2.3.1.Con người yêu thương

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 89 - 116)

BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU

2.3.1.Con người yêu thương

Nguyễn Du như đến với một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời, về cái gì là chủ yếu trong đời ... Con người ấy như đang sống giữa chúng ta. "Khác thời đại, thương nhau, chỉ rớt nước mắt" (Dị đại tương liên không sái lệ). Nguyễn Du đã từng làm thế, ta há lại không thể đáp lại Nguyễn Du cũng bằng tình cảm ấy?" (17)

Có thể nói, hầu hết 132 bài thơ trong tập Bắc hành tạp lục như một lời tự sự ghi lại từng chi tiết, từng hình ảnh, từng cảm xúc trong cuộc đời đầy sóng gió của ông.

Trong đó có nhiều mặt của một tâm hồn. Đó là nét bi hùng để làm nên khúc ca bi tráng của một con người suốt đời mang nặng tâm tự với cuộc sống. Đó là những nếp nhăn hằn sâu trên trán vì âu lo trước những được mất của cuộc đời. Đó còn là những xúc cảm, những sự dằn vặt, day dứt khôn nguôi trước những nỗi đau nhân tình thế thái, trước sự bất công đang đè nặng, phủ chụp, tìm diệt con người ... Chính ở đây nét thơ thể hiện con người yêu thương trong ông. Đó là hình tượng con người yêu thương với bao trăn trở, âu lo, suy tư cùng với nỗi xót thương trước nỗi oan trái và sự thống khổ của mọi kiếp người.

Trong số đó, có lẽ Nguyễn Du ưu ái và dành lòng nhiều nhất cho phụ nữ. Có ai hơn cô cầm về tài đánh đàn. Tiếng đàn của cô dìu dặt, khoan thai, trong như tiếng gió rừng thông. Nàng nổi danh là nhờ ngón đàn Nguyễn mà nàng học được trong cung vua Lê. Không những hát hay, đàn giỏi, người ca nữ đất Long Thành ấy còn biết nói chuyện khôi hài làm nhiều người say mê. Họ đua nhau ban thưởng cho nàng. Trên mặt đất chỗ nàng ngồi đầy những tiền, lụa, vàng chồng chất. Còn nàng, ánh mắt lúc nào cũng long lanh, kiêu hãnh về sự ngưỡng mộ mà mọi người dành cho mình. Đi sâu vào, người đọc hẳn chắc sẽ nhận ra điều này: Tiếng đàn dường như luôn làm ông xúc động. Hơn một lần, chúng tôi nói hơn một lần là dựa vào con số thống kê trong 4 lần trong Truyện Kiều. Lần thử nhất Kiều đàn tại nhà Kim Trọng

"So dần dây vũ dây văn,

90

Khúc đâu Hán Sở chiến trường,

Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.

Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu, Nghe ra như oán như sầu phải chăng!

Kê Khang này khúc Quảng Lăng,

Một rằng lưu thủy hai rằng hành văn

Quá quan này khúc Chiêu Quân,

Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia.

Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa."

(Truyện Kiều câu 471 - 475) Lần thứ hai tại nhà Hoạn Thư

"Bốn dây như khóc như than,

Khiến người yến tiệc cũng tan nát lòng!

Cũng trong một tiếng tơ đồng,

Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!

Giọt châu lã chã khôn cầm,

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương

(Truyện Kiều câu 1853 - 1858) Lần thứ ba, Kiều bị bắt ép phải đàn cho Hồ Tôn Hiến

91

Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!

Ve ngâm vượn hót nào tày, Lọt tai

Hồ cũng nhăn mày rơi châu,

...

Thưa rằng "Bạc mệnh khúc này,

Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ

Cung cầm lựa những ngày xưa

Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!

(Truyện Kiều câu 2569 - 2578) Lần thứ tư là lần Kiều đàn trong buổi đoàn viên

"Phím đàn dìu dặt tay tiên,

Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa.

Khúc đâu đầm ấm dương hòa Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh.

Khúc đâu êm ái xuân tình, Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ quyên

Trong sao châu nhỏ duềnh quyên

Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!

Lọt tai nghe suốt năm cung,

...

Một phen tri kỷ cùng nhau,

Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa.

92

Và hai lần trong Long Thành cầm giả ca. Lần thứ nhất, đó là năm 1793, lúc đó Nguyễn Du mới 28 tuổi đến Thăng Long thăm người anh là Nguyễn Nể đang làm đại quan cho Tây Sơn.

"Dư ức thiếu thời tằng nhất kiến, Giám Hồ hồ biên dạ khai yến" (Nhớ hồi tuổi trẻ từng được biết Giám hồ gần bên, đêm yến tiệc)

(Long Thành cầm giả ca)

Hình ảnh người con gái tài sắc của đất Kinh Kỳ được tái hiện vô cùng "lộng lẫy": 21 tuổi xuân mơn mởn, áo hồng ánh lên khuôn mặt hoa đào, với ngón đàn tuyệt diệu:

"Đà nhan hám thái tối nghi nhân,

Lịch loạn ngũ thanh tùy thủ biến.

Hoãn như sơ phong độ tùng lâm, Thanh như song hạc minh tại âm.

Liệt như Tiến Phúc bị đầu toái tích lịch,

Ai như Trang Tích bệnh trung vi Việt ngâm.

Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện,

Tiện thị Trung Hòa đại nội âm.

Tây Sơn chư thần mãn tọa tận khuynh"

(Dìu dặt năm cung tay nắn phím Khoan như tiếng hạc vọng từng không Mạnh như tiếng sét đánh tan bia Tiến Phúc, Buồn như Trang Tích, giọng Việt ngâm não" nùng,

93

Người nghe mãi mê không biết mệt, Vốn nhạc Trung Hòa nơi câm cung. Các quan Tây Sơn trong tiệc đều nghiêng ngả)

(Long Thành Cầm giả ca)

Đó là những nét phác họa gợi lên cái thần thái, cái tinh anh của "người đẹp Long Thành" . Hai mươi năm ấy "biết bao nhiêu tình", bể dâu biến đổi, thế mà tiếng đàn xưa vẫn còn ngân vang mãi trong lòng nhà thơ. Năm cung đàn réo rắt. Tiếng đàn chậm dần, chậm dần, thay đổi tiết tấu giai điệu nghe mênh mang tha thiết buồn như tiếng rên của Trang Tích, người nước Việt làm quan nước Sở, ốm nặng sắp qua đời vẫn bồi hồi nhớ cố hương. Tác giả chỉ sử dụng năm câu thơ để tả tài nghệ diễn tấu và âm thanh, giai điệu tiếng đàn của người kỹ nữ đất Tràng An thuở xưa thế mà đã cho ta biết bao nhiêu xúc động. Câu thứ nhất tả ngón đàn điêu luyện, như cách nói của Bạch Cư Dị: "Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt" (Ti Bà hành). Hai câu tiếp theo sử dụng hai so sánh, lấy tiếng thông reo, tiếng hạc gọi bầy để gợi tả tiếng đàn du dương, êm ái. Sau này, trong Truyện Kiều khi tả tiếng đàn của Kiều trong đêm tình tự với chàng Kim thi hào vẫn viết: "Trong như tiếng hạc bay qua ... Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Hai câu cuối đoạn thơ tác giả lấy hai điển tích về sét đánh vỡ tan bia Tiến Phúc (Xuân Thu chiến quốc) tạo nên những liên tưởng về âm điệu hùng tráng, não nùng của tiếng đàn cô cầm. vẫn là bút pháp ước lệ tượng trưng, dùng điển tích, điển cố của thi pháp trung đại, nhưng với lối nói, lối tả giàu hình tượng gợi cảm và hàm súc đã đem đến cho người đọc nhiều liên tưởng, tưởng tượng đầy thi vị. Lần thứ hai, từ quá khứ trở về hiện tại, giọng thơ trở nên bùi ngùi, thương cảm.

"Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.

Tịch mạt nhất nhân phất bản hoa,

Nhan sấu thần khổ hình lược tiểu.

Lạng tạ tàn mi bất sức trang,

94

Cựu khúc thanh thanh ám lệ thúy,

Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi"

(Danh ca trong tiệc bao cô gái, Chiếu dưới một nàng tóc đốm hoa,

Dáng thô, hình nhỏ, da mai mái Phờ phạc mặt mày chẳng điểm trang, Ai có hay đâu bậc nhất tài hoa từ thuở ây.

Khúc cũ lời lời lệ nhỏ sa, Lọt tai nghe xót nỗi lòng ta)

(Long Thành Cầm giả ca)

Đắm chìm vào quá khứ, tiếng đàn một thời làm Nguyễn Du say mê, đã đánh thức Nguyễn Du trở về thực tại. Thì ra cuộc đời chỉ là một chớp mắt, cái chớp mắt đầy kinh hoàng. Nguyễn Du nhận ra rằng thời gian không chỉ trôi chảy rất nhanh mà còn có tính năng hủy diệt, loại trừ rất lớn.

Bài thơ chẳng đơn thuần chỉ là sự chuyển cảnh trong một bài thơ kể chuyện thông thường. Đó là sự trải nghiệm xót xa trước sự còn mất của con người. Quan niệm "sinh kí tử quy" (Sống gửi thác về) dù sao cũng là nguồn an ủi với Nguyễn Du trong lúc này. Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm đã nâng quan điểm ấy thành cái nhìn triết học.

"Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê

Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ

Đường thế đồ gót rỗ kì khu.

Sóng cồn cửa bể nhấp nhô

95

Có lẽ triết học hiện sinh, văn học hiện sinh xuất hiện ở phương Tây như một thứ hướng đạo tinh thần một phần cũng là trên cơ sỡ ấy. Nó nói đến sự phi lý, vô nghĩa của cuộc đời. Lần này ra Bắc, Nguyễn Du được hưởng thụ một bữa tiệc hát múa ở kinh thành, đó cũng là niềm vui nho nhỏ sau một chặng đường dài. Niềm vui của Nguyễn Du cũng giống như niềm mong đợi của Bạch Cư Dị trong những tháng ngày dằng dặc ở đất Giang Châu:

Từ xa kinh khuyết bây lâu

Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai

Chốn càng tịch lấy ai vui thích

Tai chẳng nghe đàn địch cả năm

Niềm vui thì giống nhau nhưng tình huống nghe đàn thì khác hẳn. Người đánh đàn mà Bạch Cư Dị gặp là lần đầu tiên, cô ấy lại tự kể về cuộc đời mình.

Còn người đánh đàn trong thơ Nguyễn Du không lạ. Người ca nhi ấy dấu tích tang thương của hai chục năm biến thiên dâu bể, là cái gạch nối chông chênh của cuộc đời sóng gió nổi chìm của Nguyễn Du. Giá mà con người trong thơ có thể nói cùng nhau vài lời với cô kỹ nữ kia thì khối ẩn ức tinh thần kia sẽ được sẻ chia một ít. Chính vì không nói lời nào nên nỗi đau ấy càng dày lên, nhức buốt thêm. Nguyễn Du đã khóc cho Đạm Tiên, khóc cho Thúy Kiều, khóc cho Tiểu Thanh. Và bây giờ ông khóc nhiều hơn nữa cho con người xa lạ kia. Có thể cách bày tỏ tấm lòng của ông khác nhau với từng người, nhưng xét cho cùng, tình thương ấy đều xuất phát từ ngọn nguồn "giật mình, mình lại thương mình xót xa". Tình yêu thương của Nguyễn Du thật đáng ngợi ca, cảm kích.

Thế kỷ XVIII với sự mục nát đến cùng cực của vương triều nhà Lê, với chiến tranh liên miên, sinh linh oán thán, vấn đề nổi lên hàng đầu là số phận con người và quyền sống của cá nhân. Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, những người sáng tác khúc ngâm, là những người mở đầu cho khuynh hướng văn học nhân đạo: Thức tỉnh ý thức về quyền sống và số phận con người; cất lên tiếng kêu đau thương oán hận thương thân, xót mình thống thiết của những người trong cuộc. Thơ văn trước thế kỷ XVIII như của Nguyễn

96

Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng ... thường đề cao đạo đức và những giá trị tinh thần. Họ cốt giữ mình cho trong sạch, thanh cao, thoát tục, còn cuộc sống vật chất, hạnh phúc trần thế như thế nào không phải là vấn đề lớn. Đối với Nguyễn Du, dưới sự bùng nổ dữ dội của ý thức cá nhân, ông nhìn thấy những cuộc đời đau khổ đang rên xiết, đang kêu gào, những bất công đang truy bức, đang đe dọa, đang dồn con người vào chốn hủy diệt, tan rữa. Con người trong thơ cảm thấy thương cho mọi kiếp đời, thương cho mình. Con người thương cho cuộc đời chung trước mắt, thương cả cho những mảnh đời cụ thể chung quanh.

"Thương tâm vãng sự lệ triêm y"

(Long Thành Cầm giả ca) (Ta cảm thương việc cũ, nước mắt thấm áo)

"Ngã sa kiến chi bi thả tân

Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần"

(Thái Bình mại ca giả)

(Ta trông thấy mà thương. Người ta thà chết còn hơn sống nghèo)

"Cực mục thương tâm hà xứ thị?

Thu phong lạc mộc quá Nguyên Tương"

(Tương Đàm viếng Tam Lự Đại Phu I)

(Ta nhìn hết tầm mắt mà đau lòng, chẳng rõ ông trầm mình ở chỗ nào? Khi đi qua vùng sông Nguyên, sông Tương, gió thu thổi chỉ thấy lá thu rụng tơi bời)

"Dị đại tương liên không sái lệ

Nhất cùng chí thử khởi công thi?"

(Ông với tôi sống ở hai thời đại xa nhau mà vẫn thương nhau, nhớ ông mà rơi nước mắt. Ông cũng khổ như thế há phải vì ông thơ hay).

97

"Kỳ thống tại tâm đầu,

Thiên nhật giai vị hoàng,

Âm phong diệc thê hoàng

Tạc Tiêu Tây hà dịch"

(Sở Kiến hành)

(Lòng đau xót vô cùng, trông lên tận trời, mặt trời vàng ùa.

Gió lạnh bỗng đâu ào tới, khách qua đường cũng cảm động xót thương).

Nguyễn Du đã từng chứng kiến nhiều kiếp đời đau thương, bất hạnh. Từ cái hiện tại ê chề đầy tủi nhục đến cái tương lai đen tối, mù mịt đang chờ đón cả gia đình người hát rong, mấy mẹ con người hành khất, những người dân chạy loạn, những người lao động chân tay nghèo khổ...Nguyễn Du cảm thấy, nhận thấy hết... Tất cả những sự cảm thông ấy thể hiện rất rõ tấm lòng của con người yêu thương trong thơ.

Nguyễn Du trong thơ mình có nhiều lần dùng từ "khả liên". Có lúc ông nói cho mình.

"Khả liên bạch phát cung khu dịch" (Thiên thai tự) (Khá thương mình đầu bạc rồi vẫn phải chịu để người sai khiến)

"Mỗi liên cố thác duy cuồng tại" (Từ châu đạo trung)

(Thường nghĩ thương cho tính cũ của mình vẫn còn cuồng phóng) Rồi đến thương cho người

"Khả liên đối diện bất tương tri" (Long Thành cầm giả ca) (Thương thay gặp mặt mà không nhận ra nhau) "Khả liên do trước khứ thời y" (Ngô gia đệ cựu ca cơ)

(Ái ngại thay vẫn phải mặc cái áo thời trước) (tức vẫn là con hát)

98

"Khả liên thế đại tương canh diệt" (Triệu Vũ đế cố cảnh) (Thương thay, đời nọ kế tiếp đời sau)

Từ những cảm xúc ấy, con người trong thơ thấy buồn, thấy tiếc.

"Thành quách suy di nhân sự cải

Kỷ xứ tang điền biến thương hải

Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong, Ca vũ không di nhất nhân tại"

(Long Thành cầm giả ca) (Thành quách đổi dời, việc người cũng khác

Bao nơi nương dâu biến thành biển cả Cơ nghiệp Tây Sơn tiếu vong đâu hết, Mà còn sót lại một người trong làng ca múa)

Công bằng và khách quan mà nhận xét thì những giọt nước mắt thương tâm mà ông rỏ xuống làm ướt vạt áo kia đâu phải chỉ cảm thương cho ông, hay cho cô Cầm, hay là oán trách sự khắc bạc, tàn nhẫn của thời gian mà lý do còn sâu kín hơn nhiều. Hai mươi năm không phải là ngắn đối với một đời người. Hai mươi năm với đầy ắp những sự kiện và biến cố. Buồn nhiều hơn vui. Bao nhiêu lần đổi thay triều đại là bấy nhiêu lần con người phải nếm cảnh ly tao, loạn lạc, mất mát, bi thương. Bằng tình yêu, sự cảm thông, Nguyễn Du muốn nhấn mạnh rằng xã hội mà họ đang sống hay đã sống - tất cả đang bị chìm xuống, nhất là tài năng và sắc đẹp thì càng bị hủy diệt một cách nhanh chóng.

Hình tượng con người yêu thương trong thơ Nguyễn Du còn thể hiện ở hình ảnh người phụ nữ có tài, có sắc, có phận nhưng bạc mệnh. Đó là hai bà vợ vua Thuấn, chị em Tiểu Kiều, Đại Kiều thời Tam Quốc, Dương Quí Phi, Ngu Cơ, Chiêu Quân, ba người đàn bà ở miếu Tam liệt. Nguyễn Du luôn trân trọng phụ nữ, biết ơn phụ nữ. Nên khi viết về họ, tay bút ông mềm mại hơn, uyển chuyển hơn. Ông nhận thức được rằng một nửa nhân

99

loại này được sinh ra bởi phụ nữ nhưng hễ có chuyện gì thì người đời đổ tội lên đầu người phụ nữ, mang họ ra để mắng nhiếc, lăng nhục. Muôn đời Nguyễn Du vẫn không thay đổi quan niệm của mình. Ồng cho rằng tạo hóa đã ban phát cái đẹp cho phụ nữ, như một món quà tặng. Và cái đẹp tự bản thân nó không làm nên tội. Chỉ có con người, vì lòng tham, vì dục vọng, vì sự đố kỵ, vì sự ghen tuông và cả sự ngu dốt làm hại cái đẹp, chà đạp lên cái đẹp như chà đạp lên những giá trị đạo đức chân chính.

"Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ,

Đông Phong thành hạ bất thăng tình"

(Dương Phi cố lý) (Hương tàn phấn rã, nay tìm đâu?

Đứng dưới thành, trước làn gió đông, lòng ta cảm xúc vô hạn)

Xưa nay, khi nhắc. đến Dương Quí Phi, người đời thường không tiếc lời chửi rủa, lăng mạ nàng, xem nàng là tội nhân của đất nước. Chỉ duy nhất Nguyễn Du thấy được nguyên nhân của thảm họa mất nước, của sự sụp đổ vương triều, là cuộc sống sa đọa của vua, là sự bất lực, nhu nhược hèn yếu của cả triều đình phong kiến. Và cũng giống tình yêu thương của Nguyễn Du dành cho Đạm Tiên, cho Kiều, cho các cô gái buôn nguyệt bán hoa trong Văn Chiêu hồn, nàng Tiểu Thanh, cô cầm, người hầu cũ của em, cô gái ở

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 89 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)