Khu công nghệ cao ở việt nam.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 31)

2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của và trình độ Khoa họccông nghệ Việt Nam.

2.2.khu công nghệ cao ở việt nam.

Xác định được vai trò quan trọng của Khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là xây dựng Khu công nghệ cao để tiếp cận khoa học công nghệ trình độ cao theo hướng đi tắt đón đầu, rút ngắn tối đa thời gian để theo kịp các nước tiến tiến trên thế giới. Trước hết chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu xem mét Khu công nghệ cao phải bao gồm các yếu tố gì và sự cần thiết phải xây dựng Khu công nghệ cao ở Việt Nam. Theo các tài liệu Báo cáo nghiêm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

mang mã số 02-CNC-06 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường kết hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam, Khu công nghệ cao Việt Nam sẽ bao gồm các yếu tố sau:

2.2.1.công nghệ cao - yếu tố phát triển dài hạn

Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế Việt Nam trong 10 năm tiếp theo từ 2001- 2010 là đưa Việt Nam nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, từng bước hội nhập được với nền kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới. Với mức tăng dân số trung bình 1.8% năm, tổng sản phẩm quốc nội GDP là 30-35 tỷ USD và tỷ lệ tích luỹ đạt 25-30%. Tỷ trọng của các ngành kinh tế về cơ bản là cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp: nông nghiệp 20-25% GDP, công nghiệp 35%, dịch vụ 40-45%. Tổng kim ngạch xuất khẩu phải đạt 45-50 tỷ USD.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên phải có các giải pháp phát triển đúng đắn, trong đó có ưu tiên phát triển Công nghệ cao. Bởi lẽ Công nghệ cao cho phép giải quyết

các vấn đề then chốt: tăng trưởng kinh tế và cho phép rút ngắn khoảng cách tụt

hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá và công nghiệp hoá; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nâng cao, phát huy, khai thác triệt để, sử dụng có hiệu quả tiềm năng và trí tuệ của con người Việt nam; giữ vững ổn định và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia; nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí; giải quyết được vấn đề môi trường; hội nhập được với thế giới.

Công nghệ có thể đạt được bằng nhiều cách, nhưng đối với các nước kém phát triển thì tiếp cận Công nghệ cao là cách tiếp cận thông minh nhất và hiệu quả nhất với nền Công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tiếp cận công nghệ cao cho phép tăng cường năng lực công nghệ nội sinh và do đó tạo khả năng làm chủ công nghệ thực sự. Cách tiếp cận công nghệ cao của các nước đi trước thông qua nhiều hình thức: nhập khẩu công nghệ; nhận hỗ trợ công nghệ; tiếp thu và chuyển giao công nghệ; bắt

chước công nghệ và nuôi dưỡng chủ thể sản sinh công nghệ. Cũng có thể tiếp cận công nghệ cao thông qua các phát minh sáng chế trong nước từ tổ chức Khoa học và Công nghệ của Nhà nước, doanh nghiệp nội địa và cá nhân.

Tuy nhiên, để tiếp cận Công nghệ cao cần xác định: - Chiến lược đào tạo đội ngũ tri thức công nghệ; - Danh mục các công nghệ định hướng;

- Xây dựng cơ chế thu hút các nguồn tài lực cho công nghệ và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển công nghệ cao

- Chính sách ưu đãi khuyến khích tạo môi trường hấp dẫn cho việc sáng tạo và phát triển công nghệ cao.

2.2.2. khu công nghệ cao là địa điểm tiếp cận công nghệ cao

Khu Công nghệ cao là khu vực mà ở đó có mật độ trí thức rất cao, đồng thời có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để khép kín qui trình sản sinh và tiếp thu công nghệ, điều mà không phải bất kỳ nơi nào cũng làm được. Sản phẩm của các Khu công nghệ cao là các công nghệ cao hoặc sản phẩm sản xuất theo công nghệ cao.

Môi trường đặc biệt dành cho Công nghệ cao là Khu Công nghệ cao. Tại đó: một quốc gia được sử dụng vốn của các Công ty đa quốc gia cho việc đổi mới và phát triển công nghệ cao; tiếp thu, phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia và đào tạo trí thức công nghệ; kiểm nghiệm hiệu quả chuyển giao công nghệ. Khu Công nghệ cao còn có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực lân cận.

Giá trị Khu Công nghệ cao không chỉ giới hạn ở lợi Ých quốc gia. Những chủ thể khác tham gia phát triển Khu Công nghệ cao có thể đạt được những mục tiêu riêng cuả mình. Các doanh nghiệp trong nước vào đây để đổi mới công nghệ thông qua nhập khẩu hoặc chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm đủ sức cạnh tranh quốc tế, tiếp thu công nghệ cao và huấn luyện đội ngũ cán bộ. Doanh nghiệp nước

ngoài vào Khu Công nghệ cao nhằm sử dụng lao động trình độ cao, sản xuất sản phẩm cạnh tranh khu vực và tìm kiếm điều kiện ưu đãi để tăng sức cạnh tranh quốc tế, thực hiện chuyển giao công nghệ, kiểm nghiệm các công nghệ mới và khai thác các điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà quản lý. Đội ngũ trí thức và công nhân tay nghề cao tìm thấy ở đây một môi trường tốt để làm việc và sáng tạo, có điều kiện tiếp xúc với các ý tưởng và công nghệ cao của thế giới, được bồi dưỡng và nâng cao tri thức công nghệ, mức thu nhập cao hơn. Các chuyên gia nước ngoài muốn làm việc tại đây coi Khu Công nghệ cao là môi trường thuận lợi để tìm kiếm và kiểm nghiệm các ý tưởng sáng tạo công nghệ, nơi đây có thể thực hiện được ý tưởng nhân đạo.

Vì những lý do trên, Việt Nam đang khẩn trương tiến hành xây dựng Khu công nghệ cao. Tại đây, phương châm “đi tắt, đón đầu” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra sẽ được thể hiện một cách cụ thể nhất, hiệu quả nhất.

2.2.3. xây dựng khu công nghệ cao việt nam

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ: “Xây dựng các Khu Công nghệ cao ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của các cơ quan khoa học và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm tạo ra các công nghệ cao và các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao”. Vì vây, việc tổ chức thực hiện xây dựng Khu công nghệ cao tại Việt Nam là vô cùng cần thiết và phải triển khai gấp rút. Tuy nhiên, việc hình thành Khu công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho phát triển hạ tầng (cả hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội) cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho Khu công nghệ cao. Do vậy, cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn, nhằm phát triển đồng bộ các yếu tố hợp thành của Khu công nghệ cao, nhằm tăng cường năng lực công nghệ, chiều sâu nội lực và khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam.

Nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ cao đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự cần thiết phải xây dựng các Khu Công nghệ cao ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng

10 năm 1998 về việc thành lập Khu công nghệ cao Hoà Lạc tại Tỉnh Hà Tây, và Quyết định số 98/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2001 về việc triển khai đầu tư và xây dựng cơ sở hạng tầng Khu công nghệ cao Hoà lạc. Dự kiến vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và giải phóng mặt bằng bước 1, giai đoạn 1 là 96 triệu USD được bố trí bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Việc xây dựng Khu công nghệ cao ở Việt Nam cần phải được xác định rõ các yếu tố sau:

Mục tiêu Khu công nghệ cao ở Việt Nam:

Khu Công nghệ cao Việt nam sẽ hội tụ đầy đủ các quá trình sau đây:

• Nhận chuyển giao công nghệ vào Việt nam;

• Xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp Công nghệ cao của

Việt Nam;

• Liên kết giữa nghiên cứu- phát triển với việc sản xuất tại Việt Nam;

• Chuẩn bị nguồn nhân lực công nghệ cho Việt Nam;

• Nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của Việt Nam; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Sáng tạo các công nghệ cao thực sự có Ých cho sự phát triển của Việt

Nam.

Chức năng chủ yếu của Khu công nghệ cao:

• Trung tâm giao lưu và hợp tác công nghệ cao trong nước và quốc tế;

• Ươm tạo công nghệ mới, các công nghệ mũi nhọn;

• Thu hút đầu tư Công nghệ cao từ nước ngoài;

• Cầu nối giữa các Trường Đại học, Viện nghiên cứu với công nghiệp,

công nghệ trong nước và quốc tế.

• Sản xuất các sản phẩm dựa trên chuyển giao công nghệ từ nước ngoài

hoặc tiếp nhận công nghệ từ các Viện, các phòng thí nghiệm trong Khu công nghệ cao;

Nhiệm vụ chủ yếu khi xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao:

• Tập trung phát triển hạ tầng tiên tiến có khả năng đáp ứng được các

yêu cầu của lĩnh vực Công nghệ cao;

• Thiết lập môi trường đầu tư hấp dẫn có khả năng thu hót tri thức Công

nghệ cao cũng như các doanh nghiệp Công nghệ cao;

• Hình thành từng bước các trung tâm nghiên cứu- triển khai Công nghệ

cao. Phát huy nguồn lực hiện có, khai thác triệt để các cơ sở hiện có;

• Trong thời gian đầu tập trung thành lập các doanh nghiệp sản xuất các

sản phẩm công nghệ cao thông qua việc chuyển giao công nghệ từ các công ty công nghệ cao của nước ngoài;

• Chuẩn bị nguồn nhân lực Công nghệ cao cho đất nước, thành lập các

trung tâm huấn luyện và đào tạo công nghệ.

Sản phẩm của Khu công nghệ cao Việt Nam:

Sản phẩm của các Khu Công nghệ cao trước hết là các tài liệu, các qui trình, các kết quả công nghệ được sáng tạo ra từ các Viện nghiên cứu và các Phòng thí nghiệm của Khu, và còn là các sản phẩm thương mại được sinh ra trong quá trình chuyển giao công nghệ hoặc được sản xuất ra từ các doanh nghiệp Công nghệ cao của Khu. Về nguyên tắc, những sản phẩm của Khu Công nghệ cao phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

• Sản phẩm có hàm lượng Khoa học- Công nghệ cao, ứng dụng các

công nghệ hiện đại, sử dụng những thành tựu Khoa học - Công nghệ mới nhất, các sáng chế có liên quan đến Công nghệ cao;

• Phát huy thế mạnh của nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực trí

tuệ con người Việt Nam;

• Các sản phẩm có chất lượng và độ chính xác cao đạt tiêu chuẩn quốc

tế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực, thể hiện phẩm cấp cao hơn so với các sản phẩm cùng loại. Các sản phẩm có tiềm năng phát triển và đổi mới.

• Có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế của đất nước. Xác định được mục đích và tầm quan trọng của Khu công nghệ cao cũng như việc đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Hoà Lạc là một quyết định đúng đắn và rất cần thiết của Chính phủ Việt Nam. Khu Công nghệ cao sẽ là điểm đột phá trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam trong những năm tiếp theo của thế kỷ 21. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu định hướng phát triển và chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các khu công nghệ cao ở việt nam (Trang 31)