Tăng trọng của heo có mối tương quan với thể trọng của heo mẹ, thể trọng heo mẹ vừa phải, đảm bảo đủ điều kiện nuôi con và chi phí nuôi tương đối thấp, từ đó hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

Hình 4.3: Tăng trọng heo con qua các thời điểm

Qua Hình 4.3, tăng trọng của heo con từ SS-21 ngày tuổi ở các nghiệm thức có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), tăng trọng giai đoạn này tỷ lệ thuận với trọng lượng heo sơ sinh và khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài của heo con khi rời khỏi bụng mẹ. Tăng trọng heo con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, phản ánh khả năng tiết sữa của heo mẹ nuôi con. Những heo nái có trọng lượng lúc đẻ lớn sẽ tiết sữa nhiều hơn những nái có trọng lượng đẻ quá ốm.

Tuy nhiên, tăng trọng từ SS-CS thì cả giai đoạn này chẳng những heo con phụ thuộc của lượng sữa mẹ cung cấp, khả năng thích nghi của heo con với môi trường sống mà còn chịu sự ảnh hưởng của quá trình nuôi dưỡng, cung cấp và khả năng sử dụng thúc ăn tập ăn của heo con. Tăng trọng của heo con ở NT1 thấp nhất là do heo con ở NT1 bị tiêu chảy nhiều nhất (1,54%) trong thời gian thí nghiệm. Theo NRC (1998) cho biết heo con có trọng lượng

TT SS-21: Tăng trọng từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi TT SS-CS: Tăng trọng từ sơ sinh đến cai sữa NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

55

từ 1-5 kg tăng trọng 200 (g/con/ngày), heo con có trọng lượng từ 5-10 kg tăng trọng 250 (g/con/ngày).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)