Các văn bản pháp lý có liên quan tới công nghệ cao và khu công nghệ cao.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 37)

2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của và trình độ Khoa họccông nghệ Việt Nam.

2.3.các văn bản pháp lý có liên quan tới công nghệ cao và khu công nghệ cao.

Để Khu công nghệ cao ở Việt Nam có thể khởi động được, có khả năng thu hút đầu tư, đạt được mục đích đề ra, cần phải tạo hành lang pháp lý cho Khu công nghệ cao, hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để hình thành các Khu công nghệ cao, xây dựng nên môi trường đặc biệt hấp dẫn để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho Khu công nghệ cao phát huy tác dụng. Tuy nhiên, Khu công nghệ cao là một mô hình còn mới mẻ mà Việt Nam đang tiến hành ở giai đoạn đầu, các văn bản pháp lý của Nhà nước về qui định riêng cho Khu công nghệ cao cũng chưa thật sự cụ thể. Dưới đây là những văn bản pháp lý có liên quan chủ yếu điều chỉnh về Công nghệ cao và Khu công nghệ cao của Việt Nam.

2.3.1- Những văn bản điều chỉnh trực tiếp:

Hiến pháp năm 1992

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 xác định:

Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học, công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực

lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, đảm bảo chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần đảm bảo an ninh quốc gia.

Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nhất là những người có trình độ cao, công nhân lành nghề và nghệ nhân; tạo điều kiện để các nhà khoa học sáng tạo và cống hiến; phát triển nhiều hình thức tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất và kinh doanh.

Bộ Luật dân sự 1995:

Bộ Luật dân sự là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là công cụ pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội về tài sản và nhân thân, nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội, quyền con người về dân sự. Bộ luật này được cụ thể hoá bằng nhiều văn bản có liên quan đến nhiều vấn đề như thời hạn hiệu lực, hợp đồng bảo hiểm, quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ, quyền tác giả, ... tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Liên quan chủ yếu đến Khoa học và Công nghệ gồm các chế định về Quyền sở hữu công nghệ và chuyển giao công nghệ được xác định rõ trong Chương III, phần thứ 6 của Bộ Luật này:

Quyền sở hữu công nghiệp:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ gồm: sáng chế, giải pháp hữu Ých, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật qui định. Nhà nước không bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi

Ých xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp qui định không được bảo hộ.

Quyền sở hữu đối với các đối tượng được xác lập theo văn bản bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và được bảo hộ trong thời hạn văn bản bảo hộ có hiệu lực và có thể được gia hạn theo qui định của pháp luật.

Chuyển giao công nghệ:

Đối tượng chuyển giao công nghệ gồm: các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao; bí quyết kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, qui trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo máy móc thiết bị; các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ, chuyển giao; các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.

Trong trường hợp đối tượng chuyển giao công nghệ đã được pháp luật bảo hộ dưới dạng đối tượng sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng đó phải được thực hiện theo qui định của pháp luật trước khi tiến hành chuyển giao công nghệ.

Nhà nước đảm bảo lợi Ých hợp pháp của mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu bí quyết, kiến thức kỹ thuật có quyền chuyển giao sử dụng các đối tượng đó. Các trường hợp công nghệ không đáp ứng được các qui định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và những trường hợp do pháp luật qui định riêng thì không được chuyển giao.

Chuyển giao công nghệ thực chất là mua và bán công nghệ, phải được thực hiện bằng hình thức Hợp đồng chuyển giao công nghệ với nội dung đã được qui định trong Bộ luật dân sự. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản và phải đăng ký hoặc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng

chuyển giao công nghệ có thời hạn là 07 năm, kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực. Trong trường hợp cần thiết cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể kéo dài thời hạn của Hợp đồng, nhưng không quá 10 năm.

Bên được chuyển giao công nghệ có quyền phát triển công nghệ đã được chuyển giao mà không cần thông báo cho bên chuyển giao công nghệ biết. Trường hợp bên chuyển giao công nghệ quan tâm đến kết quả phát triển công nghệ, thì bên chuyển giao thoả thuận với bên được chuyển giao, kết quả mới được thực hiện trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

Bên được chuyển giao công nghệ có quyền chuyển giao lại công nghệ cho người khác. Bên chuyển giao không có quyền từ chối việc chuyển giao lại, nếu việc chuyển giao đó vì lợi Ých của Nhà nước, lợi Ých công cộng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đối với công nghệ mới, trong Hợp đồng các bên thoả thuận về trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phương thức và mức trả thù lao cho tác giả tạo ra kết quả nghiên cứu - triển khai công nghệ đó. Trường hợp các bên không thoả thuận về trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, thì bên được chuyển giao kết quả nghiên cứu - triển khai công nghệ mới có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kết quả nghiên cứu- triển khai công nghệ mới và phải trả thù lao cho tác giả khi sử dụng kết quả nghiên cứu - triển khai công nghệ đó.

Luật đầu tư nước ngoài năm 1996

Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Luật này qui định về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta. Điều mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm đầu tư vào Khu công nghệ cao là điều 01 của Luật này: "Nhà nước khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện

thuận lợi và qui định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư". Nhà nước khuyến khích sử dụng công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư nghiên cứu và phát triển. Xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng.

Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghệ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Trường hợp do thay đổi qui định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại tới lợi Ých của doanh nghiệp thì nhà nước có biện pháp giải quyết thoả đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư.

Việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới dạng góp vốn bằng công nghệ hoặc mua công nghệ trên cơ sở hợp đồng, khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ tiên tiến.

Giá trị chuyển giao dùng để góp vốn do các bên thoả thuận và trong mọi trường hợp không vượt quá 20% vốn pháp định. Việc góp vốn bằng công nghệ dưới hình thức mua công nghệ được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải theo qui định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Các chính sách ưu đãi về thuế: miễn nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, vật tư (trong nước chưa sản xuất được) để hình thành doanh nghiệp và vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Việc sử dụng lao động tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu- phát triển là một trong 5 tiêu chuẩn để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998

Để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài nguyên lao động và các tiềm năng khác của đất nước nhằm phát triển kinh tế xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Nhà nước bảo hộ, khuyến khích đối xử

bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực kinh tế- xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật của Việt Nam; công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, xin đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi Ých hợp pháp khác của nhà đầu tư. Tài sản và vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Nhà nước thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Các biện pháp có liên quan tới Khoa học công nghệ, Khu công nghệ cao là:

- Xây dựng khu công nghệ cao để các nhà đầu tư sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh với điều kiện ưu đãi.

- Nhà nước khuyến khích việc phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư được sử dụng với mức ưu đãi các công nghệ tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước.

- Nhà nước lập quĩ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư vay vốn với các điều kiện thuận lợi, lãi xuất ưu đãi để nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ.

- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ được giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất; nếu hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì được miễn tiền sử dụng đất; miễn tiền thuê đất từ 3-6 năm; không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhà đầu tư được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, qui trình công nghệ được miễn thuế thu nhập có được từ nguồn vốn vay, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá chưa sản xuất được trong nước hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải chuyên dùng.

Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 về ban hành qui chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

Mục đích của Nghị định này là nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành xây dựng phát triển và quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Nghị định này là văn bản pháp lý qui định tương đối đầy đủ hơn so với các văn bản pháp qui khác về hoạt động của Khu công nghệ cao tại Việt Nam.

Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu công nghệ cao trên cơ sở qui chế này và các qui định của Pháp luật Việt Nam.

Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho việc phát triển công nghệ cao gồm Nghiên cứu- triển khai Khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch cụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Trong Khu công nghệ cao, nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp được đầu tư vào các lĩnh vực:

- Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, qui trình công nghệ.

- Nghiên cứu - triển khai Khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.

Doanh nghiệp Khu công nghệ cao có đủ cơ sở pháp lý hoạt động trong Khu công nghệ cao sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận đầu tư hoặc cấp Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mục tiêu của Khu công nghệ cao là phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, thu hút công nghệ cao của nước ngoài, tiếp thu và chuyển giao công nghệ cao và nâng cao

năng lực công nghệ cao trong nước. Các cơ quan Chính phủ có trách nhiệm ưu tiên hàng đầu trong bố trí kế hoạch đầu tư, vận động tài trợ, vận động đầu tư nhằm huy động mọi nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ nước ngoài, vốn liên doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển các Khu công nghệ cao theo qui hoạch chung. Các cơ quan Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi được qui hoạch xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao tạo mọi điều kiện thuận lợi, thủ tục hành chính đơn giản, vận dụng chính sách ưu đãi nhất đã được qui định của Pháp luật hiện hành để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao, các đơn vị dịch vụ hoạt động công nghệ cao đầu tư vào Khu công nghệ cao.

Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao tại Việt Nam. Khi đầu tư vào Khu công nghệ cao sẽ được hưởng ưu đãi: được giảm 20% thuế lợi tức so với các Dự án cùng loại, còn trường hợp được hưởng lợi tức 10%; được hưởng thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, các chuyên gia nước ngoài, các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài đến làm việc và đầu tư xây dựng, phát triển các Khu công nghệ cao tại Việt Nam.

Các đơn vị nghiên cứu - triển khai khoa học công nghệ, các cơ sở đào tạo chuyên

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 37)