toàn bộ các văn bản và các công trình nghiên cứu khác, trên cơ sở đó thành lập một bảng thống kê để kiểm nhận, tìm ra những sai biệt để tiến tới một văn bản thống nhất. Điều này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tương đối nhất quán về tác giả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận có chiều sâu vào từng cấu trúc tác phẩm.
2. Đi vào thế giới nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du để phát hiện hình tượng con người với tầm-nhìn sâu rộng về cuộc đời, về bản thân, về thế giới chung quanh. Con người yêu thương được thể hiện qua nhiều loại nhân vật: người phụ nữ, người nghèo, các bật hiền tài rất đa dạng, phong phú và nhiều cung bậc. Tình cảm của Nguyễn Du thể hiện vừa bao quát vừa riêng biệt, vừa lo chung cho cuộc đời, vừa lo riêng cho một ai kia. Chính vì thế hình tượng con người yếu thương trong Nguyễn Du hiện lên trong nhiều cảm xúc: yêu thương người phụ nữ đẹp, tiết hạnh, yêu quí và kính trọng các bậc hiền tài, căm giận, oán ghét sự tàn ác, bất công đã chà đạp lèn hạnh phúc ấm no của người dân nghèo khổ ...
Con người đời thường còn là một nét thơ xuất phát từ tâm tư tình cảm của nhà thơ mà ra. Đó là hình tượng về con người luôn lo lắng về no đói, nhớ tiếc quá khứ, ước mơ hy vọng ... Xuân Diệu có nói rằng: "Thơ chữ Hán chứa đựng bóng hình, đời sống, nét mặt, mái tóc, dấu chân, tâm tình, suy nghĩ của Nguyễn Du" (23). So với con người vũ trụ trong văn học Trung Đại, con người vũ trụ trong thơ Nguyễn Du cũng có hoài bão, có ước mơ nhutag lại chưa bao giờ muốn hòa điệu, hòa tan vào thiên nhiên, vào đất ười mà cái thực thể ấy luôn bị con người đời thường, con người yêu thương chi phối. Chính vì thế, con người vũ trụ trong thơ Nguyễn Du không trộn lẫn với bất cứ ai, với bất cứ cái gì...
Trên đây là một vài điều thu nhận được sau khi khảo sát tập Bắc Hành tạp lục. Dù chưa toàn điện, song có lẽ đây cũng là một khổ công của một quá trình kiếm tìm. Mong rằng sự cố gắng này sẽ giúp đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật thơ của một số tác giả lớn
151
thời kỳ văn học Trung Đại. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu hình tượng con người nghệ thuật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du sẽ giúp cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp cũng như góp phần soi sáng một nửa bức chân dung còn lại mà lâu nay đã bị che khuất.
Có thể nói, bá đặc điểm về hình tượng con nsười trong thơ đã thể hiện toàn bộ cái nhìn của Nguyễn Du về con người. Bên cạnh con người yêu thương, con người đời thường, con người vũ trụ còn có con người âu lo, con người lãng mạn, con người đau khổ. Nhưng hình tượng con người này giúp nêu bật được thế giới quan, nhân sinh quan của Nguyền Du. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng nhưng quan niệm về con người của Nguyền Du trong thơ một mặt chịu ảnh hưởng của văn học phong kiến, mặt khác nó phản ánh tư tưởne nhân văn của thời đại. Nó có nhưng bước phát triển mạnh mẽ về chất trong quan niệm về con người trong vãn học hiện đái. Cụ thể chưa có ai nói về hình tượng con người yêu thương đầy đủ. đa dạng và nhiều chiều như trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Trên bình diện ý thức, con người bộc lộ rõ ràng quan niệm sốna của mình trước những vấn đề của đời sống. về mặt ý thức cá nhân, con người trong thơ ý thức rất rõ về tài nănơ và phẩm chất của mình, nhưng trước thực tế của cuộc đời, con người luôn âu lo, trân trở. băn khoăn ... Một quan niệm như vậy được xem là khá toàn diện. Nó góp phần khám phá, tìm hiểu, phát hiện bản chất con người trong vãn học. Nó giúp chúng tá có một cái nhìn cụ thể và đầy đủ hơn nữa đối với con người.
3. Ngày nay trong quan niệm về con người hiện đại, văn học đã đưa ra nhiều cái nhìn mới mẻ. Đó là con người cá nhân được giải phóng trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Con người bị vật hóa, con người oan trái, con người ý thức trong văn học hiện thực phế phán, con người tập thể, con người số đông, con người chuyên hóa trong văn học cách mạng từ năm 1945 trở lại đây. Con người xả thân, con người khí phách, con neười anh hùng trong vãn học từ 1975.
Tất cả những khám phá đó. xét cho cùng, đều có sự kế thừa không nhỏ ở thành tựu văn học trong quá khứ. Mà ở đó, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương là những đại điện tiêu biểu. Xã hội ngày càng phát triển, vãn học cũng vận động không ngừng. Chúng ta đang chứng kiến một sự kiện vận động của nhận thức và quan niệm nghệ thuật về con
152
người. Vì vậy, việc tìm hiểu những thành tựu văn học quá khứ cũng có ý nghĩa không nhỏ đối văn học nói riêng, đối với tư tưởng văn hóa nói chung;trong thời đại ngày nay.
Khi bắt tay vào đề tài, chúng tôi hiểu rằng mình có một điểm thuận lợi và đồng thời cũng là khó khăn rất lớn là đã nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà phê bình đà viết về Nguyễn Du với những công trình đồ sộ. Thế nhưng người nghệ sĩ Nguyền Du này luồn luôn, muôn đời là "miền bí ẩn" để con người vươn tới khám phá, chinh phục. Thơ chữ Hán đà cuốn hút nên tôi đã quyết định tự vượt sức mình, tiếp nhận những thành quả của những người đi trước và cố gắng đưa ra một vài điều mới cho đề tài của mình. Mặt khác, do khả năng và trình độ hạn chế chúng tôi chì có thể khảo sát qua những bản dịch nghĩa, địch thơ của các học giả chứ không thể tiếp cận nguyên văn chữ Hán. Vì vậy luận văn này chắc hẳn sẽ có ít nhiều thiếu sót. Rất mong được các Thầy, Cô đóng góp ý kiến.
Luận văn "Hình tượng nghệ thuật về con người trong Bắc Hành tạp lục" của Nguyễn Du chỉ mới thực hiện trên cơ sở khảo sát văn bản dịch. Nhưng những nhận xét rút ra từ quá trình phân tích, thống kê chủ yếu được thực hiện dưới góc độ Thi pháp học. Việc sử dụng cách tiếp cận Thi pháp học để phân tích, lý giải vấn đề về hình tượng nghệ thuật chỉ mới ở mức ban đầu. Chúng tôi hy vọng những khái quát có tính chất luận điểm sẽ được bổ sung và đính chínhìại khi có điều kiện so sánh thống kê. tư liệu đầy đủ hơn. Và đó là công việc của tương lai, đối với chúng tôi.
153
PHẦN PHỤ LỤC CHÚ THÍCH