Kết quả trên heo nái nuôi con

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 68 - 72)

Phối giống cho heo cái hậu bị ở lứa đầu tiên khá là quan trọng cần được quan tâm, không nên cho heo phối giống quá sớm vì cơ thể heo chưa phát triển đầy đủ, thể trọng chưa đạt chuẩn chưa tích tụ được dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1-2 chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).

Theo Trần Thị Dân (2006), heo cái hậu bị thường được phối ở khoảng 200-220 ngày tuổi (7 tháng tuổi) khi đạt trọng lượng khoảng 104-110 kg. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của đàn, heo cái hậu bị phải xuất đủ noãn còn sống, lên giống rõ, chịu đực và đậu thai qua các chu kỳ đều đặn. Tuổi thành thục bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng

58

đến tuổi thành thục như: hệ số di truyền, mật độ nuôi, cường độ chiếu sáng, nhiệt độ chuồng, chế độ dinh dưỡng,…

Dưới đây là Bảng 4.5 gồm các chỉ tiêu về thể trọng của heo trước đẻ và sau khi tách con, thể hiện sự hao mòn và khả năng sinh sản khác nhau ở thể trọng khác nhau của đẻ đầu trên cái hậu bị.

Bảng 4.5: Thể trọng của heo nái trước và sau khi nuôi con và khả năng sinh sản NT

Chỉ tiêu

NT1 NT2 NT3 SEM P

Trọng lượng lúc sắp đẻ (kg) 129,5 136,3 167,1 9,78 0,07 Trọng lượng lúc tách con(kg) 111,0 113,1 138,3 8,06 0,09 Khối lượng hao mòn (kg) 18,5a 23,2ab 28,8b 1,81 0,02

Tỷ lệ hao mòn (%) 14,3a 17,0b 17,23b 0,39 0,01

Thời gian mang thai heo TN (ngày) 114,7 115,3 115,3 0,58 0,66 Thời gian phối giống lại (ngày) 8,3 7,7 6,7 0,88 0,45 Dự đoán số lứa đẻ/nái/năm 2,39 2,39 2,40 0,02 0,79 Dự đoán số con cai sữa/nái/năm (con) 23,14 23,14 23,29 0,17 0,77

Những chữ khác nhau trong cùng một hang thì sai khác nhau ở mức ý nghĩa 5 % NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg)

NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

Trọng lượng heo lúc chuẩn bị đẻ có sự chênh lệch về trọng lượng nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sự chênh lệch khối lượng lúc đẻ của heo nái giữa các nhóm heo thí nghiệm sẽ có ảnh hưởng đến tỷ lệ hao mòn về sau này của heo nái.

Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), tỷ lệ hao mòn cơ thể heo sinh sản cho biết khả năng nuôi con của heo nái cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khả năng sử dụng nái dài hay ngắn, năng suất cao hay thấp ở các lứa tiếp theo, tỷ lệ loại thải,...

59

NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)

Hình 4.5: Khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn của heo nái thí nghiệm

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, NT3 có tỷ lệ hao mòn cao nhất là 17,23%, NT2 là 17,0% và thấp nhất là NT1 với 14,3%, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, kết quả này tương đối thấp so với kết quả nghiên cứu của Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), cho rằng tỷ lệ hao mòn bình quân là 15-20%. Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (2000), cho rằng sự hao mòn cơ thể mẹ phụ thuộc vào lứa đẻ, tăng dần từ lứa 1 đến lứa 5 và giảm dần ở các lứa đẻ sau. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm, vì heo thí nghiệm là heo cái hậu bị mới chuyển lên, bên cạnh đó trại nơi thí nghiệm đã đảm bảo tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, khâu chọn heo cái tơ làm heo giống sinh sản tốt. Tuy nhiên, cần chú ý nếu cung cấp quá khẩu phần dư thừa hay không đủ dưỡng chất, sẽ làm heo bị mập mỡ điều này sẽ ảnh hưởng việc sinh đẻ, tiết sữa nuôi con, làm cho năng suất sinh sản kém. Chính vì thế, nuôi heo nái sinh sản cần chú ý đến dinh dưỡng hợp lý nhất là giai đoạn mang thai và nuôi con. Và tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản lâu bền và thời gian loại thải của heo nái.

Tỷ lệ hao mòn cơ thể heo nái cho biết khả năng nuôi con của heo nái cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khả năng sử dụng nái dài hay ngắn, năng suất cao hay thấp ở các lứa tiếp theo, tỷ lệ loại thải... Qua kết quả nghiên cứu, nhận thấy khối lượng khi đẻ của heo nái có ảnh hưởng khá lớn đến tỷ lệ

60

hao mòn của heo nái, những heo nái có khối xác quá lớn sẽ có khối lượng hao mòn lớn sau khi nuôi con.

Thời gian mang thai của các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 lần lượt là 114,7; 115,3; 115,3, sự sai khác của kết quả này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Và kết quả này phù hợp với nhận định của Trương Lăng (1993), cho rằng thời gian mang thai của heo biến động từ 109-119 ngày, TB 114 ngày. Tương tự, theo Vũ Đình Tôn và ctv. (2005) cũng nhận định heo nái thường 113-116 ngày và TB: 114 ngày.

Thời gian phối giống lại của heo thí nghiệm ở NT3 là 6,7 ngày ngắn nhất so với các nghiệm thức NT2 7,7 ngày , NT3 8,3, tuy kết quả không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng nhóm heo có thể trọng TB và lớn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất về số lứa đẻ/nái/năm. Bên cạnh đó cũng đảm bảo cho heo cái hậu bị chuẩn bị tốt về sinh lý sinh sản và đủ diều kiện để nuôi con. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trương Thanh Phong (2008): 6,6 ngày.

Theo Lê Hồng Mận (2002) lúc này bộ phận sinh dục của heo mẹ chưa hồi phục, trứng chín chưa đều nên chưa cho phối giống. Chỉ khi cai sữa heo con (cai sữa sớm 28-35 ngày, cai sữa muộn 50-55 ngày) khoảng 3-5 ngày heo nái động dục trở lại, cho phối giống dễ đậu thai và trứng chín nhiều sẽ có nhiều con. Theo Nguyễn Thiện (2008), kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng đến số lượng heo con/lứa. Chọn đúng thời điểm thích hợp sẽ làm tăng tỉ lệ thụ thai và số con SS/lứa. Cho phối giống quá sớm hoặc quá muộn thì tỉ lệ thụ tha và số con sinh ra/ổ sẽ giảm sút rất nhanh chóng.

Dự đoán lứa đẻ/nái/năm của NT1 và NT2 bằng nhau 2,39 lứa đẻ, thấp hơn so với NT3 2,40 lứa đẻ, tuy sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng với sự chênh lệch này sẽ là là yếu tố quyết định năng suất sinh sản của trại chăn nuôi. Qua kết quả thu được, mặc dù nhóm heo có thể trọng lớn cho số lứa đẻ/nái/năm cao nhất nhưng theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), nhận thấy khi heo ở thể trọng đạt 120-140 kg ở lần phối giống đầu tiên là tốt nhất vì thời điểm đó heo cái hậu bị đã chuẩn bị sẳn sàng về mặt sinh lý sinh sản và đủ điều kiện tốt để nuôi con, nếu nói về mặt hiệu quả kinh tế thì cũng sẽ rút ngắn được thời gian nuôi hơn so với nhóm heo có thể trọng cao. Mặc khác, Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007) cũng cho rằng cai sữa sớm heo con là một biện pháp làm tăng lứa đẻ/nái/năm.

Từ lứa đẻ/nái/năm ta dự đoán số con cai sữa/nái/năm ở 3 nhóm heo cái hậu bị với thể trọng khác nhau lần lượt là 23,14; 23,14; 23,29, kết quả sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Số con cai sữa dự đoán ở nhóm heo có

61

thể trọng lớn là cao nhất điều này phù hợp với nhận định về hiệu quả sản xuất của nhóm heo ở NT3 (Thể trọng lớn). Tuy nhiên so về mặt hiệu quả lâu bền thì nhóm heo có thể trọng trung bình là tốt nhất. Theo Nguyễn Tấn Anh (1998), cho rằng heo đạt trọng lượng 120-140 kg ở chu kỳ đông dục lần thứ 3 (tức là lần phối giống đầu tiên trên cái hậu bị) nếu cho ăn chế độ kích dục, tăng lượng thức ăn 1-1,5 kg thức ăn có bổ sung khoáng, sinh tố sẽ giúp heo cái ăn nhiều hơn và sẽ tăng số trứng rụng từ 2,00-2,10 trứng/lợn.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)