1.3.3.Nguyễn Du vối người nghèo

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 74)

1.3.3.Nguyễn Du vối người nghèo

có yếu tố hiện thực.

Chói sáng tên tuổi Nguyễn Du trên thi đàn không phải chỉ vì nghệ thuật tuyệt diệu trong Truyện Kiều mà là tính hiện thực và nhân đạo rộng lớn và sâu sắc như biển cả. Câu:

"Văn chương hợp vi thời nhì trước,

Thi ca hợp vi sự nhi tác"

(Làm văn phải vì thời thế, Làm thơ phải vì hiện thực)

của Bạch Cư Dị xưa kia đã được Nguyễn Du tuân thử khá triệt để, có phần nổi trội hơn. Kể ra điều này cũng dễ hiểu bởi vì Nguyễn Du sống cách Bạch Cư Dị cả hàng ngàn năm và được nuôi dưỡng bằng luồng gió mới của thời đại, khi chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy tàn.

Tiếng thơ trong Bắc hành lồng lộng một tấm lòng cảm thương, sẻ chia với những số phận tủi cực, khổ nhục của nhân dần lao động.

Đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã tận mắt thấy được bao cảnh đời cơ cực. Phải đâu chỉ có người dân đất Việt mới lầm than đói rách, phải đâu chỉ có gia đình của Nguyễn Du mới khốn khó, đói nghèo! Hiện thực trước mắt đập vào khiến ông phải ngỡ ngàng, chua xót:

"Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bão,

Trung Hoa diệc hữu như thử nhân!

(Thái Bình mại ca giả) (Nghe nói Trung Hoa no ấm cả,

75

Những tưởng nhân dân Trung Quốc no ấm, đủ đầy lắm, chẳng ai ngờ Trung Hoa cũng như đất Việt. Tất cả những tiếng kêu ấy không phải là những tiếng kêu suông, những công thức thơ mà là tâm huyết, là máu thịt phát ra từ trái tim ông dành cho dân nghèo. Ông chợt nhận ra rằng xưa cũng như nay, Trung Quốc cũng như Việt Nam, lịch sử xã hội phong kiến trì trệ đâu đã có gì thay đổi! Giai cấp thống trị dù là ở thời nào, dù là ở đâu thì có khác gì nhau, chúng đều là một lũ sâu dân mọt nước. Chúng luôn sống phê phơn, sung túc bên cạnh những cuộc đời đói khổ bơ vơ. Thi nhân chợt nhận ra rằng sự thống khổ lầm than đang tràn mênh mông, đang bao trùm xuống và phủ chụp hết thảy mọi kiếp người. Ta hiểu tại sao đi đến đâu, gặp cảnh đói nghèo chết chóc, Nguyễn Du cũng đều cúi mình xuống thật thấp để nâng đỡ, xoa dịu, vỗ về và dỗ dành mà không hề phân biệt. Ông đau lòng trước cảnh mất mùa, đói kém phải bỏ làng đi ặn xin của mấy mẹ con người hành khất.

"Mẩu tử bất túc tuất

Phủ nhi tăng đoạn trường

Kỳ thống đại tâm đầu

Thiên nhật giai vị hoàng

(Sở kiến hành) (Mẹ chết không đáng tiếc Vỗ về con mà thêm đứt ruột

Trong lòng đau xót lạ lùng Mặt trời cũng vì người mà vàng ùa) Và

"Đại Nam tiểu nữ tần cơ sắc

Khang ti vi thực lê vi canh

76

Hoài trung táo tử thân biện khuynh

(Trở binh hành) (Trai lớn, gái nhỏ đói xanh mặt

Cám nấu thay cơm, cỏ nấu canh Mắt thấy người đói bên đường chết

Hột táo trong bọc lăn bên mình)

Đó là "Những điều trông thấy" mà Nguyễn Du đã nhìn tận mắt. Một người mẹ dắt ba đứa con, áo quần nhếch nhác, bẩn thỉu ngồi xin bên đường từ sáng sớm đến trưa mà vẫn chưa có gì ăn; người mẹ nước mắt đầm đìa, không dám nhìn ai tận mặt. Nhưng đau xót hơn nữa là những đứa bé hãy còn thơ dại quá, chưa hiểu nổi cái khổ đau đang giày vò mấy mẹ con, cứ cười nói vui vẻ như thường. Dọc đường phố đầy những thây người chết đói. Trước cảnh tượng thảm thiết ấy, mặt trời cũng xót xa đến ùa vàng, vậy mà những kẻ có trách nhiệm với nhân dân thì "bình chân như vại" cứ thản nhiên ăn uống xa xỉ, vui chơi thỏa thích. Thức ăn thừa mưa đến nỗi "Quan lớn không chọc đũa, kẻ tùy tùng chỉ nếm qua" đến nỗi "con chó bên hàng xóm cũng chán thức ăn ngon". Thật không còn cách nào làm nổi bật lên được cái bất công đến tàn nhẫn như thế hơn được nữa.

Mỗi một bài thơ là một nét bút sắc nhọn vẽ đúng hiện thực mà ông đang nhìn thấy. Đó là nỗi thống khổ của "dân đen" như chiến tranh, mất mùa, thiên tai, đói rét, chết chóc, cuộc sống phiêu dạt khổng nhà cửa. Và duy chỉ Nguyễn Du là người đầu tiên nhận ra sức mạnh của đồng tiền, uy lực của nó đối với cuộc sống của con người trong thời đại của mình. Không có tiền, họ trở thành những người đói rách, đáng thương. Họ có thể chết bất cứ lúc nào và cũng có khi vì miếng cơm, họ đã đánh mất danh dự

"Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc

Khước tọa, liềm huyền, cáo chung khúc Đàn tận tâm lực cơ nhất canh

77

Tiểu nhỉ dẫn đắc há thuyền lai

Do thả hồi cố đảo đa phúc"

(Thái Bình mại ca giả) (Miệng sùi bọt, tay rã rời,

Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong Dốc hết tâm lực gần một trống canh,

Mà chỉ được năm, sáu đồng tiền. Đứa bé dẫn được ra khỏi thuyền Còn quay đầu lại ngỏ lời chúc "đa phúc")

Thật là chua xót khi người nghệ sĩ này phải đứng nhìn người nghệ sĩ khác lạy tạ sau khi đã cống hiến đến sức tàn lực kiệt. Còn đâu là tiếng đàn tri âm tri kỷ?. Chỉ còn lại giữa đời là tiếng thét lanh lảnh, tiếng kêu thảng thốt đến uất ức khi nhìn vào hiện thực.

Hẳn sẽ có người ngạc nhiên tại sao Nguyễn Du lại có mối đồng cảm sâu sắc với người nghèo khó trong khi ông xuất thân từ một dòng dõi cao quí? Đúng là như thế. Đúng là Nguyễn Du đã có một tuổi thơ nhung lụa, sang quí, nhưng quãng đời tươi đẹp ấy đã chấm hết khi ông bước sang tuổi li. Những ngày kế tiếp là những tháng ngày nổi trôi, long đong, lận đận khắp bốn bể chân ười. Suốt thời gian ở chân núi Hồng ông đã nếm trải đủ cảnh đói nghèo, bệnh tật. Ông đã từng "ngắm hoa cục nở cho qua bữa", "Bệnh nặng mà không có tiền uống thuốc", đã từng sống nương nhờ nhà người khác. Chính vì thế thơ ông luôn thấm đẫm hiện thực và sức tố cáo sâu sắc.

"Quân bất kiến sứ thuyền triều cung đốn lệ

Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ

Hành nhân bão thực tiện khí dư

Tàn hào lãnh phạn trầm giang để"

78

(Anh chẳng thấy lệ cung đốn mỗi ngày cho thuyền đi sứ Thuyền này thuyền nọ đều đầy gạo thịt,

Người trong đoàn sứ ăn no còn thừa thì vất Cơm nguội, thức ăn thừa đổ xuống đáy sông) Và ở một chỗ khác

"Lộc cân tạp ngư xí

Mãn trác trần trư dương

Trưởng quan bất hạ trợ

Tiểu môn chỉ lược thường"

(Sở Kiến hành) (Gân hươu cùng vây cá

Đầy bàn thịt lợn, thịt dê Quan lớn chẳng đụng đũa Tùy tùng chỉ nếm qua loa)

Đọc những câu thơ này chúng tôi tin rằng tiếng thơ của Nguyễn Du được xuất phát từ một mối đồng cảm "từ dưới lên" với nhân dân chứ không phải là sự ban ơn của kẻ bề trên đối với người dưới. Nguyễn Du, xét cho cùng cũng đã từng lâm vào cảnh hàn vi, khi chạy loạn về quê vợ đến những năm nương náu dưới chân núi Hồng, nên ông dễ cảm thông với cảnh đời cùng khổ của nhân dân, đó cũng là nguyên nhân nảy sinh tư tưởng nhân ái trong ông. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một nửa. Bao nhiêu nhà nho xưa kia cũng xuất thân từ cảnh hàn vi như Nguyễn Du, nhưìig đã có bao nhiêu người có được tấm lòng, tình yêu thương nhân dân vô cùng sâu sắc như ông? Hay khi trở thành một lớp người đặc quyền đặc lợi trong xã hội, đa số họ đã quên mất vai trò kẻ sĩ của mình đối với nhân dân và nền văn hóa dân tộc; rút cục thú vui của cuộc đời họ là nhấm nháp cái thi vị của từ chương, cú pháp, với văn chương Đường Tống.

79

Cái sĩ diện của phong kiến nhẫn tâm đến thế là cùng! Càng làm to, chúng càng tỏ ra mình là lớn lao, sang trọng, phải ăn uống no nê đủ đầy, chán chê ở nhà chứ ở những bữa tiệc đông người thế này thì không thèm chọc đũa. Ngay cả bọn tôi tớ cũng thế! Nhưhg mặt khác, hình ảnh tương phản trên còn là một lời tố cáo đanh thép, sắc nhọn rằng bọn chúng đã luôn phải ăn ngon, đến nỗi phải sợ cả thịt! Và cái xã hội cố giai cấp ác nghiệt ấy như là những bức tường dày, vững chắc, không thể nào xuyên qua được. Trong bài "Hà Nam đạo trung khốc thử", giữa cảnh nắng cháy tràn, gió tắt im phăng phắt, sau khi tả những người đi đường vẫn qua lại dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, tả những con ngựa mệt nhoài vì kiệt sức, đã kêu rít lên ... Nguyễn Du đã vứt hẳn cái mũ ông quan của mình và cúi xuống thật gần người phu xe ấy:

"Hà xứ thôi xa hán

Tương khan lục lục đồng"

(Hà Nam đạo trung khóc thử) (Anh chàng đẩy xe kia quê ở đâu nhỉ?

Nhìn nhau thấy vất vả như nhau)

Còn, còn nhiều nữa những cảnh đời cay cực, long đong và đói khổ của nhân dân mà Nguyễn Du đã nhìn thấy. Trong ông luôn luôn đậm đặc những tình cảm xót thương cho người nghèo, người bị đói. Vì thế lời thơ của ông nặng nề hơn, u uất hơn:

"Mã minh tư tự mạt

Dân thực bán tùy khang"

(Tín Dương tức sự) (Ngựa kêu đòi thức ăn ngon

Dẫu ăn nửa tấm cám)

Mâu thuẫn lại lồ lộ trước mắt. Dường như bao giờ cũng thế. Thơ Nguyễn Du luôn luôn là một bức tranh tương phản đến chặt chẽ từ lời thơ, hình ảnh đến cấu tứ. Con ngựa này có thể là con ngựa đã kéo xe cho đoàn sứ Nguyễn Du, còn dân có thể là những người

80

mà Nguyễn Du đang ở trọ trong nhà họ. Hay cũng có thể đó là những cảnh mà Nguyễn Du bất chợt gặp trên đường. Có thể nói chưa lúc nào Nguyễn Du thấy mình gần gũi nhân dân như lúc này. Những vần thơ thấm đẫm chất hiện thực của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị xưa kia lại được dịp sống dậy và tràn về tâm hồn ông, giúp ông yêu thương hơn, cảm thông hơn với những người nghèo khó ấy.

Nhà văn Lermontop (1814 - 1841) đã có một câu nói rất cảm động: "Tôi ra đời ở đây, nhitìig tâm hồn tôi không ở đây". Bi kịch của nhà văn Nga là ở mối mâu thuẫn giữa thực tại với đời sống và những mong ước của người nghệ sĩ đối với thực tế. Sự dằn xé khôn nguôi ấy đã khiến tâm hồn người nghệ sĩ không yên ổn, họ phải đi đến những nơi xa, khát khao tìm kiếm một chân trời mà ông hi vọng có thể phù hợp với khát vọng của mình. Còn sự ra đi của Nguyễn Du phải chăng là một sự may mắn đến bất ngờ của lịch sử, trước một thực tại xã hội đầy biến động, thì điểm dừng của Nguyễn Du tại Trung Quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nơi đây Nguyễn Du đã dành cho các thi nhân Trung Quốc, cho những bậc hiền thần những món quà gan ruột: những bài thơ. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cũng nghiêng mình thấp xuống để cảm thông, để bênh vực, để chở che và trân trọng với những số phận của kiếp hồng nhan, của ca nhi, kỹ nữ, của những người dân vì đói vì rét phải bán con, phải lăn lóú nằm chờ chết bên vệ đường.

Công cuộc đi sứ đã tạo điều kiện cho Nguyễn Du trải rộng lòng mình trên mỗi chặng đường, dành cả tâm hồn để bắt nhịp với những khúc nhạc lòng xưa và nghiêng mình chiêm vọng. Bản nhạc lòng ấy xin cho phép chúng tôi được trình bày kỹ ở chương 2.

Cuối cùng, xin mượn lời của Giáo sư Mai Quốc Liên và Tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị làm lời kết cho phần này: "Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một ngàn năm thơ chữ Hán của ông cho ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa" (Lời của Giáo sư Mai Quốc Liên)(7) và Tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị khẳng định thêm: "Tìm hiểu Nguyễn Du mà chỉ nhắc đến Truyện Kiều và một số tác phẩm thơ Nôm khác thì mới chỉ nói được một nửa THIÊN TÀI MẸ ấy" (8). Và chúng tôi tin rằng

81

nó rất xứng đáng để nhiều nhà nghiên cứu tốn giấy mực hơn nữa, sẽ trỏ nên quen thuộc như Kiều, sẽ làm mọi người say mê như hôm nay tôi đã.

82

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)