Quyền tự chủ của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 84 - 85)

Pháp luật Việt Nam công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các doanh nghiệp; thừa lợi tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh; bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất; quyền thừa kế vốn, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác. Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền tự do kinh doanh, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:

- Các doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với qui mô kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh, các doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành nghề sau phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép: sản xuất, lưu thông chất nổ, thuốc độc, hoá chất độc; khai thác khoáng sản quý hiếm; sản xuất cung ứng

điện, nước qui mô lớn; chuyên vực bưu chính viễn thông; vận tải viễn dương; hàng không; chuyên doanh xuất nhập khẩu; du lịch quốc tế. Nhà nước không hạn chế qui mô vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải phù hợp với qui mô vốn tối thiểu theo từng ngành nghề kinh doanh.

- Các doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động và góp vốn, trong đó các Bên cùng góp vốn, phân chia lợi nhuận, chia sẻ rủi ro tương ứng với phần góp vốn và chịu trách nhiệm về phần nợ của doanh nghiệp trong phần góp vốn của mình vào doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp có quyền tuyển dụng, thuê lao động nước ngoài theo yêu cầu kinh doanh, nhưng cần ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền lợi của người lao động theo qui định của Pháp luật, Luật lao động, tôn trọng quyền của tổ chức Công đoàn theo Luật công đoàn.

- Các doanh nghiệp có toàn quyền xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh; lựa chọn khách hàng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm; tự quyết định giá đầu vào và đầu ra; ký kết các Hợp đồng sản xuất kinh doanh cũng như trong xây dựng và tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng ngoại tệ thu được qua sản xuất kinh doanh; quyết định sử dụng phần thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải trích lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ qui định.

Như vậy, doanh nghiệp được chủ động trong tất cả các hoạt động kinh doanh đã đăng ký. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải có nghĩa vụ kinh doanh theo ngành nghề ghi trong Giấy phép, đảm bảo chất lượng hàng hoá, chấp hành các qui định về thuế, chế độ kế toán và chịu sự kiểm tra của Cơ quan tài chính.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 84 - 85)