Kinh nghiệm xây dựng chính sách khuyến khích ưu đãi đối với KHu công nghệ cao ở một số nước Châu á:

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 49)

và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với khu công nghệ cao

3.1.Kinh nghiệm xây dựng chính sách khuyến khích ưu đãi đối với KHu công nghệ cao ở một số nước Châu á:

nghệ cao ở một số nước Châu á:

3.1.1. Trung Quốc

Việc phát triển công nghiệp kỹ thuật cao và công nghệ cao ở Trung Quốc gắn liền với chính sách Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Trung Quốc có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ khi thành lập Nước Cộng hoà Nhân dân trung Hoa từ năm 1949 đến năm 1979 là năm Trung Quốc tuyên bố thực hiện chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế ra thế giới bên ngoài và Giai đoạn 2 là từ năm 1979 đến nay.

Trong giai đoạn 1, Trung Quốc quan niệm rằng chỉ cần trang bị kỹ thuật, máy móc hiện đại là có thể thực hiện được công nghiệp hoá. Vì vậy, trong thời gian ngắn hàng loạt xí nghiệp công nghiệp quốc doanh có qui mô lớn ra đời, sản xuất kém hiệu quả và có trang bị kỹ thuật ở mức trung bình tại thời điểm đó. Hậu quả của nó vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhưng Đại hội XV năm 1997 của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã nhận định: Mặc dù hiện nay nền kinh tế của Trung Quốc đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất, nhưng vẫn đang tiềm Èn những nguy cơ nếu không giải quyết kịp thời sẽ làm mất đi tính năng động của nó. Đó là chất lượng và hiệu quả còn thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, đặc biệt là ở các xí nghiệp quốc doanh. Kinh tế quốc doanh thu hút tới 70% vốn đầu tư nhưng chỉ đóng góp được 30% cho tăng trưởng GDP. Chính sách đầu tư tập trung cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh, hệ thống quản lý tài chính ngân hàng, quản lý tiền tệ và thu thuế kém hiệu quả, khiến cho nguồn vốn đầu tư sai mục đích, hiệu quả thấp và thất thoát nghiêm trọng. Tỷ lệ thuế thu được thấp, chỉ đạt được 11% GDP. Để khắc phục tình trạng yếu kém này, Trung Quốc đề ra chính sách khuyến khích, mở rộng nền kinh tế thị trường, thông qua việc cải cách mạnh hơn nữa các doanh nghiệp quốc doanh.

Từ năm 1979 đến nay Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa với thế giới bên ngoài. Trong thời gian này, Trung Quốc thực hiện các mô hình kinh tế mới nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài mà bước đột phá là hình thành đặc khu kinh tế và đã mang lại bước phát triển có thể nói là vượt bậc. Năm 1980, xuất phát điểm của 5 đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn, Hải Nam)

rất thấp kém, nhưng đến năm 1999, chỉ tính riêng 5 đặc khu kinh tế này đã đạt được kim ngạch XNK và thu hút đầu tư nước ngoài đạt gần 1/3 của cả nước. Cụ thể là: Xuất khẩu 59 tỷ USD, nhập khẩu 30.4 tỷ USD, số dự án nước ngoài thu hút được 34.221 dự án, số vốn đăng ký 60.4 tỷ USD, số vốn đã thực hiện 26.4 tỷ USD). Các đặc khu kinh tế có môi trường đầu tư thuận lợi cả về hạ tầng và cơ chế quản lý, thu hút các công nghiệp công nghệ cao của các nước phát triển.

Những chính sách chủ yếu của Trung Quốc

Bên cạnh các Khu công nghệ cao trong các đặc khu kinh tế, Trung Quốc còn có 120 Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao (High Technology Industry Development Zones). Các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao trong các đặc khu kinh tế và ngoài các đặc khu kinh tế được hưởng các ưu đãi sau:

• Tự chủ trong sản xuất kinh doanh, không nhận bất cứ mệnh lệnh hành chính

nào can thiệp trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

• Được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% kể từ khi có doanh

thu chịu thuế, miễn 2 năm và giảm 50% trong sáu năm tiếp theo. Đó là mức thuế suất ưu đãi nhất trong các mô hình các loại khu kinh tế tại Trung Quốc.

• Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư,

phương tiện sản xuất kinh doanh nhập khẩu vào Trung Quốc để hình thành doanh nghiệp, và vật tư nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

• Thời gian thuê đất tối đa là 70 năm, giá cho thuê ưu đãi nhất.

• Nhà đầu tư nước ngoài, nhân viên nước ngoài làm việc trong các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gia đình họ được cấp Visa nhiều lần.

• Được tuyển dụng người lao động nước ngoài để làm công việc kỹ thuật và

quản lý mà người Trung Quốc chưa làm được.

• Dùng lợi nhuận để tái đầu tư 5 năm trở lên được giảm một phần hoặc toàn bộ

số thuế thu nhập đã nộp tương ứng với phần lợi nhuận tái đầu tư.

• Bảo hộ phát minh, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu công nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp của các mô hình kinh tế Trung Quốc

TT Loại mô hình kinh tế Thuế suất %

1 Đặc khu kinh tế 15

2 Khu kinh tế mở vung duyên hải 24

3 Khu vực mở vung biên giới, dọc sông Trường Giang

và sâu trong nội địa

24

4 Khu phát triển kinh tế và công nghệ 15

5 Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao 15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng trên ta nhận thầy Trung Quốc đã áp dụng các mức thuế suất ưu đãi khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại hình khu kinh tế, trong đó Trung Quốc có chính sách thuế rất ưu đãi đối với các Khu công nghệ cao và Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra các doanh nghiệp công nghệ cao trong các đặc khu kinh tế còn được hưởng quy chế điều hành và quản lý doanh nghiệp theo một cơ chế riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế như việc thành lập doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với chính quyền đặc khu, thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thuế vụ,...đ ược giải quyết tại chỗ, đơn giản, thuận tiện. Trong đặc khu kinh tế trong đó có công nghiệp công nghệ cao, yếu tố phục vụ hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường, được hình thành như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản,... chính quyền đặc khu là cơ quan quản lý hành chính kinh tế có thẩm quyền quyết định các hoạt động đầu tư, kinh doanh trong đặc khu kinh tế nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao nói riêng như việc soạn thảo các kế hoạch phát triển và thực hiện kế hoạch đó; thực hiện đăng ký kinh doanh; cho phép sử dụng đất; quản lý lao động;... Chính quyền đặc khu được phép giữ lại tiền thu ngân sách và tiền bán quyền sử dụng đất trong 10 năm để phát triển hạ tầng, đồng thời được phép thành lập Quỹ phát triển và tín dụng đầu tư để huy động vốn cho phát triển. Chính quyền đặc khu còn được phép lập các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý kinh tế nhằm xử lý các vấn đề

phát sinh, nhằm đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế khi các quy định của pháp luật chung chưa có hoặc đã có nhưng không phù hợp với cơ chế quản lý áp dụng cho các đặc khu. Mặt khác, để đảm bảo sự hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước và thông tin nhanh thông suốt, đặc khu kinh tế được báo cáo trực tiếp lên Trung ương và là một đơn vị kế hoạch độc lập.

Trong Khu Mới Phố Đông Thượng Hải có Công viên công nghệ cao Trường Giang. Đây là công viên công nghệ cao tập trung các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ sinh học, vi điện tử, phần mềm máy tính,... Viện Sinh Y quốc gia và Thung lũng Dược Y cũng được xây dựng tại Công viên công nghệ cao này. Chính quyền thành phố Thượng Hải cùng với Hông Kông và Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào Công viên công nghệ cao Trường Giang.

3.1.2. Thái lan

Đặc điểm phát triển công nghiệp Thái Lan

Năm 1960 Thái Lan là nước nông nghiệp chiếm 38% GDP và 82% lao động toàn xã hội; công nghiệp chiếm 14% và 4% lao động toàn xã hội; thu nhập GDP 94 USD/người. Qua 3 thập kỷ công nghiệp hoá, năm 1994 công nghiệp đã lên ngôi với 34% GDP và nông nghiệp chỉ còn 10%, 70% giá trị xuất khẩu là do các ngành công nghiệp đảm nhiệm, thu nhập GDP bình quân đầu người năm 1995 là 2,600 USD. Công nghiệp chế tạo từ thập kỷ 60 đến nay là khu vực đóng góp phần quan trọng nhất đối với tiến bộ của cả nước. Các doanh nghiệp công nghiệp hầu hết có qui mô vừa và nhỏ. Các cơ sở công nghiệp tập trung quá lớn ở Bangkok và một số tỉnh lân cận, gây sức Ðp lớn về phát triển hạ tầng, nhất là giải quyết vấn đề giao thông, bảo vệ môi trường sinh thái, nhà ở cho công nhân, các vấn đề xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

Trước đây, ở Thái Lan, các chính sách công nghiệp đã được thực hiện trên cơ sở đặc biệt tập trung vào thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cần nhiều vốn như các dự án Bờ Biển Đông, nhưng cuối cùng cũng phải loại bỏ các hạng mục không hiệu quả và chi phí quá lớn. Các chính sách công nghiệp lựa chọn đã không được thử nghiệm ở bất kỳ qui mô nào. Tuy vậy, ngành công nghiệp ôtô Thái Lan đã phát

triển thành công với sự trợ giúp của Chính phủ bắt đầu bằng biện pháp khuyến

khích và bảo hộ. Thái Lan có 15 cơ sở lắp ráp ôtô, 600 nhà máy sản xuất linh kiện chi tiết và hàng năm sản xuất được khoảng 600.000 ôtô.

Theo quan điểm của người Thái Lan, đầu tư nước ngoài không chỉ giúp Thái Lan giải quyết vấn đề vốn cho công nghiệp hoá, thực hiện chuyển giao công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân, mà còn tạo điều kiện cho người Thái lan quen với công việc quản lý doanh nghiệp và ngân hàng hiện đại.

Tuy nhiên việc lấy thu nhập từ ngành công nghiệp không khói (dịch vụ du lịch) làm một trong những nguồn vốn cho công nghiệp hoá là một trong những biện pháp đặc sắc nhất của riêng Thái Lan trong phát triển kinh tế.

Chính sách đầu tư, phát triển khu công nghiệp và khu công nghệ cao ở Thái Lan

Thái Lan đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1962, năm 1977 có sửa đổi bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thu hút đầu tư nước ngoài. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài vào Thái Lan không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn cho công nghiệp hoá mà còn mang theo cả kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh doanh sản xuất và tạo nhiều thay đổi kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp cũng như công nghệ cao ở Thái Lan được hưởng các chính sách khuyến khích như sau:

Các chính sách khuyến khích:

• Các doanh nghiệp được phép mua và sở hữu đất trong KCN để tiến hành sản

khai hoặc kết thúc hoạt động thì Chủ đầu tư phải bán lại đất cho Cục quản lý Khu công nghiệp Thái Lan (IEAT).

• Các doanh nghiệp được phép sử dụng chuyên gia, lao động kỹ thuật nước

ngoài. Những lao động này được mua nhà ở và cùng gia đình thường trú tại Thái Lan.

• Được phép chuyển vốn bằng ngoại tệ ra nước ngoài.

• Thủ tục hành chính đơn giản, dịch vụ “một cửa”.

Các ưu đãi về thuế:

• Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, vật tư thiết bị nhập khẩu khi hình

thành doanh nghiệp.

• Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu.

• Miễn thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm xuất khẩu.

• Miễn hoặc thoái thuế đối với sử dụng nguyên vật liệu, sản phẩm sản xuất

trong nước.

Việc miễn và giảm các loại thuế được áp dụng theo các khu vực, khu vực nào khó khăn thì được ưu đãi hơn theo thứ tự sau: Khu vực 1 là Bangkok Ýt ưu đãi nhất, khu vực 2 là một số tỉnh xung quanh Bangkok được ưu đãi ở mức trung bình, khu vực 3 là các tỉnh còn lại khó khăn nhất nên được nhiều ưu đãi nhất. Ngoài ra chính sách về thuế cũng được phân theo lĩnh vực theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Cụ thể như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối với các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu mậu dịch tự do được miễn 100% trong vòng 3 năm đối với Khu vực 1; miễn 100% trong 7 năm đối với Khu vực 2; miễn 100% trong 8 năm đối với Khu vực 3 và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các Khu công nghiệp loại Khu vực 1 và 2 được giảm 50%, loại Khu vực 3 được miễn 100%.

Đối với các Khu chế xuất thì được miễn 100%.

Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư:

Đối với các Khu công nghiệp loại Khu vực 1 và 2 được miễn 1 năm nếu xuất khẩu Ýt nhất 30%; loại Khu vực 3 được miễn 5 năm nếu xuất khẩu Ýt nhất 30% và nộp 25% trong 5 vòng năm đối với hàng hoá tiêu thụ nội địa.

Đối với các Khu chế xuất thì được miễn 100%.

Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu thuế, thuế XNK:

Tất cả các Khu công nghiệp đều phải nộp thuế bình thường, còn tất cả các Khu chế xuất thì được miễn thuế 100%.

Những ưu đãi về thuế áp dụng cho Khu chế xuất do Cục quản lý Khu công nghiệp Thái Lan (IEAT) quyết định.

3.1.3. indonesia

Chiến lược và chính sách phát triển kinh tế của Indonesia:

Chương trình phát triển kinh tế dài hạn 25 năm (1969-1994) và các kế hoạch 5 năm trên nguyên tắc tự lực cánh sinh là chính, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào nước ngoài. Các chiến lược phát triển kinh tế này không chỉ đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế mà còn chú trọng vào các mục tiêu xã hội, giảm bớt tình trạng nghèo khổ, thực hiện công bằng xã hội.

Indonesia đã cố gắng bằng nhiều cách tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh năng động vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Từ năm 1985, các doanh nghiệp Nhà nước đã cố gắng chuyển vào các hoạt động thượng nguồn để tạo ra các giá trị gia tăng cao hơn trong các ngành như ngành thép, chất dẻo và hoá dầu. Tuy nhiên phần lớn các loại dự án này đều bị thất bại. Từ năm 1989, nền kinh tế Indonesia bắt đầu khởi sắc,

tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 6-7% nhờ việc thực hiện chính sách cải cách và tự do hoá nền kinh tế. GDP tính theo đầu người của Indonesia đã đạt trên 1,000 USD từ năm 1999.

Các chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Indonesia qua các thời kỳ đều tập trung vào thực hiện cải cách và chuyển đổi kinh tế của Indonesia sang thị trường có điều tiết, nhằm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở thực hiện giảm bớt tính quan liêu hoá trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Các ngành công nghiệp

Dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản: hơn 20 năm nay sản lượng dầu đạt từ 60-80 triệu tấn/năm. Sản lượng khí tăng bình quân 20% năm. Ngoài dầu và khí còn có các khoảng sản đáng kể khác là than và thiếc.

Công nghiệp chế tạo: Ngành công nghiệp này đã có tốc độ phát triển nhanh và hiện nay đã có khả năng sản xuất các loại hàng hoá kỹ thuật cao. Ngành công nghiệp chế tạo năm 1976 chỉ tạo ta 9,6% GDP nhưng đến năm 1996 đã tạo ra 23,9% GDP. Công nghiệp điện: Sản lượng điện tăng nhanh qua các năm, bình quân đầu người là 300 Kwh vào năm 1995. Các nhà máy nhiệt điện dùng dầu và khí chiếm 50% sản lượng điện cả nước.

Chính sách đầu tư nước ngoài

• Được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng sau 15 năm

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 49)