Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm và xử lý sau đó đưa lên dụng cụ chứa nước và đưa đến núm uống tự động ở mỗi ô chuồng.
41
3.1.7 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm
Các loại vaccin phòng bệnh dịch tả, PRRS, Mycoplasma, Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng
Thuốc phòng và trị bệnh: Penicilline, Tulavitryl, Forloxin, Vicox Toltra,..
3.1.7 Công tác thú y tiêm phòng cho cái hậu bị, nái mang thai và heo con theo mẹ
a) Công tác phòng bệnh và tình hình bệnh tại trại
+ Sau đợt xuất heo hoặc chuyển heo các ô chuồng được chà rữa sạch, quét vôi và để trong 3=>5 ngày trước khi cho heo khác vào.
+ Trong thời gian thực tập ở trại, heo con bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy và ít viêm khớp. Không thấy hội chứng MMA xảy ra trên heo sinh sản.
+ Heo nọc: Tiêm phòng các loại vaccine dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, parvo. Tiêm nhắc 4 tháng 1 lần. Đối với FMD 6 tháng 1 lần.
+ Heo nái: Vaccine FMD tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần. Tiêm vaccine dịch tả lần 1 từ 22-24 ngày nuôi con, lần 2 từ 90-95 ngày mang thai. Tiêm vaccine tụ huyết trùng từ 70 ngày mang thai. Vaccine phó thương hàn: 90-100 ngày mang thai.
+ Heo hậu bị: Tiêm vaccine dịch tả, FMD 6 tháng tuổi tiêm 1 lần. Tiêm vaccine parvo: 150 ngày tuổi tiêm 1 lần.
Lịch tiêm phòng heo con theo mẹ được trình bày ở Bảng 3.4 như sau.
Bảng 3.4: Tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Ngày tuổi Bệnh Tên thuốc Hãng Liều lượng
3 ngày Fe Feriron Vemedim 2 ml
Cầu trùng Vicox Toltra Vemedim 1 giọt
7 ngày Fe Feriron Vemedim 2 ml
Cầu trùng Vicox Toltra Vemedim 2 giọt
Viêm phổi Mycolasma Bayer 1 ml
14 ngày Viêm phổi Mycolasma Bayer 1 ml
42
3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (lứa đẻ đầu ở heo cái hậu bị, khác nhau ở thể trọng khi phối giống) và 3 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 heo cái hậu bị). Bố trí thí nghiệm được trình bày qua Bảng 3.5.
NT1: Thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Thể trọng trung bình (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)
Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm
3.2.2 Phương pháp tiến hành
Theo dõi năng suất sinh sản của đàn heo cái hậu bị đối với từng nhóm heo có ngày tuổi phối giống bằng nhau: số con đẻ ra trên lứa, trọng lượng sơ sinh, số con 21 ngày tuổi, trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi, số con cai sữa, trọng lượng cai sữa của heo con theo mẹ.
Xác định mức độ hao mòn của cơ thể nái thông qua khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn qua giai đoạn nuôi con.
Phương pháp thu thập số liệu :
+ Mỗi heo được theo dõi riêng, các số liệu được thu thập và ghi chép vào sổ
+ Ghi nhận tuổi phối giống, số con đẻ ra, số con để nuôi, số con 21 ngày tuổi và số con cai sữa
+ Cân trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ, lúc 21 ngày tuổi và lúc cai sữa + Theo dõi lượng thức ăn của heo nái mang thai, heo nuôi con trong thời gian thí nghiệm và thức ăn tập ăn cho heo con theo mẹ
+ Đo dài thân và vòng ngực của heo thí nghiệm được đo bằng thước dây; Vòng ngực đo ở các thời điểm: nái chuẩn bị đẻ, đẻ sau 24h và cai sữa.
NT Lặp lại Thể trọng nhỏ Thể trọng TB Thể trọng lớn 1 … … … 2 … … … 3 … … …
43
3.2.2.1 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái trước đẻ và nuôi con
+ Heo được tắm 1-2 lần/ngày (9h sáng và 14h chiều) tùy theo thời tiết trong ngày. Chất thải được thải trực tiếp xuống ao nuôi cá không qua xử lý.
+ Heo được cho ăn ngày 2 bữa: sáng và chiều; lượng tùy vào nhu cầu giai đoạn và thể trạng của heo nái như: heo nái mang thai 2-3 kg/ngày, heo nái khô chờ phối 2kg/ngày và heo nái nuôi con 4-5 kg/ngày.
+ Heo nái sau khi sinh thì không cho ăn và được tiêm phòng viêm vú, viêm tử cung bằng thuốc Procain Penicillin với liều 4.000.000 IU được chích 1 lần và tiêm Vit C cho heo nái mẹ. Tiêm oxytocin kích thích sự co bóp tống nhau ra ngoài sau khi nái đã đẻ hết con.
3.2.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ
+ Heo sơ sinh sau khi đẻ ra được lau chùi cẩn thận, cân trọng lượng và ghi vào sổ, sau đó rải bột úm giữ ấm cho heo con. Heo sơ sinh được nuôi trong ô úm có lót đệm giữ ấm, có đèn úm vào ban đêm lẫn ban ngày, giai đoạn này không tắm, đến sau 10 ngày tuổi thì tắt đèn vào ban ngày và mở đèn úm vào ban đêm, đồng thời bắt đầu tập cho heo con ăn bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo sữa (5 ngày tuổi-12 kg thể trọng). Sau khi heo mẹ sinh xong thì cho heo con bú sữa đầu nếu trường hợp heo đẻ chậm ta có thể cho những heo con vừa đẻ ra bú sữa nhằm mục đích thúc vú kích thích heo mẹ rặn đẻ đẩy con ra ngoài.
+ Heo con sơ sinh sau 3 ngày tuổi thì chích sắt Ferion, 2 ml/con, bấm răng, cắt rốn đã khô và cho uống ngừa cầu trùng Vicox Toltra, với liều lượng 1 giọt/con (1 giọt = 0,8 ml).
+ Heo con chết, thai chết, nhau thai được cho cá ăn.
+ Những bầy heo con thí nghiệm đến 21 ngày tuổi thì cân heo ghi lại khối lượng vào sổ.
+ Heo con 1 tháng tuổi thì cai sữa. Cân trọng lượng heo con cai sữa ghi vào sổ, cân từng con để độ chính xác cao.
+ Sau khi cai sữa khoảng 1 tuần, heo cùng trọng lượng được dồn lại với nhau, một ô khoảng 25 con.
+ Đến trọng lượng khoảng 35-40 kg/con thì chuyển qua dãy chuồng nuôi thịt. Khi chuyển heo con xuống chuồng nuôi thịt chỉ chuyển những con khỏe mạnh còn những con bị bệnh hoặc yếu thì để lại nuôi tại chổ tiếp tục.
44
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.3.1 Theo dõi các chỉ tiêu của heo nái nuôi con và sau tách con
+ Chiều dài thân, vòng ngực: chuẩn bị đẻ, cai sữa
+ Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày => cả tuần, cả giai đoạn nuôi con + Tình hình bệnh lý liên quan đến khả năng cho sữa (MMA,…) + Thời gian lên giống lại sau tách con
+ Thời gian phối giống sau tách con + Tỷ lệ hao mòn của heo nái
(3.1)
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2008) (3.2)
+ Khả năng sử dụng thức ăn của heo mẹ sau tách con (Từ ngày tách con => lên giống hoặc phối giống)
+ Dự kiến số lứa đẻ/nái/năm của heo nái thí nghiệm
+ Dự kiến số heo con cai sữa/nái/năm (con) của heo nái thí nghiệm
3.2.3.2 Theo dõi chỉ tiêu năng suất sinh sản thông qua chất lượng
đàn heo con
+ Số con sơ sinh: tổng số heo con được sinh ra còn sống để nuôi
+ Số con sơ sinh sống (để nuôi/ổ/nái): tổng số heo con được sinh ra còn sống để nuôi
+ Số con 21 ngày tuổi: tổng số con còn sống đến 21 ngày tuổi + Số con cai sữa: tổng số heo con còn sống đến ngày cai sữa + Tỷ lệ nuôi sống (%) đến cai sữa
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
(Nguyễn Thiện, 2008) (3.3)
+ Trọng lượng sơ sinh toàn ổ (kg/ổ): trọng lượng tổng cộng số heo để nuôi Số heo con để lại nuôi
Số heo con còn sống đến cai sữa Trọng lượng (kg) =
Dài thân x (Vòng ngực) 2 (cm)
14.400
Tỉ lệ hao mòn (%)=
P heo nái chuẩn bị đẻ-P heo nái khi tách con
P heo nái chuẩn bị đẻ
45
+ Trọng lượng 21 ngày toàn ổ (kg/ổ): tổng trọng lượng heo con do nái nuôi sống 21 ngày tuổi
+ Trọng lượng cai sữa toàn ổ (kg/ổ): tổng trọng lượng heo con do nái nuôi sống đến cai sữa.
+ Các chỉ tiêu thú y: Tiêu chảy, bệnh liên quan, tình hình sử dụng thức ăn từ tập ăn đến tách mẹ
+ Tỷ lệ bình quân tiêu chảy (%) của heo con theo mẹ
Tổng số lượt heo con bị tiêu chảy
Tỉ lệ bình quân heo con = x100 tiêu chảy (%) Tổng số ngày theo dõi x Số heo theo dõi
(Lê Hoàng Sĩ, 1997; Lại Thanh Tùng, 2006) (3.4)
+ Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con
Tiêu tốn TĂ/kg TT =
(Lê Hồng Mận, 2006) (3.5)
3.2.4 Chi phí thức ăn và hiệu quả kinh tế
+ Chi phí TĂ/kg tăng trọng
Tổng chi phí TĂ cho heo nái + heo con Chi phí TĂ/kg tăng trọng =
Tăng trọng toàn kỳ (kg)
(Lê Hồng Mận, 2006) (3.6)
+ Hiệu quả kinh tế (HQKT) (về mặt thức ăn) cho toàn thí nghiệm
HQKT = tiền thu từ bán heo con-(chi phí TĂ + chi thú y)
(Lê Hồng Mận, 2006) (3.7)
3.2.5 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm Excel và Minitab Version 13.2, so sánh trung bình nghiệm thức.
TĂ cho heo nái + TĂ cho heo con (kg)
46
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả trên heo con theo mẹ
4.1.1 Khảo sát số heo con qua các thời điểm
Theo Nguyễn Tấn An (2009), số con sơ sinh sinh ra phụ thuộc vào tuổi nái, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc trước và sau khi phối. Vì nếu dinh dưỡng kém thì số trứng rụng ít đi làm giảm tỷ lệ đậu thai, giảm số con sinh ra/ổ. Ngoài ra, việc xác định thời điểm phối giống, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số con sinh ra. Bên cạnh đó, Thạch Thanh Thúy (2002) cho rằng lứa 1 có số con sơ sinh thấp là phù hợp với sinh lý bình thường của gia súc bởi vì heo cái hậu bị mới chuyển lên sinh lý sinh dục chưa ổn định, số trứng rụng biến động cao (13-25 trứng/lần lên giống) đến lứa đẻ tiếp theo số trứng rụng ổn định hơn (22-25 trứng/lần lên giống). Kết quả số heo con qua các thời điểm được trình bày qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Số heo con qua các thời điểm
NT Chỉ tiêu
NT1 NT2 NT3 SEM P
Số con sơ sinh (con/ổ) 8,67 9,33 9,67 0,88 0,73 Số con sơ sinh còn sống (con/ổ) 8,67 9,00 9,67 0,79 0,68 Số con còn sống để nuôi (con/ổ) 8,67 9,00 9,33 0,64 0,77 Số con 21 ngày tuổi (con/ổ) 8,00 9,00 9,00 0,75 0,58 Số con cai sữa (con/ổ) 8,00 8,67 8,67 0,64 0,71
Tỷ lệ nuôi sống (%) 92,59 96,29 92,86 3.71 0,74
NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)
47
NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)
SCSSĐN: Số con sơ sinh để nuôi; SC21: Số con 21 ngày tuổi; SCCS: Số con cai sữa
Hình 4.1: Số heo con qua các thời điểm
Qua Bảng 4.1 và Hình 4.1, số con sơ sinh của NT1, NT2 và NT3 lần lượt là 8,67, 9,33 và 9,67. Tuy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng ta thấy ở NT3 có số con cao nhất là 9,67 và ở NT1 có số con thấp nhất là 8,67. Kết quả cho thấy, số con sơ sinh tương đối thấp so với kết quả nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) là (10,5-11,33 con), kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Dân (2006) với số con sơ sinh ở heo nái tơ là 9-10 con/ổ, so với kết quả nghiên cứu của Trương Thanh Phong (2008) số con sơ sinh lứa 1 là 7 con/ổ, Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004) với 7-8 con/ổ thì kết quả theo dõi của tôi cao hơn.
Kết quả thu được tương đối phù hợp với nhận định của Nguyễn Minh Thông (1997), heo nái tơ lứa đẻ đầu do cơ thể chưa ổn định cần nhu cầu duy trì, tăng trưởng và mang thai hoặc nuôi con nên kết quả sản xuất thường kém hơn heo nái rạ. Theo Võ Trọng Hốt (2000), thì khả năng sản suất của heo nái bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các lứa đẻ khác nhau. Heo cái hậu bị ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con ổ/thấp. Sau đó từ lứa 2 trở đi, số heo con/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm.
48
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), mối quan hệ giữa cường độ sinh trưởng với heo cái hậu bị với khả năng sinh sản của chúng đã được nhiều tác giả đề cập tới nhóm tác giả Berruecos và cộng sự (1970); England M.J (1997); Newton và cộng sự (1975) (Dẫn theo tài liệu của Phùng Thị Dân và ctv., 1980) đã xác định, có mối tương quan không thuận giữa khả năng tăng khối lượng của heo cái hậu bị và khả năng sinh sản của chúng sau đó. Điều này cho thấy, để đạt số con sơ sinh nhiều và đảm bảo heo mẹ nuôi con tốt thì ta nên chọn những con có thể trọng khi đẻ không mập cũng không quá ốm.
Qua Bảng 4.1, số con sơ sinh còn sống (con/ổ) của NT3 là 9,67 cao nhất, kế đến là NT2 với 9,00 và thấp nhất là NT1 với 8,67, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) số con sơ sinh sống (10,5-10,41), so với kết quả của Võ Văn Ninh (2006) 8-10 con còn sống, thì kết quả thu được là khá phù hợp. Do nơi tiến hành bố trí thí nghiệm nuôi heo nái đẻ là chuồng ô nên trong 3 ngày đầu sau khi đẻ heo mẹ còn khá mệt và heo con dễ bị mẹ đè khi đi xung quanh mẹ. Bên cạnh đó, Ấn phẩm Kiến thức chăn nuôi heo (2010) cũng cho rằng vào những ngày nóng do năng lực cho sữa của heo nái thường xuyên bị giảm sút và heo con nằm gần mẹ dễ bị đè. Vào những ngày mát mẽ heo được bú sữa đầy đủ, nằm trong lồng úm cách xa mẹ nên hạn chế được vấn đề nái đè (tỷ lệ chết do heo mẹ đè chiếm 55,3% tổng số con chết trong vòng 3 ngày đầu). Những con có trọng lượng khi đẻ lớn thì số con sơ sinh lớn, khả năng sống của heo con sơ sinh cũng cao hơn những con quá nhỏ.
Số con sơ sinh để nuôi (con/ổ) ở NT 3 cao nhất có 9,67, NT2 thấp hơn với 9,00, trong khi NT1 thấp nhất chỉ có 8,67, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự chênh lệch giữa số con sơ sinh/ổ và số heo con để nuôi/ổ do nhiều nguyên nhân: heo con sinh ra yếu, trọng lượng sơ sinh thấp, thai chết khô, bị ngộp,… Vì vậy, số heo con còn sống để nuôi luôn thấp hơn số con sơ sinh/ổ. Theo Nguyễn Tấn An (2009), số heo con để nuôi là số heo còn sống sau 24 giờ kể từ khi nái đẻ xong con cuối cùng. Số heo con hao hụt lúc sơ sinh là do nhiều nguyên nhân: do chăm sóc heo con, chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ, heo con sinh ra yếu, thai chết khô, bị dị tật, trọng lượng quá nhỏ nên bị loại ngay, heo con bị đè,… cho nên số heo con còn sống bao giờ cũng thấp hơn số con sơ sinh đẻ ra/ổ.
Qua Bảng 4.1, số con 21 ngày tuổi (con/ổ) của NT2 và NT3 là 9,00 con/ổ, trong khi đó ở NT1 chỉ có 8,00 con/ổ, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nhan Văn Thông (2008) số con 21 ngày tuổi biến động trong khoảng 9,17-9,67 con. Theo
49
Nguyễn Minh Thông (1997), thời gian từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, đây là giai đoạn phần lớn heo con bị hao hụt trong thời gian theo mẹ. Trong giai đoạn sơ sinh như sự khác biệt môi trường trong bụng mẹ và môi trường bên ngoài, hay là từ giai đoạn úm sang bỏ úm, rồi những ngày đầu tiếp xúc với nước (do tắm mẹ, rửa chuồng,…) làm ẩm độ chuồng nuôi cao mà cơ thể heo con thì sức đề kháng thấp nên dễ gây ra bệnh tật, tiêu chảy. Điều này chẳng những ảnh hưởng đến thể trọng của heo con mà còn làm tỉ lệ hao hụt tăng lên (do heo bị còi, kiệt sức chết) vì thế yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng rất quan trọng.
Số con cai sữa (con/ổ) qua Bảng 4.1, NT2 và NT 3 cho kết quả bằng nhau 8,67 (con/ổ), NT1 có 8,00 (con/ổ) sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả của Huỳnh Thị Ái Xuyên (2008) 8,80 (con/ổ) với heo lứa đầu tiên và thấp hơn so với Trần Trung Tình (2012) số con cai sữa ở lứa 1-2 là 8,94 (con/ổ). Tuy nhiên, kết quả