Chính sách khuyến khích phát triển khu công nghệ cao việt nam

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 63)

và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với khu công nghệ cao

3.3.chính sách khuyến khích phát triển khu công nghệ cao việt nam

Đến nay, Chính phủ đã ban hành các chính sách cho phát triển Khu công nghệ cao. Đó là Nghị định 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Qui chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao được hưởng các ưu đãi theo qui định của Luật đàu tư nước ngoài tại Việt Nam, các Luật qui định hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và các văn bản có liên quan đã được nêu tại Chương II của đề tài này. Các qui định trong các văn bản pháp qui đối với Khu công nghệ cao được dẫn từ qui định của Khu công nghiệp; các qui định cho hoạt động khoa học và công nghệ và các qui định về giáo dục và đào tạo. Do đó các chính sách ưu đãi thường thiên về ưu đãi tài chính, Ýt chó ý đến việc tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cả về phần cứng (hạ tầng) và phần mềm (chính sách chung và cơ chế quản lý). Trên cơ sở nghiên cứu các qui định hiện hành và rút kinh nghiệm chung về chính sách ưu đãi của một số nước trong khu vực, Nhà nước cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển Khu công nghệ cao ở Việt Nam.

3.3.1. những đảm bảo của nhà nước và điều kiện tham gia khu công nghệ cao

Những đảm bảo của Nhà nước

- Nhà nước đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hoá. Trong quá trình hoạt động, vốn và tài sản của nhà đầu tư, kinh doanh trong và ngoài nước không bị quốc hữu hóa, tịch thu hoặc trưng dụng bằng bất cứ biện pháp hành chính nào. Đảm bảo quyền không bị hại khi thay đổi pháp luật và nếu qui định mới thuận lợi

hơn thì các doanh nghiệp thành lập trước đó cũng được hưởng; xử lý tranh chấp theo thông lệ quốc tế.

-Trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, các doanh nghiệp nước ngoài, cá nhân nước ngoài được chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp ra nước ngoài.

-Doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao tự chủ trong đầu tư, sản xuất kinh doanh và có toàn quyền quyết định chương trình và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

-Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghệ cao và các hoạt động khác được thực hiện theo phương thức đăng ký theo mẫu hướng dẫn của Ban quản lý Khu công nghệ cao.

- Các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo được sử dụng chuyên gia, lao động nước ngoài và những lao động này được mua nhà và cùng gia đình ở thường trú tại Việt Nam.

- Các nhà đầu tư, người nước ngoài làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo được cấp Visa nhiều lần, thời hạn của Visa là 2 năm, được gia hạn đến 1 năm và được tự do đi lại đến các khu vực phục vụ cho các hoạt động của họ, trừ những khu vực cấm.

- Ban quản lý Khu công nghệ cao được giữ lại số tiền thuê đất và thu thuế phát sinh trong Khu công nghệ cao trong thời hạn 10 năm để phát triển hạ tầng.

- Ban quản lý Khu công nghệ cao được giữ lại toàn bộ số ngoại tệ thu được trên địa bàn Khu công nghệ cao trong thời hạn 10 năm để đảm bảo cân đối thu chi về ngoại hối.

- Ngân hàng Nhà nước đảm bảo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao và các lĩnh vực hoạt động khác trong Khu công nghệ cao. Các ngân hàng cho các doanh nghiệp công nghệ cao vay vốn để mua

máy móc, vật tư, thiết bị để thành lập doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi tháap hơn 2% so với lãi suất trung bình liên ngân hàng tại thời điểm vay vốn. Số vốn vay không vượt quá 80% giá trị hàng hoá được phép mua hoặc không quá 50% tổng vốn đầu tư. Thời gian vay tối đa là 10 năm.

-Thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm và Quỹ bảo lãnh tín dụng trong Khu công nghệ cao.

- Các ngân hàng thương mại Việt nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh giữa Việt nam và nước ngoài hoạt động trong Khu công nghệ cao được kinh doanh ngoại tệ tự do và chuyển đổi tiền Đồng Việt Nam.

- Trong quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp Khu công nghệ cao có quyền dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để cầm cố, thế chấp theo qui định của pháp luật.

- Đất trong Khu công nghệ cao thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho Ban quản lý Khu công nghệ cao. Các nhà đầu tư, kinh doanh được thuê lại đất để đầu tư, phát triển và kinh doanh hạ tầng Khu công nghệ cao theo nhu cầu và thời gian sử dụng của các nhà đầu tư kinh doanh. Giá cho thuê đất đã có hạ tầng và phương thức thanh toán sẽ được xem xét thuận lợi và tuỳ theo mục đích và thời gian sử dụng. Đất sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo được Nhà nước giao đất và được miễn tiền sử dụng đất. Trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì được miễn tiền thuê đất.

- Nhà nước đảm bảo tạo mặt bằng cho phát triển Khu công nghệ cao, hỗ trợ đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào các Khu công nghệ cao.

- Các doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong Khu cồn nghệ cao đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.

Những điều kiện để được tham gia vào Khu công nghệ cao

Các đối tượng được lựa chọn để tham gia vào Khu công nghệ cao khi đáp ứng các điều kiện đề ra, chủ yếu theo trình độ nghiên cứu- triển khai (R&D) của đối tượng đó (doanh nghiệp/ xí nghiệp/ Viện/ Trung tâm,...) và được khuyến khích bằng các chính sách ưu đãi cao nhất trong các Luật đã qui định.

- Có tham gia hoạt động nghiên cứu - triển khai hoặc sản xuất trong một hoặc nhiều lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên ( theo danh mục ưu tiên ). - Qui mô đầu tư vượt quá mức độ qui định, diện tích và các thiết bị văn phòng phải tương xứng với các hoạt động nghiên cứu - triển khai hoặc sản xuất của mình.

-Tỷ lệ chi phí dành cho nghiên cứu - triển khai (R&D) trên tổng doanh thu của doanh nghiệp phải > = 5%.

-Tổng thu nhập và tỷ lệ sản lượng công nghệ cao trong tổng thu nhập của doanh nghiệp phải vượt 50%.

- Thời hạn hoạt động phải Ýt nhất là 10 năm.

- Đối với các Viện nghiên cứu, tỷ lệ nhân viên có bằng cử nhân hoặc cao hơn về khoa học kỹ thuật trong tổng số nhân công của đơn vị phải vượt quá 50% và tỷ lệ người tham gia vào các công trình nghiên cứu - triển khai lớn 30%. Đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp tỷ lệ nhân viên có bằng cử nhân hoặc cao hơn vượt trên 30% và số người tham gia vào công tác nghiên cứu - triển khai phải đạt > = 10%.

- Các doanh nghiệp, xí nghiệp và các viện nghiên cứu phải thuộc loại sạch, tức là đáp ứng Ýt nhất một trong các tiêu chuẩn sau đây:

Được ban quản lý Khu công nghệ cao xếp đơn vị vào loại sạch phù hợp với các qui định về môi trường của Việt Nam.

Không thải ra môi trường bất cứ loại chất độc nào dưới bất cứ dạng nào.

- Các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài phải cam kết đảm bảo sau 3 năm hoạt động có trên 10% số cán bộ tham gia nghiên cứu - triển khai là người Việt Nam, sau 10 năm hoạt động số đó đạt trên 20%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. tạo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghệ cao

Các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghệ cao cũng như Khu công nghiệp, the qui định hiện hành thì tuỳ thuộc từng loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các Luật tương ứng loại hình doanh nghiệp đó. Ví dụ như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì áp dụng Luật đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thì áp dụng Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Công ty,... ; chưa có một qui định thống nhất một mặt bằng pháp lý bình đẳng cho mọi loại hình kinh tế. Trong khi ta chưa có điều kiện xoá bỏ sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước, thì Khu công nghệ cao có điều kiện thực hiện bình đẳng về sử dụng đất, đã cho qui hoạch chi tiết về đất đai, không gian, ngành nghề. Các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao là các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ là những lĩnh vực được nhà nước khuyến khích. Việc tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ góp phần khơi dậy và phát huy nội lực, đồng thời cũng tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, nơi thực hiện thể chế mới, chuẩn bị bước tiếp theo là mở rộng ra bên

ngoài, tiến tới hình thành một Luật đầu tư kinh doanh cho tất cả mọi thành phần kinh tế, từng bước đạt tới thông lệ quốc tế. Hiện tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi hơn so với doanh nghiệp có vốn trong nước về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước lại được hưởng ưu đãi hơn về giá điện cho sản xuất và kinh doanh, và giá thuê đất. Theo báo cáo của Bộ Tài Chính năm 1997 thì giá thuê đất của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn 16 lần, giá nước và các giá sinh hoạt khác đều thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Giấy phép đầu tư đồng thời có giá trị là Giấy đăng ký kinh doanh. Như vậy Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng 5 Giấy phép của doanh nghiệp trong nước: Quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định đầu tư (đối với doanh nghiệp trong nước), Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

Việc ưu đãi nhiều hơn có thể làm giảm thu ngân sách trong một vài năm, nhưng về tổng thể lâu dài có lợi hơn thông qua việc hoạt động sôi động của số đông các doanh nghiệp.

3.3.3. chính sách khuyến khích đầu tư

Nhà nước Việt Nam đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi với các thủ tục dễ dàng để các nhà đầu tư chủ động trong các hoạt động đầu tư kinh doanh.

Trong quá trình đầu tư, vốn và tài sản của nhà đầu tư không bị trưng dụng, tịch thu bằng các biện pháp hành chính; doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thay đổi pháp luật Việt nam làm thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư, nhà nước Việt nam sẽ có biện pháp giải quyết thoả đáng.

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, địa bàn, qui mô dầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, khả năng thu hót lao động, tính chất và thời hạn hoạt động,... Cơ quan quản lý Nhà nước để cho các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế.

Chính phủ Việt Nam đảm bảo thực hiện ổn định, lâu dài và công bằng chính sách đầu tư vào Khu công nghệ cao; bảo hộ và khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào Khu công nghệ cao; bảo hộ bản quyền trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu tài sản vốn đầu tư và lợi nhuận; các quyền và lợi Ých hợp pháp khác của chủ đầu tư; thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ các hoạt động đầu tư vào Khu công nghệ cao.

Khu công nghệ cao được phép thành lập các văn phòng xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; Được sử dụng chuyên gia, lao động trong nước và và nước ngoài và các lao động này được mua nhà riêng ở cùng gia đình thường trú ở Việt Nam, tại khu dân cư Khu công nghệ cao.

Hỗ trợ các đơn vị khoa học công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao bằng quỹ đầu tư mạo hiểm.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao được xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo môi trường cảnh quan đồng bộ phục vụ sáng tạo khoa học công nghệ cao.

Trung tâm viễn thông quốc tế đủ sức liên lạc và khai thác xa lộ thông tin quốc tế trực tiếp phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo chất lượng cao và kinh doanh đa quốc gia.

3.3.4. chính sách ưu đãi về thuế

Chính sách về vốn

Đầu tư cho Khu công nghệ cao không đòi hỏi phải thu hồi vốn, nhưng khi nghiên cứu bố trí đầu tư xây dựng phải rất chặt chẽ, tiết kiệm. Đất nước còn nghèo, phải tính toán cách làm cho phù hợp.

Đơn vị giáo dục đào tạo, nghiên cứu triển khai trong Khu công nghệ cao được ưu tiên về phân phối ngân sách, vay vốn cac loại theo qui định vay ưu đãi.

Các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao và các hoạt động khác được hưởng ưu đãi về tài chính, đảm bảo sức cạnh tranh bằng hoặc có lợi hơn so với các nước trong khu vực.

Trường hợp doanh nghiệp Khu công nghệ cao dùng lợi nhuận để tái đầu tư từ 3 năm trở lên thì được hoàn lại toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tương ứng với thu nhập tái đầu tư.

Khu công nghệ cao cho phép phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế để huy động vốn đầu tư.

Chính sách về thuế

Các doanh nghiệp Khu công nghệ cao và các tổ chức thành viên khác trong Khu công nghệ cao được hưởng chính sách ưu đãi thuế ở mức cao nhất theo qui định hiện hành.

Doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng để tạo tài sản cho doanh nghiệp và vật tư xây dựng nhập khẩu để tạo tài sản cố định mà trong nước chưa sản xuất được; Nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền công nghệ để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị máy móc.

Việc miễn thuế nhập khẩu đối với các loại vật tư, nguyên vật liệu nêu trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng qui mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.

Các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu nhập khẩu vào Khu công nghệ cao phục vụ cho hoạt động của mình.

Các doanh nghiệp Khu công nghệ cao nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức 10% và được miễn thuế thu nhập 8 năm kể từ khi kinh doanh có lợi nhuận (thuế suất thuế thu nhập này được áp dụng trong suốt thời hạn thực hiện dự án).

Các dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được miễn thuế lợi tức trong 8 năm đầu và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo.

Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp Khu công nghệ cao nộp một khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp Khu công nghệ cao được phép chuyển lỗ của bất kỳ năm tính thuế nào sang năm tiếp theo và được bù khoản lỗ đó bằng khoản thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo, nhưng không quá 5 năm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 63)