Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho heo con

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 38)

Đàn heo con khỏe mạnh và phát triển tốt đồng đều, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và trong đó cách chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo đủ nhu cầu cho sự phát triển của heo con.

2.6.5.1 Nhu cầu năng lượng

Từ tuần tuổi thứ 3 heo con bắt đầu cần có nhu cầu bổ sung năng lượng, nhu cầu này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của heo con ngày càng tăng. Để có cơ sở bổ sung năng lượng cho heo con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của heo con, từ đó quyết định mức bổ sung cho heo con (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Dân, 2005).

28

Bảng 2.14: Nhu cầu năng lượng cho heo con

Trọng lượng heo (kg) Chỉ tiêu

5 - 10 10 - 20

DE trong khẩu phần (Kcal/kg) ME trong khẩu phần (Kcal/kg) DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày) ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày) Lượng ăn vào ước tính (g/ngày) Protein thô (%) 3400 3265 1690 1620 500 23,7 3400 3265 3400 3265 1000 20,9 (NRC, 1998)

2.6.5.2 Nhu cầu về nước

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), Nước được xem là yếu tố rất cần thiết cho cơ thể sống. Nước tham gia vào sự cấu tạo của tế bào và là môi trường trao đổi chất trong cơ thể. Hàng ngày heo tiêu hao một khối lượng nước trong cơ thể nên cần bù đắp thường xuyên. Lượng nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: thời kỳ sản xuất (heo nái nuôi con cần nhiều nước hơn heo thịt), loại thức ăn và lượng thức ăn tiêu thụ, nhiệt độ chuồng nuôi và chất lượng của nước.

2.6.5.3 Nhu cầu protein và acid amin

Protein là chất thiết yếu và được coi là cơ sở của sự sống, là chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những chất điều hòa sự sống như hormon, enzyme trong cơ thể (Võ Văn Ninh, 2001).

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), cung cấp đủ protein cho heo con trong giai đoạn theo mẹ rất quan trọng bởi vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn. Thông thường trong khẩu phần cho heo con phải đảm bảo từ 120-130 g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn. Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17-19%.

Trong 20 loại AA thì có 10 AA cần được cung cấp trong khẩu phần của heo hay còn gọi là những AA thiết yếu bao gồm: phenylalanine, valine, tryptophan, methionnine, arginine, threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine. Tuy nhiên, trong thực tế không có nhu cầu về protein chung chung mà chỉ có nhu cầu trong khẩu phần là: số lượng đặc trưng của các AA không thay thế và nitơ không đặc trưng để tổng hợp các AA thay thế (NRC, 1998).

29

Theo Võ Văn Ninh (2003), trong một công thức bao giờ cũng có tối thiểu 5% là protein gốc động vật để cung cấp đủ AA thiết yếu và vitamin B12. Nếu dùng nhiều protein động vật trong khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe heo con. Đối với heo nái tơ ta nên cung cấp khẩu phần dư protein một ít để thú tăng trưởng cơ thể và không mất sức ở các lứa đẻ kế tiếp. Đối với heo nái rạ, đực giống trưởng thành cần phải cung cấp protein sát nhu cầu hoặc thấp hơn một ít, để tránh heo mập mỡ, không sung sức, vụng về khi giao giống, sinh sản…

2.6.5.4 Nhu cầu chất khoáng và vitamin (vit)

a) Nhu cầu khoáng : có 2 dạng là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng - Khoáng đa lượng

Khoáng đa lượng bao gồm : Ca, P, Cl, Mg…

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2009), Ở heo con nhu cầu chất khoáng rất cao do đây là giai đoạn heo con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và hệ xương. Trong khẩu phần thức ăn, nhu cầu các chất khoáng như sau: Ca và P. Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương.

- Khoáng vi lượng

Khoáng vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Zn, Mn, I2, Co,...

Sắt (Fe) có vai trò rất quan trọng, nó góp phần cấu tạo nên huyết sắc tố, nếu thiếu sắt heo sẽ bị thiếu máu, tiêu chảy, heo chậm lớn, da lông xơ xác…

Đồng (Cu) rất cần thiết cho sự hấp thu dễ dàng chất Fe qua ruột, đồng thời cũng giúp cơ thể dễ dàng huy động chất Fe từ nguồn dự trữ khi cơ thể cần đến.

Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong sự biến dưỡng protein, cacbonhydrate và lipid, thiếu kẽm heo sẽ bị viêm da sừng hóa nhưng nếu thừa cũng có khả năng gây độc và heo dẫn đến heo có thể chết.

Mangan (Mn) là chất cần thiết cho sự tổng hợp chất sụn của xương, kiến tạo mô liên kết, phối hợp với vitamin K trong sự đông máu.

Iot (I2) là thành phần cấu tạo của kích thích tố tuyến giáp trạng, giữ vai trò điều hòa cường độ trao đổi chất trong cơ thể, thiếu Iot heo chậm lớn, thai khô, xảo thai, chu kỳ động dục thất thường (Võ Văn Ninh (2003).

b) Nhu cầu vitamin

30

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), thiếu vitamin A heo con không lớn, còi, mặt sưng (nhìn quáng gà), mắt khô, heo đi đứng siêu vẹo, chân cứng đơ, nhất là chân sau. Heo nái thiếu vitamin A dễ bị nân sổi, heo con tiêu chảy, chết dần. Heo con thiếu vitamin D gầy gọc, xương mềm, mặt sưng. Khẩu phần heo mẹ thiếu vitamin E thai chết, thiếu sữa. Trong dinh dưỡng nhất là heo nái, heo con, các loại vitamin A, D, E cần chú ý hơn cả. Trên thị trường đã có bán các loại vitamin bổ sung này cho các loại heo (NRC, 1998).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 38)