Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 53 - 55)

Theo dõi năng suất sinh sản của đàn heo cái hậu bị đối với từng nhóm heo có ngày tuổi phối giống bằng nhau: số con đẻ ra trên lứa, trọng lượng sơ sinh, số con 21 ngày tuổi, trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi, số con cai sữa, trọng lượng cai sữa của heo con theo mẹ.

Xác định mức độ hao mòn của cơ thể nái thông qua khối lượng hao mòn và tỷ lệ hao mòn qua giai đoạn nuôi con.

Phương pháp thu thập số liệu :

+ Mỗi heo được theo dõi riêng, các số liệu được thu thập và ghi chép vào sổ

+ Ghi nhận tuổi phối giống, số con đẻ ra, số con để nuôi, số con 21 ngày tuổi và số con cai sữa

+ Cân trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ, lúc 21 ngày tuổi và lúc cai sữa + Theo dõi lượng thức ăn của heo nái mang thai, heo nuôi con trong thời gian thí nghiệm và thức ăn tập ăn cho heo con theo mẹ

+ Đo dài thân và vòng ngực của heo thí nghiệm được đo bằng thước dây; Vòng ngực đo ở các thời điểm: nái chuẩn bị đẻ, đẻ sau 24h và cai sữa.

NT Lặp lại Thể trọng nhỏ Thể trọng TB Thể trọng lớn 1 … … … 2 … … … 3 … … …

43

3.2.2.1 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái trước đẻ và nuôi con

+ Heo được tắm 1-2 lần/ngày (9h sáng và 14h chiều) tùy theo thời tiết trong ngày. Chất thải được thải trực tiếp xuống ao nuôi cá không qua xử lý.

+ Heo được cho ăn ngày 2 bữa: sáng và chiều; lượng tùy vào nhu cầu giai đoạn và thể trạng của heo nái như: heo nái mang thai 2-3 kg/ngày, heo nái khô chờ phối 2kg/ngày và heo nái nuôi con 4-5 kg/ngày.

+ Heo nái sau khi sinh thì không cho ăn và được tiêm phòng viêm vú, viêm tử cung bằng thuốc Procain Penicillin với liều 4.000.000 IU được chích 1 lần và tiêm Vit C cho heo nái mẹ. Tiêm oxytocin kích thích sự co bóp tống nhau ra ngoài sau khi nái đã đẻ hết con.

3.2.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ

+ Heo sơ sinh sau khi đẻ ra được lau chùi cẩn thận, cân trọng lượng và ghi vào sổ, sau đó rải bột úm giữ ấm cho heo con. Heo sơ sinh được nuôi trong ô úm có lót đệm giữ ấm, có đèn úm vào ban đêm lẫn ban ngày, giai đoạn này không tắm, đến sau 10 ngày tuổi thì tắt đèn vào ban ngày và mở đèn úm vào ban đêm, đồng thời bắt đầu tập cho heo con ăn bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho heo sữa (5 ngày tuổi-12 kg thể trọng). Sau khi heo mẹ sinh xong thì cho heo con bú sữa đầu nếu trường hợp heo đẻ chậm ta có thể cho những heo con vừa đẻ ra bú sữa nhằm mục đích thúc vú kích thích heo mẹ rặn đẻ đẩy con ra ngoài.

+ Heo con sơ sinh sau 3 ngày tuổi thì chích sắt Ferion, 2 ml/con, bấm răng, cắt rốn đã khô và cho uống ngừa cầu trùng Vicox Toltra, với liều lượng 1 giọt/con (1 giọt = 0,8 ml).

+ Heo con chết, thai chết, nhau thai được cho cá ăn.

+ Những bầy heo con thí nghiệm đến 21 ngày tuổi thì cân heo ghi lại khối lượng vào sổ.

+ Heo con 1 tháng tuổi thì cai sữa. Cân trọng lượng heo con cai sữa ghi vào sổ, cân từng con để độ chính xác cao.

+ Sau khi cai sữa khoảng 1 tuần, heo cùng trọng lượng được dồn lại với nhau, một ô khoảng 25 con.

+ Đến trọng lượng khoảng 35-40 kg/con thì chuyển qua dãy chuồng nuôi thịt. Khi chuyển heo con xuống chuồng nuôi thịt chỉ chuyển những con khỏe mạnh còn những con bị bệnh hoặc yếu thì để lại nuôi tại chổ tiếp tục.

44

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khối lượng heo nái đẻ lứa 1 đến năng suất sinh sản ở giai đoạn nuôi con (Trang 53 - 55)