Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 88 - 92)

1- Bước vào thế kỷ 21, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong các nước công nghiệp phát triển đã xuất hiện nhiều xu thế chuyển dần từ nền văn minh công nghiệp thành nền văn minh trí tuệ; nền kinh tế công nghiệp chuyển thành nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mới - nền kinh tế tin học. Hình thái kinh tế này lấy tri thức làm nền tảng, lấy thông tin làm chủ đạo, lấy toàn cầu làm phương hướng, lấy mạng lưới thông tin làm vật dẫn, lấy chu kỳ kinh tế làm đặc trưng. Nòng cốt của nó chính là nền kinh tế tin học. Đặc điểm của nó là: tri thức thay thế vật chất trở thành yếu tố sản xuất chủ yếu, ngành tin học và các ngành liên quan chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vốn, hàng hoá, kỹ thuật, ... nhanh chóng lưu thông trên toàn cầu: xí nghiệp đã tiến hành mạng lưới hoá kinh doanh, sù dao động và sự tổn hại do chu kỳ thương nghiệp gây ra giảm dần đi.

Cùng với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, nền kinh tế mới của thế giới sẽ nhanh chóng lan toả trên khắp địa cầu. Trong thời kỳ quá độ chuyển giao giữa nền kinh tế cũ và mới, đối với các nước đang phát triển, cơ hội và thách thức cùng tồn tại, đang đứng trước hai nhiệm vụ quan trọng: vừa phải nhanh chóng hoàn thành công nghiệp hoá, lại phải tin học hoá. Bởi vì công nghệ thông tin chỉ được tiến hành khi có công nghiệp hoá.

2- Kinh nghiệm của các nước đi trước cho hay phát triển công nghệ cao là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển và áp dụng công nghệ mới là lĩnh vực tích cực nhất của chính sách khoa học và công nghệ trong các nước công nghiệp. Ngay cả những nước có truyền thống, chính phủ không can thiệp vào kinh tế cũng thay đổi lập trường và tích cực tham gia, quản lý các chương trình quốc gia về công nghệ then chốt mới nổi lên.

3- Thành lập các Khu công nghệ cao là chiến lược dài hạn, nhằm đồng thời đạt hai mục đích: tích luỹ tri thức và đạt giá trị gia tăng cao trong cấu trúc công nghiệp,

mặt khác còn để khuyến khích phát triển khu vực và hạn chế việc di dân vào các thành phố đã quá đông người. Tuy nhiên việc xây dựng Khu công nghệ cao đòi hỏi số vốn đầu tư lớn cho phát triển hạ tầng kỹ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho Khu công nghệ cao. Do vậy, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược dài hạn, phát triển đồng bộ các yếu tố để hình thành Khu công nghệ cao, nhằm tăng cường năng lực công nghệ, chiêu sâu nội lực và khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.

4- Sau 15 năm thực hiện chính sách mở của nền kinh tế, Việt Nam đã từng bước cải thiện môi trường pháp lý để đáp ứng đòi hỏi của mục tiêu hành động: Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Tuy nhiên các qui định của các văn bản qui phạm chi mang tính nguyên tắc, phương hướng chỉ đạo,chưa đáp ứng thực tiễn. Các Luật và các Nghị định có đề cập đến khoa học công nghệ, Khu công nghệ cao mang tính chất là một lĩnh vực hoạt động chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học công nghệ trước mắt; chưa đi sâu qui định cụ thể, chi tiết. Cơ chế thủ tục vẫn còn nặng nề và là khâu dễ làm nản lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế,...

5- Khoa học công nghệ là một trong những động lực của công nghiệp hoá, Việt Nam đã đề ra mục tiêu và chính sách phát triển khoa học và công nghệ, trong đó nhấn mạnh công nghệ cao. Trong một những năm tới, tăng đầu tư và áp dụng một số chính sách, biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ mới, điều quan trọng là tạo môi trường thuận lợi cùng với các điều kiện thúc đảy các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tự thân phát triển. Đặt nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và sôi động khiến các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tìm đến khoa học và công nghệ; nhận thức rõ kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ là sản phẩm có giá trị cao, phải được trả giá tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và phải được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, đổi mới cơ chế hoạt động khoa học hiện còn mang nặng tính chất hành chính, chuyển mạnh sang cơ chế nhận đề tài nghiên cứu thông qua đặt hàng, đấu thầu. Trước mắt, cần đặc

biệt coi trọng khoa học ứng dụng trong khi vẫn chú ý đúng mực tới khoa học cơ bản.

6- Bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á và Đông Nam Á cho thấy: Khoa học và công nghệ mà mũi nhọn là công nghệ cao đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp hoá, là con đường ngắn nhất để tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển. Nhưng chiến lược phát triển kinh tế theo chiều sâu và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với khoa học công nghệ và công nghệ cao là yếu tố đầu tiên và quyết định tốc độ phát triển công nghệ cao và khả năng góp phần tăng trưởng kinh tế chung.

7- Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ dân trí còn khá thấp, nền kinh tế thị trường mới chỉ sơ khai, trình độ công nghệ thấp kém, thể chế còn nhiều điều cần bổ sung hoàn thiện. Điều quan trọng không thể thiếu là chính sách khuyến khích ưu đãi mức cao nhất so với các nước khác nhằm phát triển nền kinh tế có gia tốc. Đối với công nghệ cao và Khu công nghệ cao, chính sách khuyến khích này càng quan trọng trong bước khởi đầu đầy khó khăn hiện nay.

8- Chóng ta đang ở đầu thế kỷ 21 và Việt Nam mới bước đầu tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều trước hết là Nhà nước ta đã tỏ rõ quyết tâm xây dựng thành công Khu công nghệ cao và ngành công nghịêp công nghệ cao Việt Nam. Quyết tâm đó thể hiện trên mọi phương diện, nhất là cần có cơ chế thông thoáng và chính sách khuyến khích ưu đãi mức cao nhất có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vự công nghệ cao Việt Nam. Quyết tâm này còn được nhấn mạnh trong phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải: " Trước tình khó khăn chung hiện nay, Việt Nam cần lựa chọn những vấn đề gì để bứt phá lên phát triển nhanh. Không phải cứ khó khăn là lùi hết các mục tiêu. Mặc dù khó khăn nhưng chúng ta vẫn quyết định xây dựng Khu công nghệ cao, nhằm đáp ứng những đòi hỏi trước mắt và lâu dài của đất nước..."

9- Thực hiện đúng Điều 3 trong Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu công nghệ cao Hoà Lạc, phê duyệt dự án

bước1 giai đoạn 1 Khu công nghệ cao Hoà Lạc là: " Khu công nghệ cao Hoà Lạc được hưởng các ưu đãi tài chính ở mức cao nhất theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, được hưởng các ưu đãi khác ở mức cao nhất theo các qui định hiện hành". Điều này cũng áp dụng cho tất cả các Khu công nghệ cao khác ở Việt Nam.

10-Thể chế hoá chính sách trong điều kiện Việt Nam hiện nay là chưa đủ. Tất cả các văn bản luật được áp dụng hiện nay điều chỉnh chung cho cả Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao. Luật Khu công nghiệp Việt Nam đã được soạn thảo, tuy nhiên cho đến nay vẫn dừng lại ở mức độ Dự thảo. Nên chăng Bộ luật này cần sớm được ra đời và có hiệu lực, trong đó đưa ra các qui chế ưu đãi cao nhất, cụ thể nhất để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Khu công nghệ cao rất mới mẻ này ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 88 - 92)