Định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của việt nam trong thời kỳ mớ

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 58)

và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với khu công nghệ cao

3.2.Định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của việt nam trong thời kỳ mớ

thời kỳ mới

3.2.1. những định hướng chung

Định hướng phát triển chung của Việt Nam trong nhữn năm đầu của thế kỷ 21 là tiếp tục phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần của Nghị quyết đại hội 9 của Đảng, quán triệt các quan điểm dưới đây:

• Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng cách sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả.

• Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần

kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.

• Lấy việc phát huy nguồn lực con nhười là yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát

triển nhanh và bền vững; Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển; Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

• Khoa học và công nghệ là một trong những động lực của công nghiệp hoá,

hiện đại hoá. Kết hợp giữa công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.

• Lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án

phát triển, lựa chọn phương án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả; Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển; Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong cả nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng phát triển đều.

• Kết hợp kinh tế với an ninh- quốc phòng.

• Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

• Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng

kinh tế. Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao.

• Mở rộng thương nghiệp, du lịch và dịch vụ.

• Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.

• Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản,

khai thác chế biến dầu, khí đốt, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.

• Phát triển mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho khoa học

và công nghệ.

3.2.2 Định hướng phát triển công nghiệp, công nghệ cao của việt nam giai đoạn 2000-2025

Từ năm 1975 trở về trước công nghiệp phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; thời kỳ từ năm 1975 đến 1986: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh. Quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa. Một số cơ sở công nghiệp quan trọng như dầu khí, than, apatít, điện, xi măng, công nghiệp nhẹ, các công trình thuỷ lợi, hợp tác phát triển cao su, cà phê... đã được xây dùng trong những năm này nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc phát triển với tốc độ cao hơn trong những năm tiếp theo. Nhìn chung nền công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ bé, thiết bị lạc hậu và

không đồng bộ, hiệu quả sản xuất thấp, sản phẩm kém tính cạnh tranh. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp từ thời chiến chuyển sang thời bình có những hạn chế nhất định trong việc khơi dậy các động lực phát triển kinh tế.

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện Chính sách Đổi mới, mở cửa với bên ngoài, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh tế đối ngoại, chuyển dịch từ cơ cấu quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kết quả thực hiện chính sách Đổi mới mở của 15 năm qua đã đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định. Nhiệm vụ đề ra trong đề ra trong thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nói riêng về công nghiệp, từ năm 1991 đến nay sản xuất tăng trưởng mạnh, sản lượng công nghiệp tăng với tốc độ 13% thời kỳ 1991-1995 và 14% thời kỳ 1996- 2000. Tỷ trọng ngành công nghiệp bao gồm cả điện, dầu khí trong cơ cấu GDP đã tăng thêm 30% so với năm 1991.

Vấn đề quan trọng là xác định Việt Nam nên theo đuổi chiến lược nào và chính sách nào nhằm duy trì mức tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng công nghiệp trong tương lai. Thực hiện một chiến lược phát triển công nghiệp, yêu cầu giải quyết tốt 5 vấn đề sau đây:

• Chính sách hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô;

• Chiến lược công nghiệp hoá và chiến lược thương mại hướng xuất khẩu;

• Chính sách huy động và phân bổ hiệu quả vốn đầu tư công nghiệp; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cơ cấu kinh doanh hiệu quả có khả năng cạnh tranh bao gồm cả nhà nước và

• Chính sách phát triển công nghệ và nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Dù thực hiện chiến lược phát triển nào cũng phải vươn tới mục đích tăng cường năng lực ngành công nghiệp. Lý do là vì tốc độ phát triển và đổi mới nhanh chóng của công nghệ đã đặt ra những thách thức ghê gớm cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển đổi trước những nỗ lực của họ nhằm tạo ra năng lực công nghệ mới, đổi mới và duy trì tăng trưởng công nghiệp bền vững. Hai

yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của công nghiệp là vốn đầu tư và

năng suất lao động, nhưng yếu tố này lại được quyết định bởi mức đầu tư cho phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

Điều đó cho thấy rõ vai trò quan trọng của công nghệ và đặc biệt là công nghệ cao và Khu công nghệ cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong cuộc họp thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã kết luận như sau:

“ Ý đồ chiến lược của Nhà nước ta khi bàn về chiến lược phát triển giai đoạn 1991- 2000 đã có chủ trương phát triển nhanh. Qua hội nghị giữa nhiệm kỳ, qua đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã đặt vấn đề đi tắt, đón đầu, nhanh chóng trở thành nước công nghiệp sau 25 năm.

Muốn vậy, Công nghệ phải là mũi nhọn để Việt Nam có thể phát triển theo hướng đi tắt, đón đầu. Đây là vấn đề cần được cụ thể hoá, làm sáng tỏ, giải đáp cho được. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải làm sáng tỏ vấn đề đi tắt đón đầu về công nghệ, về sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam, sử dụng con người và trí tuệ Việt Nam.

Chính phủ đồng ý xây dựng Khu công nghệ cao. Khu công nghệ cao ra đời phải đáp ứng được các vấn đề đất nước đang đặt ra: Công nghệ cao của nước ta là thế như nào, sản phẩm mũi nhọn của kinh tế Việt Nam là gì, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam như thế nào. Cần khắc phục hiện tượng khoa học kỹ thuật và sản xuất chưa gắn kết hợp với nhau như lâu nay.

Phải tiến hành từng bước việc xây dựng Khu công nghệ cao. Nước ta phải đi nhanh, càng đi sau càng tụt hậu và mất thời cơ. Hiện nay, nước ta đã cam kết với các nước về vấn đề hội nhập. Không có công nghệ cao và không có sản phẩm chất lượng cao thì không thể thích ứng với hội nhập quốc tế ”.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 58)