Những đặt thù trong tổ chức quản lý Khu công nghệ cao:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 74 - 75)

Khu công nghệ cao là khu Khoa học- công nghiệp đặt biệt, trong đó không chỉ có các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các loại hình đơn vị dịch vụ liên quan, mà còn tập trung các đơn vị nghiên cứu- triển khai khoa học công nghệ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực.

Mục tiêu chung của Khu công nghệ cao là thu hút công nghệ cao của nước ngoài; thích ứng và đồng hoá công nghệ cao; hỗ trợ và chuyển giao công nghệ cao; nghiên cứu sáng tạo và sản xuất công nghệ cao; thương mại hoá công nghệ cao và góp phần phát triển công nghệ cao của đất nước.

Khu công nghệ cao không phải nhằm đạt được mục tiêu tạo nguồn thu lợi kinh tế trước mắt, mà cần kiên trì quyết tâm thực hiện cho bằng được chính sách phát triển công nghệ cao. Chỉ có công nghệ cao, đầu tư dài hạn, nâng cao tiềm lực chiều sâu công nghệ mới mong đuổi kịp các nước đi trước, có cơ hội và đủ năng lực chiều sâu để vượt lên phía trước. Như vậy, Khu công nghệ cao là loại hình kinh tế nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của nước ta. Xây dựng Khu công nghệ cao yêu cầu vốn lớn và thời gian dài, nhưng khi hoàn thành sẽ có giá trị gia tăng cao và góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Khu công nghệ cao đòi hỏi phải đạt được chất lượng trình độ quốc tế. Song, chỉ kinh doanh được những cơ sở hạ tầng cho thuê lại, mà doanh nghiệp đó chỉ đơn thuần hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực cho thuê

này có thể giao cho công ty phát triển Khu công nghệ cao xây dựng, kinh doanh và vận động vốn đầu tư. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp Khu công nghệ cao còn phải tham gia cả thử nghiệm, thí nghiệm các công nghệ mới, các sản phẩm mới. Công đoạn sản xuất thử này không thể kinh doanh. Mặt khác, nhiều cơ sở hạ tầng dành cho các đơn vị sự nghiệp (nghiên cứu triển khai, giáo dục đào tạo), các công trình tiện Ých công cộng và khu dân cư cao cấp... Đây cũng là loại cơ sở hạ tầng không kinh doanh. Tuy các loại cơ sở hạ tầng không kinh doanh đều phải có đơn vị chủ quản đầu tư, có thể đấu thầu hoặc chỉ định thầu xây dựng, duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng. Vì vậy, Ban quản lý các Khu công nghệ cao là cơ sở tốt nhất để được giao là chủ quản đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao.

Trong Khu công nghệ cao có khu dân cư cao cấp (khác với Khu công nghiệp và Khu chế xuất). Các nhà khoa học trong nước và nước ngoài làm việc tại Khu công nghệ cao có thể sống cùng với gia đình trong khu dân cư này. Như vậy, các đơn vị phục vụ dân cư kèm theo sẽ phải ra đời.

Từ những vấn đề nêu trên, cùng với việc Việt Nam đang tiến hành xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc, ta có thể nhận thấy rõ vai trò quan trọng của bộ máy quản lý Khu công nghệ cao. Bởi vì đây là loại hình mang nhiều tính “đặc biệt” hơn cả so với các khu công nghiệp khác. Khi xây dựng mô hình của tổ chức quản lý, chóng ta cần nghiên cứu để đưa ra một mô hình cụ thể để Ban quản lý Khu công nghệ cao có thể vận hành và hoạt động có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 74 - 75)