1.3.2.Nguyễn Du với phụ nữ

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 66 - 74)

1.3.2.Nguyễn Du với phụ nữ

người có tài và có tình. Đó là những người phụ nữ có nhan sắc, có tài năng mà phải gánh chịu những mất mát, khổ đau trong đời.

Những người phụ nữ ấy, dù là ca nhi, kỹ nữ hay là vợ vua, thiếp vua ... dù là gì đi nữa nhưng đã sống và chết khác mọi người thì đều là đối tượng của tấm lòng ưu ái của

67

Nguyễn Du. Trước Nguyễn Du, văn học Trung Đại Việt Nam chưa có một nhà văn, nhà thơ nào có được cái nhìn xót xa, thông cảm, và đồng cảm sâu nặng đối với người phụ nữ. Tuy là nhà nho và sống trong giai đoạn lụi tàn nhất của chế độ phong kiến, Nguyễn Du vẫn ý thức được vai trò và giá trị của người phụ nữ. Không mạnh mẽ và kiên quyết như Hồ Xuân Hương, người đã có đóng góp quan trọng vào giá trị nhân văn của văn học giai đoạn này, người đã quẫy đạp, vùng vẫy mạnh mẽ để đề cập đến một yêu cầu chính đáng của con người trong việc đấu tranh chống lại luân lý, lễ giáo khắc nghiệt, vô nhân đạo của chế độ phong kiến mà bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, Nguyễn Du có lẽ bằng tấm lòng mình đã cảm nhận được tất cả sức nặng của luân lý phong kiến, của bộ máy xã hội, của gia đình đè nặng lên đôi vai bé nhỏ, gầy guộc, lên tâm hồn của những người vợ, người mẹ, những tiểu thơ lá ngọc cành vàng và cả những cô gái con nhà nghèo. Quả đúng như vậy. Văn học dân gian xưa cũng đã từng chỉ ra được cái nhỏ nhoi, vô định của thân phận người phụ nữ. Họ là những "hạt mưa", những "tấm lụa đào", những "giếng giữa đàng", những "miếng càu khô",... "trái bần trôi",...

Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân Thân em như miếng càu khô

Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dày Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. (Ca dao)

Họ không có giá trị gì, không có chỗ đứng nào trong gia đình nhưng phải gánh gồng biết bao trách nhiệm, bển phận nặng nề. Từ coi sóc gia đình đến gìn giữ gia phong, từ

68

việc giữ tiết hạnh mình đến việc làm gương cho người khác. Đã có biết bao đau thương, cay đắng, tủi hờn căm hận trong cái cúi đầu vâng dạ ấy. Khuôn vàng thước ngọc của "tứ đức - tam tòng" đã ràng buộc chặt họ, muốn quẫy cựa cũng không được. Đã bao lần chúng ta nghe về sự tích Đá vọng phu, một biểu tượng thiêng liêng, kết tinh cho sự thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam nhưng đã có bao giờ chúng ta hiểu được đằng sau sự câm lặng đến nhẫn nhục ấy là sự giấu che một nỗi đau vô bờ trong trái tim người phụ nữ.

"Vạn kiếp diêu vô vân vũ mộng

Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân

Lệ ngân bất tuyệt tam thu vã

Đài triện trường minh nhất đoạn văn"

(Vọng phu thạch - THTT) (Bặt mộng mây mưa trong một kiếp

Giữ lòng trinh bạch trọn muôn đời. Lớp rêu đoạn sách còn ghi mãi, Dòng lệ mưa thu cứ chảy hoài).

Ngay từ đầu bài thơ, nỗi xúc động của nhà thơ đã tràn ngập. Ba câu hỏi tu từ "thạch da nhân da? Bỉ hà nhân?" (Là người, là đá, là ai đấy nhỉ?) đã thể hiện sự cảm kích vô cùng trước tấm thân Hệt nữ kia. Hỏi để mà khẳng định thêm lần nữa phẩm chất trong ngọc sáng ngần của người đàn bà hóa đá. Con người ấy, nhân cách ấy đáng đứng một mình trên ngọn núi hàng nghìn năm nay và muôn kiếp sẽ không bao giờ có được giấc mộng mây mưa nữa. Còn gì hạnh phúc, còn gì khao khát nữa khi đến suốt cuộc đời, người phụ nữ ây sẽ không còn được hưởng những lạc thú của trần gian. Và đớn đau hơn, người phụ nữ phải đứng trong bão tuyết, trước gió sương để làm một tấm gương sáng cho cả cuộc đời, để giữ vững cho đạo cương thường mà mình đã bất hạnh mang lấy. Tất cả những uất ức, đắng cay ấy sao chẳng có ai thấu hiểu, cảm thông. Các bậc nam nhi quân

69

tử đâu hết mà để cho nàng chinh phụ phải nuốt tủi ngậm hờn, muôn kiếp treo mình ưên đỉnh núi cao để xây dựng bức thành đạo lý? Để nàng Kiều trầm luân lưu lạc trong bể khổ đến mười lăm năm trời với câu nói nghìn năm làm người đời thổn thức "Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa". Thật phũ phàng và cay đắng.

Một người nghệ sĩ chân chính và vĩ đại thì tình yêu con người phải vượt biên cương. Điều này có nghĩa là người nghệ sĩ ấy phải biết yêu thương, thông cảm với tất cả những số phận bất hạnh mà họ cảm thấy và nhận biết, không kể quốc gia hay dân tộc nào. Nghệ sĩ Nguyễn Du đã làm được điều ấy. Một Dương Quí Phi của xứ người với tài sắc tuyệt trần, được chúa dấu vua yêu, sống trong lầu son gác tía với tột bực giàu sang và uy quyền ... Thế mà chỉ trong một chốc thôi phải đắng cay, nuốt tủi ngậm hờn khi bị ép bức tử. Người đời mắng chửi và nguyền rủa Quí Phi, xem nàng là tội nhân của đất nước, chỉ có Nguyễn Du đã đứng ra nhận lấy nỗi oan của nàng và một phần trách nhiệm của những kẻ làm quan mà chở che, bênh vực.

"Tự thị cử triều không lập trượng,

Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành"

(Dương Phi cố lý) (Từ đấy cả triều đều là người đứng như phỗng, Mà ngàn năm còn đổ tội oan cho người đẹp khuynh thành)

Đến hai bà phi khóc chồng nước mắt vấy vào khóm trúc thành những vết lốm đốm. Vì luân thường, vì đạo lý, họ đã hy sinh cả hạnh phúc tuổi xuân mình giữ gìn cho trật tự cương thường không bị lung lay, phá vỡ. Chỉ còn lại giữa cuộc đời này là "Nhị phi sái lệ trúc thành ban" (Hai bà vấy lệ đốm thân tre) - Thương Ngô Tức Sự I. Nguyễn Du cũng không quên ban tặng sơn son, thếp vàng cho ba liệt nữ nhà họ Lưu. Cả ba người phụ nữ này đã tuẫn tiết để giữ vững tiết hạnh của đạo làm người:

"Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,

70

(Tam liệt miếu) (Bia kệ ngàn năm làm rạng danh ba người đàn bà tiết liệt,

Cương thường một thủa thuộc về một nhà)

Rõ ràng lời thơ không phải chỉ cảm thông suông. Ông nhận thức được những con người ấy đã không sinh ra cùng một giờ, ở cùng một thời nhưng đều gặp gỡ ở cùng một số phận và ở cùng một tấm lòng. Họ đều là những người phải sống trong cái vòng ngột ngạt luẩn quẩn của chế độ phong kiến. Họ dường như chẳng có một chức phận gì trong khi đó họ lại phải gánh gồng quá nhiều trách nhiệm. Từ việc gìn giữ gia phong cho dòng tộc, đến lo trau dồi công - dung -ngôn - hạnh cho bản thân mình. Họ long đong, nổi chìm vì thân phận, phải nhẫn nhục tựa nương dưới bóng của người chồng. Họ luôn phải gặp những rủi ro, bất trắc:

"Trên lầu cao, dưới dòng nước chảy

Phận đã đành, trâm gãy, bình rơi"

(Văn chiêu hồn)

Những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh còn là đối tượng quan tâm của nhà thơ. Tuy chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến nhưng Nguyễn Du không có con mắt nhìn sai lệch của một nhà nho. Đối với ca nhi, kỹ nữ, ông chưa bao giờ xem họ là "xướng ca vô loài" mà luôn trong ông là tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc.

Sách "Vũ Trung tùy bút" chép:"Nguyễn Khản ham thích hát xướng, gặp khi con hát

tang trở cũng cứ cho tiền bai hát, trong nhà không lúc nào bỏ tiếng tơ, tiếng trúc .-.."(6)

Cuộc sống đó đã lý giải được phần nào lòng trắc ẩn của nhà thơ đối với phụ nữ nói riêng, với ca kỹ nói chung. Cái cảnh những người đàn bà sống trong xã hội cũ, vì có chút nhan sắc hay có giọng hát hay, rồi phải đem nhan sắc, giọng hát đó làm trò chơi cho thiên hạ mà sau này ra đời nhà thơ còn có nhiều dịp chứng kiến nữa. Vì thế, chúng ta chẳng lấy làm ngạc nhiên khi trong tác phẩm của mình, ông luôn luôn yêu mến, xót thương cho phụ nữ.

71

Có ai đó đã nói rằng Nguyễn Du khóc cho những người ca kỹ cũng là khóc cho ông? Có lẽ vậy bởi họ đều là những người tài hoa và cũng bạc phúc như mình. Hoàn cảnh của cô cầm trong bài Long Thành cầm giả ca giống nhà thơ chỗ nào mà khi gặp lại ông đã rơi nước mắt?

"Hồng trang yểm ái đào hoa diện

Đà nhan hám thái tối nghi nhân

Lịch hạn ngụ thanh tày thủ biến

Hoãn như sơ phong độ tùng lâm Thanh như song hạc minh tại âm

Liệt như Tiến Phúc bỉ đầu toái tích lịch

Ai như Trang Tích bệnh Trung vi Việt ngâm

Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện

Tiện thị trung hòa đại nội âm"

(Long Thành cầm giả ca) (Áo hồng cũng bị mờ nhạt đi trước vẻ mặt hoa đào

Má hồng men rượu dáng thơ ngây, rất đáng yêu Năm cung réo rắt theo ngón tay đàn mà đổi điệu

Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông Tiếng trong như đôi chim hạc kêu lúc đêm khuya.

Tiếng mạnh như tiếng sét đánh tan bia Tiến phúc Tiếng buồn như Trang Tích ngâm tiếng Việt lúc ốm đau

Người nghe mê mệt không biết mỏi Đó là khúc nhạc trong đại điện Trung Hòa)

72

Quả thật tiếng đàn của cô cầm là tinh hoa thuộc về trời đất. Nó là cái đẹp, cái tinh túy được chắt lọc từ nghìn đời. Thế nhitog cái đẹp ấy, cái tình túy ấy đang bị qui trình vận động nghiệt ngã, lạnh lùng của thời gian thiêu hủy và đi vào cõi hủy diệt.

Giọng thơ ngậm ngùi, tiếc thương cho một cuộc đời khắc bạc hay chính là lời cảm thương cho chính thân phận mình? Cái nhìn hôm nay đã được nhìn từ cái của hôm qua, sự lụi tàn được chiếu soi từ vàng son của quá khứ. Tiếng đàn ấy đã gợi ra bao cung bậc, bao nỗi niềm, ứng lên bao khúc nôi tâm trạng. Có lẽ, nó là tiếng đàn tiền thân của cùng đàn bạc mệnh của Kiều sau này. So với tiếng đàn của người con gái "sắc sảo mặn mà" thì giai điệu của tiếng đàn trong bài thơ này có phần còn sơ lược. Điều đó có lẽ cũng dễ hiểu. Bởi khúc bạc mệnh trong Truyện Kiều là do người đàn sáng tạo ra từ chiêm nghiệm, suy tư cá thể còn ở đây là một khúc ca đã trở nên cổ điển, vốn có từ lâu, khúc Trung Hòa đại nội để phục vụ các bậc đế vương. Dường như đối với người nghe lúc này thì tiếng đàn là tuyệt vời nhất, đáng nói nhất:

"Ai này nghe nhường quên mệt mỏi,

Rỗ tiếng đàn đại nội Trung Hòa

Tây Sơn quên cả tiếng gà tan canh.

Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng,

Tiền như bùn ước lược qua qua."

(Long Thành cầm giả ca)

Ca ngợi tài sắc của giai nhân đất Long Thành, lời thơ của Nguyễn Du còn thấm đượm ý vị triết lý nhân sinh về vinh, nhục, thăng, trầm ở đời. Tài sắc, tài hoa từ bao đời nay vẫn thế, lúc nào cũng đứng trước thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Đằng sau từng câu từng chữ của Long Thành cầm giả ca, ta cảm nhận sâu sắc hơn chất triết lý rất đời ấy.

Lần này Nguyễn Du trở lại Thăng Long trong tâm thế khác. Là một ông chánh sứ. Trong bữa tiệc hoa của quan Tuyên phủ sứ Hà Thành, có rất nhiều ca nhi, kỹ nữ xinh tươi. Ấy vậy mà thật là lạ. Đôi mắt của Nguyễn Du cứ đăm đắm nhìn về phía cuối chiếu:

73

"Mé cuối tiệc một người nho nhỏ,

Tóc hoa râm mặt võ mình gầy

Bơ phờ chẳng sửa đôi mày".

Tiếng đàn ấy đã gợi cho Nguyễn Du biết bao nỗi niềm tâm sự. vẫn là tiếng đàn tài hoa của ngày xưa, chỉ cổ điều người đàn đã tàn tạ, héo khô đi rất nhiều ... Trước sự thay đổi lạnh lùng và nghiệt ngã ấy, nỗi đau trong ông hiện lên rất đời, rất thực...

Dưới con mắt của một người nghệ sĩ, quỉ luật tự nhiên của tạo hóa mới vô tình và nghiệt ngã làm sao. Đối với giai nhân, thi sĩ thì cái đẹp là của cải vô giá. Nguyễn Du cũng là một nghệ sĩ nên ông rất ý thức về điều đó, rằng những trang quốc sắc thiên hương luôn tâm niệm "bất hứa nhân gian kiến bạch đầu". Thế mà hôm nay, ông lại gặp những người con gái xưa, kẻ con bồng, con dắt, người xơ xác, tiều tụy héo khô ... Đứng trước bao nỗi niềm ngổn ngang ấy, Nguyễn Du đã thốt lên những câu thơ giữa mênh mang cảm xúc.

"Phúc bồn dĩ hỉ nan thu thủy

Đoạn ngẫu thuổng tại vị tuyệt ty!

Kiến thuyết giả nhân dĩ tam tử,

Khả liên do trước khứ thời y

(Ngô gia đệ cựu ca cơ) (Chậu đổ thôi rồi khôn vớt lại,

Ngó lìa thương nỗi vướng tơ này Lấy chồng đã có ba con nhỏ, Áo cũ thương sao mặc đến nay!)

Sợi tơ sen vấn vương hay cõi lòng ông đang luyến lưu không muốn rời đứt với những kỷ niệm xưa đang ồ ạt hiện về?. Tất cả những tâm sự ấy đã về cùng ông để thổi bùng lên ngọn lửa yêu thương trong trái tim đa cảm ấy.

74

1.3.3.Nguyễn Du vối người nghèo

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)