BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU
2.2.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
một bài thơ hay một dòng thơ, góp phần bộc lộ quan niệm nghệ thuật của một tác giả hay một bộ phận tác giả văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của văn học." (12)
84
Văn học nghệ thuật là một sự tự ý thức về đời sống, nên nó mang tính quan niệm rất cụ thể. Hình tượng nghệ thuật về con người một khi đã hình thành là mang tính quan niệm. Nhà vãn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Quan niệm là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Thông thường, khi nghiên cứu tác phẩm, chúng ta chỉ quan tâm đến tính cách của nhân vật rồi kết luận nhân vật đó tốt, xấu, cao thượng hay thấp hèn...Hiếm khi người nghiên cứu xem nhà văn ấy đã xây dựng, chọn lọc chi tiết ấy như thế nào.
Ví dụ như trong Bắc Hành tạp lục, Nguyễn Du miêu tả con người theo những giá trị của tinh thần cộng đồng người Việt, những tư tưởng không gì thay thế được của thời đại, và trên hết là những cá tính rất riêng biệt của cụ Nguyễn . Bởi thế trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ông đã tồn tại thực sự, tồn tại một cá nhân độc lập, không lạc lõng, không hòa tan với bất cứ điều gí, với bất cứ ai. Và những tư tưởng, tinh thần của văn minh nước mình đã từ tiềm thức của Nguyễn Du mà qua ý thức để biến thành con người trong thơ.
Nhìn một cách tổng thể thì hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học có nhiều phương diện tạo thành một chỉnh thể, một thế giới nghệ thuật. Tuy nhiên, trong một tác phẩm, nhất là tác phẩm văn học , hình tượng con người là nổi bật nhất. Bởi con người là đối tượng trung tâm của văn học, là giá trị của tác phẩm văn học. Các yếu tố khác như thời gian, không gian... đểu có quan hệ chặt chẽ với con người, hoặc thể hiện suy nghĩ, quan niệm của con người trong tác phẩm.
Có thể dẫn ra đây bài thơ "Tùng" của Nguyễn Trãi. Đây là bài thơ tâm huyết về cuộc đời, về sự nghiệp, về niềm tin được cống hiến trọn đời cho con người và cho đất nước. Xét lời thơ, cách xưng hô, ta thấy bài thơ vừa là lời tự bạch của cây tùng, vừa là lời tâm sự vỗ vệ cây tùng, nói với cây tùng, cho cây tùng. Nhà thơ và cây tùng như hòa quyện với nhau làm một, cùng chung một tâm sự, một nỗi niềm.
Bài thơ toát lên một niềm tin mãnh liệt, không lay chuyển của nhà thơ vào phẩm chất, giá trị, vào lý tưởng hữu dụng cao cả của mình. Và chính vì thế, cây tùng có mối quan hệ chặt chẽ với hình tượng tác giả. Nó làm rõ hơn phẩm chất, năng lực, cảm xúc, nghĩ suy của tác giả trước thế giới tự nhiên.
85
Hình tượng con người trong tác phẩm văn học tồn tại dưới nhiều hình thức, có thể là cái tôi cá thể biểu hiện trực tiếp tâm sự, tình cảm của mình:
"Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể"
(Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ)
Ở đây, hình tượng người anh hùng với chí khí dọc ngang trời đất này thực chất không trùng khớp với tác giả mà nó là một cá thể tự bày tỏ, tự bộc lộ.
Nó thể hiện sự sôi nổi nhiệt thành, niềm đàm mê mãnh liệt, có hơi "bốc lửa" của cái tôi cá nhân về "chí làm trai", về "nợ tang bồng" về phận sự của kẻ nam nhi trong vũ trụ.
Hình tượng con người cũng có thể là cái chung đại điện cho giai cấp, cho dân tộc, thể hiện ý chí chung của cả tập thể. ở vào vị trí đó, nó lớn bổng, kỳ vĩ:
"Hồn chúng tôi quẩn quanh càng đất nước
Như bóng dừa ôm những xóm làng yêu Như bóng cờ bay sớm sớm chiều chiều" (13)
Hình tượng con người nghệ thuật có thể được xây dựng trực tiếp như trong truyện ngắn, tiểu thuyết, hoặc biểu hiện gián tiếp thông qua tình cảm, cảm xúc của tác giả trước thực tại như trong thơ trữ tình.
Trong các thể loại tự sự, hình tượng con người được xây dựng cụ thể, sống động bằng lời nói, hành động, diễn biến tâm lý. Ở đây nhà văn đã tận dụng sự tưởng tượng tổng hợp, sáng tạo của mình từ những mẫu hình sinh động trong đời sống.
Trong truyện của Nam Cao, con người được miếu tả trong một bình diện tồn tại sơ đẳng nhất. ở đó, con người phải bán dần sự sống để duy trì sự sống. Đó không phải là con người phàm tục trong cuộc sống tiểu tư sản như mọi người quan niệm. Các nhân vật mà
86
Nam Cao miêu tả đều là những người lao động, người nghèo. Nhân vật mà Nam Cao tập trung xây dựng đều là những con người muốn vươn lên cho xứng đáng với con người nhưng luôn bị hoàn cảnh chà đạp, dày xéo. Con người trong tác phẩm của Nam Cao luôn ở thế chênh vênh của hai bờ vực: "Một bên là sự sống, một bên là cái chết", họ dường như không còn con đường nào để sống. Vì thế con người luôn uất ức, phẫn nộ, luôn chửi đời, chửi người.
Còn đối với các tác phẩm trữ tình, mỗi bài thơ là một tâm hồn của con người. Con người trong thơ là con người tự bày tỏ, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về cuộc sống, về chính bản thân.
Con người trong thơ luôn gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du khi ông nói:
"Khuyến quân ẩm tửu thả vi hoan
Tây song nhật lạc thiên tương mộ"
(Hành lạc từ II) (Khuyên anh uống rượu rồi vui chơi
Mặt trời đang lặn ở cửa sổ phía Tây, trời sắp tối)
thì đó là sự ý thức về cái hữu hạn của con người. Mặt trời lặn là hình ảnh biểu tượng cho thời gian sắp tàn, sắp vãn. Con người trong thơ kêu gọi hãy vui chơi cho thỏa thích, hãy sống hưởng thụ kẻo chẳng còn kịp.
Dù dưới hình thức thể hiện nào, cảm xúc và tình cảm của con người trong thơ muốn đi sâu vào tâm hồn người đọc thì đó phải là cảm xúc và tình cảm bắt nguồn từ nhịp sống của thời đại. Tức là nó phản ánh những mong mỏi, những khao khát của biết bao thân phận con người trong thời đại đó. Muốn vậy, con người trong thơ phải có trái tim đồng cảm sâu xa với mọi khổ đau và hạnh phúc của con người trong xã hội. Bêlinxki đã từng nói: "Bất cứ thi sĩ nào cũng không thể trở thành vĩ đại, nếu chỉ do ở mình, và chỉ miêu tả mình đù là miêu tả những nỗi khổ đau của mình hay những hạnh phúc của mình. Bất cứ
87
thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại là bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là thứ khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại". (14)
Đối với văn học Việt Nam, con người trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương chính là những con người như vậy.
Con người trong thơ hiếm khi được xây dựng cụ thể. Nó là tổng hòa của muôn mặt cảm xúc và muôn mặt nghĩ suy. Vì vậy, nó tác động trực tiếp đến tâm hồn, nó làm sống dậy trong lòng người đọc những trăn trở, những xúc cảm được thanh lọc từ cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Tìm hiểu và nghiên cứu hình tượng con người trong tác phẩm trữ tình tức là tiếp cận con người trong một tác phẩm cụ thể. Cũng có thể dựa trên một hệ thống tác phẩm để thấy được những đặc điểm chung nhất của hình tượng trong toàn bộ sáng tác của tác giả thể hiện qua toàn bộ tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm.
2.3.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TẬP BẮC HÀNH TẠP LỤC