Chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 41)

Theo Trương Lăng (2003), heo con sau khi sinh cần được chăm sóc thật kỹ vì giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đàn heo cai sữa sau này và cần làm những công việc như sau:

- Lau chùi nhớt ở mồm và mũi của heo con

- Cắt rốn: bằng cách buộc cuống rốn cách da bụng 1-1,5 cm bằng chỉ tơ, cắt ở phía ngoài chỗ buộc chỉ và sát trùng nơi cắt bằng dung dịch cồn iod 2% hay thuốc xanh

- Cắt răng: nhằm tránh heo con cắn vào vú mẹ khi tranh nhau bú sữa, chú ý không bấm vào gây lợi chảy máu và nhiễm trùng

- Cắt đuôi: trong điều kiện nuôi nhốt với mật độ cao, khoảng không sinh hoạt bị giới hạn, heo phát sinh stress cao hơn, nên ta cần cắt đuôi để ngừa trường hợp heo con cắn đuôi nhau khi nhốt.

- Cân khối lượng sơ sinh: nhằm phản ánh giống heo đang nuôi và kỹ thuật trong giai đoạn mang thai

- Cố định vú: ưu tiên cho heo con yếu bú vú trước vì có nhiều sữa để tránh tỷ lệ chết do bị đói

- Chích chất sắt: vì lượng sắt trong sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của cơ thể heo con nên ta cần bổ sung thêm

- Thiến heo: thường thiến khoảng 7-10 ngày tuổi

Theo Trần Thị Dân (2004), heo con phải được bú sữa đầu ngay sau khi sinh vì ruột non của heo con ngưng hấp thu kháng thể ở khoảng 20-36 giờ sau khi sinh, mặt khác nếu để lâu hàm của heo con bị cứng không bú được do mất năng lượng dẫn đến heo yếu dần. Sữa đầu cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể cho heo con để chúng phát triển và chống lại bệnh trong lúc hệ thống miễn dịch của chúng chưa hoạt động hoàn chỉnh. Heo con được ghép bầy khi mẹ chúng chết, nái ít sữa hay bầy quá đông. Thời điểm chuyển bầy thích hợp nhất

31

là trong 24 giờ sau khi sinh, heo được bú sữa đầu rồi mới chuyển bầy. Việc giữ ấm cho heo con bằng chuồng khô sạch là quan trọng vì khi sinh ra heo con phải chống chọi với nhiệt độ bên ngoài nhất là lúc thời tiết lạnh vì lúc ở bụng mẹ luôn có nhiệt độ ổn định. Do đó, phải tăng cường sưởi ấm cho heo con (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2003).

Tập ăn sớm cho heo con

Theo Lê Hồng Mận (2006), phương pháp tập cho heo con ăn sớm là: cho làm quen thức ăn: heo con 5-7 ngày tuổi bú sữa cho ngửi, liếm, nhấm nháp tự do thức ăn hạt rang giã nhỏ thơm đổ ra khay đặt vào ô chuồng úm heo con, tập 3-5 ngày, không ép ăn. Tập ăn thức ăn: heo con 9-10 ngày tuổi tập cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp, tốt nhất là nấu chín pha loãng đổ vào máng đặt vào ô heo con tách mẹ. Nhốt heo con vào ô ăn riêng cho ăn lúc đói bằng thức ăn thơm ngon kích thích ăn, ăn xong cho heo con vào với heo mẹ. Ngày thứ nhất cho heo con ăn khoảng 1 giờ, 2-3 lần, ngày sau cho tăng dần lên 2-3 giờ.

Theo Trương Lăng (2003), heo con đang theo mẹ lớn rất nhanh. Từ sơ sinh đến 10 ngày tuổi khối lượng heo con tăng gấp đôi, đến 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5-6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7-8 lần, 50 ngày tuổi gấp 10 lần, 60 ngày tuổi gấp 12-14 lần. Heo con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều nhưng lượng tiết sữa của heo mẹ lại giảm từ tuần thứ ba tuần thứ tư rõ rệt nên không cung cấp đủ năng lượng cho heo con, cần phải tập ăn sớm cho heo con.

Trương Lăng (2003) thì cho là thức ăn tập ăn phải dễ tiêu hóa, giá trị dinh dưỡng cao, ngon miệng và sạch. Lê Hồng Mận (2006), cho rằng khi heo con đã ăn quen, thức ăn không cần nấu chín nhưng phải nghiền mịn, có mùi thơm. Chất lượng thức ăn heo con tập ăn có tỷ lệ protein thô 18-19%, năng lượng trao đổi 3100-3200 Kcal/kg, hàm lượng xơ thô không quá 4%.

Tuy nhiên, theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2008), hydrochloric acid xuất hiện ở bộ máy tiêu hóa heo con từ 25-30 ngày tuổi, nếu cho heo ăn sớm thì 14 ngày tuổi đã có acid này. Vì vậy, ở thời kỳ đầu sau sinh độ acid dịch vị của heo con thấp, khả năng diệt khuẩn kém, cũng như khả năng hoạt hóa pepsinogen kém, heo con dễ bị tiêu chảy. Nên ta cần chú ý khi tập ăn cho heo con quá sớm.

32

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 41)