1.2.2.Khí phách và trách nhiệm của công dân Đại Việt ở Bắc Quốc

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 38)

1.2.2.Khí phách và trách nhiệm của công dân Đại Việt ở Bắc Quốc

không chỉ có lương tâm mà còn có cả khí phách. Bởi họ phải luôn đương đầu với sự đe dọa, bức bách thậm chí đến cả sự dụ dỗ, mua chuộc của đối phương. Trong những tình thế ấy, nếu không tỉnh táo thì sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn vong của dân tộc. Nguyễn Trung Ngạn là người rất hiểu điều đó:

"Việc nước lo toan dám quản công,

Ban mai áo thấm hạt sương nồng.

Trời Nam cung khuyết trổng gang tấc,

39

Cờ Hán bay pha vùng cỏ lách,

Ngựa Hồ thét dội tiếng đao cung

Đường đời gian hiểm ta từng biết,

Chịu đựng xưa nay chẳng nản lòng"

(Sơ phát Vĩnh Bình trại)

Sau Nguyễn Trung Ngạn hơn ba mươi năm, Phạm Sư Mạnh trong một chuyến đi làm nhiệm vụ tranh cãi về cột đồng mà thực chất là vấn đề biên giới cũng vẫn giữ thái độ đường hoàng tự tin như vậy:

"Trước đài Hạng Vương mặt trời lặn đỏ rực,

Trên mồ Quán quân nổi trận gió buồn.

Trời đất hoang vu là cảnh chiến trường xưa,

Anh hùng nghìn thủa nay còn đâu nữa.

Nhà ta ở tận côi Nam Giao xa xôi

Tay cầm ngọc tiết lên Hoàng lâu

Xoa nét chữ khắc đá của Tô Đông Pha,

Chuyến đi này hẳn không phụ chí bình sình cửa ta"

(Ngô Linh Ngọc dịch) Phạm Sư Mạnh viết bài thơ này để đưa cho quan Thị Giảng nhà Nguyên là Dư Gia Tân xem. Đây là bài thơ ca ngợi khung cảnh tươi đẹp của thiên nhiên. Tuy vậy, ở từng chữ, từng lời, tác giả bài thơ tỏ ra rất sắc sảo và tinh tế. Điều này thể hiện được bản lĩnh vững vàng của sứ giả Đại Việt khi đứng trước cái hùng vĩ, bề thế của miền Hoa hạ.

Nét đẹp thơ bang giao còn được thể hiện ở thơ vua, thơ tướng. Dù là thơ tiếp sứ hay tiễn sứ, bài nào cũng hay, cũng đẹp. Có thể kể đến bài Tống Sài Nghiêm Khanh (Tiễn Sài Nghiêm Khanh) của Trần Quang Khải:

40

Tống Sài Nghiêm Khanh Dịch:

(Tiễn Sài Nghiêm Khanh)

"Tiễn ông về nước, riêng những bồi hồi

Đầu ngựa xăm xăm hướng về quê hương nhà vua

Tâm tình Nam Bắc treo trên lá cờ trở về,

Mùi đạo chư khách tràn đầy chén biệt ly

Vừa chốc lát nói cười, đã than thở dứt áo ra đi

Trong cuộc ngâm nga thù xướng,

Tiếc khi giường đối diện với nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưa biết ngày nào lại cùng gặp mặt, Để ân cần cầm tay kể chuyện hàn huyên!".

Đến một nhà sư vô danh nào đó trong ngôi chùa hẻo lánh đã nhường nửa giường cho Nguyễn Trung Ngạn ngủ qua đêm:

Tặng thi tăng Nghiêu Sơn

"Một thân nhẹ nhàng siêu thoát ra ngoài cõi đời

Ở đây không nghe nói tới hai chữ vinh, nhục

Cốt cách cây mai ngàn, nguyên chẳng tục,

Phong tư con hạc biển, vốn siêu phàm

Tay áo thơ phẩy động trăng sông Tương Đôi hài thiền đạp tan mây núi Sở

Biết đâu chuyến đi này chia kẻ Bắc người Nam

Chén trà, trướng giấy bao lần mộng thây người"

41

Tấm lòng đó đã được nhà thơ viết tặng để trạ ơn. Bất cứ người Việt Nam nào cũng mang trong mình lòng tri ân, nhất là đối với người đã cứu giúp mình. Hơn nữa, bài thơ còn ngợi ca tấm lòng, sự nhường nhịn, sẻ chia sự đủ đầy của bản thân mình cho người khác, dù đó không phải là người của dân tộc mình, mà là một người đến từ phương Nam xa lạ.

Các nhà thơ ngày nay thường sáng tác để đăng báo, in tuyển tập ... dùng thơ như một phương tiện mựu sinh hay tìm bạn tri âm. Với người xưa, thơ chiếm lĩnh cuộc sống của họ như một thứ quà tặng. Tặng cho người và tặng cho mình. Và xưa nay thơ văn thù tạc luôn là món quà đầu miệng của các vị đi sứ Bắc quốc. Một mặt, những lời thơ đó xuất phát từ đáy lòng của mình, mặt khác những lời thơ ca ngợi lịch sử, quê hương đất nước bạn dễ làm cho người đối hài lòng và đễ chịu hơn trong công việc của chúng ta.

Nhiều lời thơ thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng của sứ giả Việt Nam trước những di tích lịch sử, những hoài niệm về các danh nhân văn hóa Trung Hoa mà tên tuổi thơ văn đã ăn sâu vào tâm trí những sứ giả Việt Nam khi tóc còn để chỏm.

Những Tỉ Can, Nhạc Phi, Kinh Kha, Dự Nhượng ... đã làm những điều mà theo luân lý đạo Nho, họ đã làm đúng, làm tốt.

"Dưới đền Nhạc Vương, thông trắc xum xuê, Đọc xong tấm bia mòn, dạ khôn cầm!"

(Đề miếu Vũ Mục Vương - Phạm Chi Hương)

"Nghĩa vua tôi ngàn đời sáng chói Đạo đất trời một thửa làm xong"

(Dự Nhượng kiều - Nguyễn Du)

"Nghĩa lớn vua tôi rất sáng tỏ

Chứng nhân, quốc sĩ, chí đôi đường

42

Nghìn thu nghe đến cũng ngùi thương"

(Dự Nhượng chùy thủ hành - Nguyễn Du) Ca ngợi cảnh đẹp, thể hiện tình yêu với con người và đất nước nước bạn nhưng không vì thế mà quên đi đất nước và con người dân tộc mình. Không nên khiêm nhường quá cũng như không nên tự cao quá khi đứng trước "sân rồng Bắc quốc". Phải cố gắng hết mức thể hiện cho được chân lý "giang sơn hữu ý phân Nam Bắc" và ước nguyện tha thiết của dân tộc ta là nhân dân hai nước được sinh sống trong cảnh thái bình.

Sống bên cạnh một nước láng giềng to lớn lại luôn có âm mưu thôn tính nước mình, dân tộc Việt Nam mà đại diện là những vị sứ thần phải luôn có ý thức bảo vệ dân tộc trước sự đe dọa của đế quốc. Do vậy, thơ bang giao trong dòng thơ đi sứ có một đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, cho sự an nguy, tồn vong của dân tộc.

1.2.3.Tình yêu của sứ giả đối với quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 38)