Sự sinh trưởng và phát triển của heo con

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 35)

Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2008), heo con trong thời kỳ này phát triển rất nhanh thể hiện qua sự tăng khối lượng của cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở ngày thứ 7-10 đã gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 4 lần khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 5 lần khối lượng sơ sinh và đến 60 ngày tuổi khối lượng cơ thể gấp 10-15 lần khối lượng sơ sinh.

Theo Trần Cừ (1972) thì trong quá trình sinh trưởng và phát triển, heo con gặp hai thời kỳ khủng hoảng là lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa. Lúc 3 tuần tuổi: do nhu cầu sữa cho heo con tăng, trái lại lượng sữa heo mẹ lại bắt đầu giảm, một số chất dinh dưỡng trong heo con giảm dần đặc biệt là sắt, sắt là thành phần cấu tạo hemoglobin khi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu; Lúc cai sữa: do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dưỡng phụ thuộc sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn. Nếu sự chuyển biến này đột ngột sẽ tác động xấu đến tăng trưởng heo con.

Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005), trọng lượng heo con đạt lúc sơ sinh, cai sữa và xuất chuồng có mối tương quan thuận với nhau, có nghĩa là trọng lượng lúc sơ sinh càng cao dẫn đến trọng lượng lúc cai sữa cao và từ đó trọng lượng sau cai sữa, xuất chuồng càng cao. Điều này giúp các nhà chăn nuôi cần có kỹ thuật chăn nuôi heo nái chửa thích hợp để làm tăng được trọng lượng sơ sinh của heo con cũng như tăng trọng lượng heo cai sữa.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)