chảy không chỉ do yếu tố môi trưởng mà còn do lượng sữa cung cấp không đủ, heo con ủi các máng ăn, nước dơ,... nên heo con nhiểm khuẩn dẫn đến tiêu chảy.
4.1.4 Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con heo con
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2006), chăn nuôi heo mẹ nuôi con là giai đoạn hết sức quan trọng và khó nhất, nó quyết định trực tiếp đến năng suất, tỷ lệ heo con nuôi sống, heo nái tách con nhanh chóng động dục trở lại. Vì mục đích kinh tế trong chăn nuôi nên chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái nuôi con hợp lý. Theo NRC (1998), heo nái trước khi đẻ 5 ngày nên giảm ăn cho heo nái và 3 ngày sau khi đẻ heo ăn cũng khá ít. Sau đó tăng dần lượng thức ăn, khi đẻ con được 1 tuần heo nái nuôi con sẽ có lượng ăn hằng ngày dần ổn định cho đến khi tách con. Khối lượng ăn có thể thay đổi tùy vào số con nuôi trên ổ và thời gian nuôi con. Lượng tiêu tốn thức ăn cho heo thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.4.
Bảng 4.4: TTTĂ và TTTĂ/kg tăng trọng heo con
NT Chỉ tiêu
NT1 NT2 NT3 SE P
TTTĂ heo nái (kg/nái) 120,77 127,0 125,3 5,17 0,69
TTTĂ heo con (kg/ổ) 3,47 2,76 3,00 0,42 0,51
TTTĂ kg/ TT (kg) 2,30 2,22 2,25 0,08 0,80
NT1: Nhóm heo có thể trọng nhỏ (129,5 ± 9,78) (kg) NT2: Nhóm heo có thể trọng TB (136,3 ± 9,78) (kg) NT3: Nhóm heo có thể trọng lớn (167,1 ± 9,78) (kg)
Dựa vào Bảng 4.4, lượng tiêu tốn thức ăn heo nái (kg/nái) ở NT2 (Thể trọng TB) sử dụng thức ăn nhiều nhất 127,0 kg/nái, kế đến là NT3 (Thể trọng lớn) 125,3 kg/nái và thấp nhất là NT1 (Thể trọng nhỏ) 120,77 kg/nái, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nhan Văn Thông (2008) là 125 kg/nái. Sự khác nhau về mức ăn của các nhóm heo có thể trọng khác nhau được giải thích là lượng ăn vào của heo mẹ nuôi con phụ thuộc vào thể trạng của heo mập ốm và số heo con đang theo mẹ nhiều hay ít. Bên cạnh đó, nhóm heo có thể trọng trung bình cho sữa nhiều và mát sữa nên heo con chủ yếu là bú mẹ, chính vì vậy mà heo mẹ
57
phải được cung cấp thức ăn nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể và nuôi con. Điều này cũng giải thích được lượng ăn vào của heo con có xu hướng tỷ lệ nghịch với với lượng ăn vào của heo mẹ.
Theo Trần Thị Dân (2004), khi năng suất sữa đã qua giai đoạn tối đa thì tiết sữa không tăng theo mức tăng của khẩu phần ăn vào. Lượng ăn vào nhiều của nái sẽ tỷ lệ thuận với trọng lượng cai sữa của heo con. Nái ăn nhiều thì sẽ cho sữa nhiều hơn những con ăn ít.
Lượng thức ăn cho toàn ổ heo con theo mẹ (kg/ổ) của NT1, NT2, NT3 lần lượt là 3,47; 2,76; 3,00, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ của NT1 (Thể trọng nhỏ) khá cao có thể là do cơ thể cái hậu bị mới chuyển lên chưa ổn định, khả năng cho sữa của heo mẹ thấp, nên heo con phải ăn nhiều hơn để đảm bảo đủ nhu cầu của cơ thể heo con. Đến khi heo đạt thể trọng TB và lớn thì cơ thể đã tương đối ổn định hơn nên khả năng cho sữa của heo mẹ cũng tốt hơn, chính vì thế mà heo con dường như đã đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Thời gian cai sữa của heo con trong thí nghiệm của tôi là 30 ngày tuổi, tuy nhiên với mức ăn như thế là khá thấp, chứng tỏ trại của tôi thí nghiệm với khâu chọn lựa heo giống khá kĩ và khâu chăm sóc heo cái hậu bị khá tốt.
TTTĂ/kg TT heo con của NT1, NT2, NT3 lần lượt là 2,30; 2,22; 2,25, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ta thấy, TTTĂ/kg TT heo con của nhóm heo có thể trọng nhỏ là cao nhất, điều này chứng tỏ heo con của nhóm heo có thể trọng trung bình khi đẻ có khả năng nuôi con, cho sữa tốt hơn 2 nhóm còn lại mặc dù cùng điều kiện bú sữa mẹ và thời gian theo mẹ là như nhau.