BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU
2.3.2.Con người đời thường
chí của Nguyễn Du". Tuy nhiên hoàn toàn trong tiếng thơ ấy không hề thấy có khẩu khí của một ông quan, không có những chuyện "tu tề trị bình, không những việc ích lợi quốc lợi dân ... mà chỉ thấy dằng dặc trong ấy là những nỗi niềm, những day dứt âu lo về no, đói, về nhân tình thế thái, về những sự được, mất của cuộc đời, về ước mơ được một cuộc sống an lành, nhẹ nhàng, thanh thoát như bao người ... Chính ở đây, nét thơ thể hiện hình tượng con người đời thường trong Nguyễn Du.
Trước hết, con người đời thường trong thơ Nguyễn Du ý thức và lo lắng về no, đói. Dường như với ông, cái đói luôn nhanh chân đến với người nghèo. Ông đã từng nói "Người ta thà chết còn hơn nghèo", đã từng nhìn thấy dáng điệu rầu rĩ vỗ về con ưong cơn đói khát của người mẹ hành khất.
117
"Kiến nhân bất ngưỡng thị
Lệ lưu khâm lang lang"
(Sở kiến hành) (Thấy người không dám ngước nhìn lên
Nước mắt chảy ròng ròng trên vạt áo)
Rồi đến sắc mặt xanh xao, ốm đói của những người dân khốn khổ chạy loạn, đói khát.
"Đại nam tiểu nữ tần cơ sắc
Khang tì vi thực lê vi canh"
(Trở binh hàng) (Trai lớn gái bé đều có sắc mặt ốm đói Tấm cám làm cơm, rau lê làm canh)
Nguyễn Du thấy thương xót cho những cuộc đời trần trụi khổ ải.
"Dã túc phùng tiều giả
Tương liên bất tại đồng"
(Phượng hoàng lộ thượng tảo hành) (Trọ nơi đồng quê gặp người hái củi
Thương nhau không cứ ở chỗ giống nhau)
Con người vất vả quanh năm không biết đến xuân là gì. Nguyễn Du là người rất ý thức về cái nghèo. Cái nghèo của chính bản thân mình, của gia đình mình. Trong Nam Trung tạp ngâm, ông đã xót xa viết:
"Cố hương cang cạn cửu phương nông
118
(Ngẫu hứng 4) (Quê nhà hạn hán hại hoa màu
Mười đứa con thơ xanh tựa rau) Và ở một bài khác:
"Thập khẩu để cơ Hoành Lĩnh Bắc
Nhất thân ngoa bệnh đế thành Đông"
(Ngẫu đề - NTTN) (Mười miệng đói kêu ngoài cửa Bắc
Một mình bệnh rụi góc thành Đông)
Cái nghèo, cái đói trở thành nỗi ám ảnh thường nhật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Ông nói đến chúng nhiều lần, và không chỉ trong Bắc hành tạp lục.
Trong bài Khất thực (Xin ăn) ở tập Nam Trung tạp ngâm ông đã nói đến cái nghèo một cách cay đắng:
"Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên
Triển chuyển nê đồ tam thập niên
Văn tự hà tằng vi ngã dụng? Cơ hàn bất giác thụ nhân liên"
(Kiếm dài ngạo nghễ hiên ngang như tựa trời xanh Lăn lóc trong bùn lầy đã ba mươi năm
Văn chương chữ nghĩa nào đã từng có ích gì cho ta? Không dè đói rét phải nhận lòng thương hại của người)
Văn chương, chữ nghĩa cũng trở nên vô ích trước cái đói, cái nghèo. Con người cũng có ý chí nhưng phải dậm chân gác kiếm mà đứng nhìn trời xanh. Thật là đau xót.
119
Trong "Mười năm gió bụi" (Thập tải phong trần) Nguyễn Du là người chạy trốn "khứ quốc" và "cùng đồ". Hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ thật thương cảm. Nghèo túng, ăn nhờ ở đậu đã đành, nhưng cái chính là đang bế tắc vì không biết theo ai, làm gì. Thật là một đêm tối (hắc dạ) đối với ông.
Trải thân trong cuộc đời, con người có nhiều thứ để lo toan. Thời loạn lo chạy giặc, lo chết, lo đói ... thời bình thì lo già, lo bệnh, lo đói, lo sao cho có cuộc sống đủ đầy, lo sao cho được ăn ngon, mặc đẹp ...
Khi đứng trước quá nhiều nỗi lo trong cuộc đời, con người cảm thấy bế tắc, mất phương hướng, cũng chẳng có chỗ để cậy nhờ, tựa nương. Con người lo toan xuất hiện, luôn âu lo, trăn trở về cuộc đời.
Con người trong thơ Nguyễn Du còn ý thức và lo lắng về sự già nua của mình. Cái già đến đầu tiên ở mái tóc bạc. Nguyễn Du là người luôn bị ám ảnh bởi mái đầu bạc. Lúc bấy giờ ông mới ba mươi mà đã thấy nói đến mái đầu bạc rồi, Trong bài "Mạn hứng" ông than:
"Hư danh vị phóng bạc đầu nhân"
Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du nhiều lần nổi đến tóc bạc:
"Người tráng sĩ bạc đầu buồn ngửa mặt lên trời"
"Bạc đầu buồn chẳng trở về quê, mấy sợi tóc bạc lòng thòng xuống vạt áo. Bạc đầu
còn được thấy Thăng Long".
"Trên cát hiện rõ mái đầu bạc, tóc bạc phơ phơ trước gió chiều, trên gối nằm nơi
đất khách, hai mái tóc bạc lù xù ..."
Còn trong Bắc Hành tạp lục, có đến 14 lần hình ảnh con người tóc bạc xuất hiện:
"Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh"
(Thăng Long II) (Mái tóc của mình đã lốm đốm bạc rồi!)
120
"Nam hà qui lai đầu tận bạch"
(Long Thành cầm giả ca) (Ta từ Nam Hà trở lại, đầu bạc trắng hết)
"Nhất lộ giai lai duy bạch phát"
(Nam Quan đạo trung) (Dọc đường chỉ làm bạn với mái tóc bạc)
"Chu trung niên thiếu giai bạch đầu"
(Bất tiến hành) (Ngồi trong thuyền, bọn ưẻ cùng bạc đầu!)
"Nại hà đầu dĩ bạch như ngân"
(Quảng Tế Ký thắng) (Khốn nỗi trên đầu tóc đã bạc trắng)
"Bạch phát thu hà hạn,"
(Tín Dương tức sự) (Tóc mình bạc nên tứ thu càng nhiều)
"Bạch đầu túc tích biến sơn xuyên"
(Hàm Đan tức sự) (Đầu bạc mà đấu chân còn in khắp núi sông)
"Tiếu ngã bạch đầu mang bất liễu,"
(Đông A sơn lộ hành) (Cười cho mình bạc đầu mà vẫn lận đận chưa thôi)
"Ba ba bạch phát hồng trần lộ"
121
(Giữa đám bụi hồng, tóc ta càng thấy trắng phau)
"Đáo đắc thanh sơn tận,
Kỳ như bạch phát hà”
(Hoàng Mai đạo trung) (Đi cho hết núi xanh
Khốn nỗi tóc đã bạc)
"Tiếng hoa bách tử khẳng hứa thực,
Bạch đầu khứ thử tương an qui? "
(Hoàng Mai sơn thượng thôn) (Hoa tùng hạt bách mà ăn được, khi đầu bạc, không về đây)
"Tráng niên ngã diệc vì tài giả,
Bạch phát thu phong khổng tự ta"
(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch) (Thuở trẻ, ta cũng là kẻ tài ba, nay đầu đã bạc,
Chỉ than thở trước gió thu mà thôi)
"Bạch đầu thiên lý tẩu thu phong"
(Nhiếp khẩu đạo trung) (Đầu bạc còn phải đi giữa gió thu ngoài nghìn dặm)
"Tiểu ngã bạch đầu mang bất liễu,
Nghiêm hàn nhất lộ quá Sơn Đổng"
(Đông A sơn lộ hành) (Cười cho mình bạc đầu mà vẫn lận đận chưa thôi,
122
Giữa lúc giá lạnh phải qua Sơn Đông!)
Sống trên đời ai cũng sợ tuổi già. Người bình thường sợ, văn nghệ sĩ thường sợ hơn. Các nhà thơ khi về già ai cũng nói đến tóc bạc với nỗi lo nhưng chắc có lẽ chưa ai nói nhiều và nói với giọng điệu thảm thiết như Nguyễn Du. Đọc những lời đau thương này, người ta rất muốn biết cụ thể, chính xác những vất vả, luân trong cuộc đời thật của Nguyễn Du, gió mưa làm gì đủ sức làm cho đầu thi sĩ chớm bạc như vậy! Ai cũng biết thế. vả lại trong thơ cổ điển Việt Nam, Nguyễn Trãi cũng nói về tóc bạc:
"Lòng một tất son còn nhớ chúa
Tóc hai phần bạc bởi thương thu"
"Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái"
"Âu thì tóc đã bạc mười phân "
"Tuổi năm mươi đầu đã bạc"
Nhưng đó cũng là một kiểu nói khác. Là giọng điệu của người hài lòng khi đã làm xong, phụng sự tốt sự nghiệp của nước nhà, là người mãn nguyện với thú quét tuyết thưởng mai, với non nước, sơn thủy hữu tình. Nguyễn Trãi quay lui về để sống cùng tuổi già trong tâm thế của người bỏ qua nỗi buồn thế sự. Còn Nguyễn Du nói đến tuổi già với lòng miễn cưỡng, u uất, lẫn khiếp sợ. Có lẽ ông suốt đời mang một nỗi sầu không thể tâm sự, cũng không thể cởi bỏ nên nó ẩn vào bên trọng và làm tóc chóng bạc chăng?
Theo dõi cuộc đời Nguyễn Du từ lúc là một trang thanh niên với nhiều khát khao hoài bão đến lúc "Tóc bạc phơ phơ trước gió chiều" ấy làm chúng ta muôn phần thương cảm. Còn gì đáng thương hơn một con người chỉ ngoài ba mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng, sức khỏe tàn tạ, gầy yếu. Một vị quan chưa hẳn là đạt quan, chưa khi nào thấy hài lòng thực sự về sự nghiệp, công danh của mình. Luôn luôn, trong tâm thức con người đầy lo toan ấy là sự khắc khoải day đứt đến bạc đầu cho nỗi niềm thế sự, cho sự nghiêng ngả đảo điên của kiếp phù sinh. Một mái đầu bạc chênh vênh vẫn mãi còn rong ruổi trên đường chiều mờ mịt, giữa đám bụi hồng, giữa dãy núi xanh. Từ lúc tóc còn xanh cho đến khi tóc bạc là cả một quãng đời dài mà con người ai cũng phải trải qua. Vậy mà con
123
người trong thơ lại thấy nó rất ngắn "thoáng đó mà tóc đã bạc, thoáng đó mà đã trăm năm". Cái "một thoáng" đó nhanh chóng phủ chụp lấy con người, nhanh chóng đi vào cõi hư vô, đi vào hủy diệt. Con người cảm nhận được hết nhưng không thể nào chạy trốn được.
Luôn bị ám ảnh, luyến tiếc quá khứ vàng son tươi đẹp đã qua là một nét biểu hiện nữa của con người đời thường. Trên đường đi qua Thăng Long, Nguyễn Du bùi ngùi khi nhìn thấy dấu tích của con đường cũ. Thành quách, cung điện, đường sá, những ngôi nhà đồ sộ nghìn xửa nay đã trở thành đường cái ...
"Tản Lĩnh Lộ Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung"
(Thăng Long I)
(Núi Tản, Sông Lô bao nhiêu năm vẫn thế, đầu bạc rồi mà còn được thấy lại cảnh Thăng Long. Những ngôi nhà đồ sộ nghìn xưa nay thành đường cái. Dải thành mới làm mất dấu vết cung điện xưa).
"Cổ thời minh nguyệt chiếu tận thành,
Do thị Thăng Long cựu đế kinh
Cù hang tứ khai mê cựu tích,
Quản huyền nhất biến tập tân thanh"
(Thăng Long II)
(Mảnh trăng ngày trước soi xuống ngôi thành mới. Đây vẫn là Thăng Long, đô thành của các triều vua xưa. Đường sá dọc ngang, xóa mất hết dấu vết cũ. Tiếng đàn sáo cống đổi khác, xen lẫn nhiều âm thanh mới).
124
"Tương thức mỹ nhân khan bão tử, Đông du hiệp thiếu tấn thành ông."
(Thăng Long I)
(Các cô gái xinh đẹp ngày trước nay đã có con ẵm, Các bạn hào hiệp thuở nhỏ nay cũng thành ông già).
"Phồn hoa nhân vật loạn lai phi,
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri.
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển,
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly"
(Ngô gia đệ cựu ca cơ)
(Sau buổi loạn lạc, nhân vật nơi phồn hoa này đã khác trước nhiều. Con chim hạc đen bay trở lại, nào mấy ai biết?)
Ta từng nghe giọng hát uyển chuyển của nàng hồi ấy mặc áo màu hồng. Nay đầu đã bạc, mới gặp lại nhau, chỉ nghe nàng than thở nỗi lưu ly).
Rõ ràng, không hề giấu che hình ảnh của một con người có cảm xúc chân thực, rất đời thường:
"Phúc bồn dĩ hỉ nan thu thủy
Đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti"
(Ngô gia đệ cựu ca cơ)
(Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại
Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương!)
Sợi tơ sen vấn vương không muốn đứt kia có phải chăng là tấm lòng là niềm luyến tiếc mà con người muốn níu lại, giữ lại cho cuộc đời mình. Và trong ấy dường như có cả sự tiếc thương cho sự sụp đổ của một triều đại mà Nguyễn Du đã từng cúc cung phụng
125
sự. Trong từng lời, có cái gì cay đắng, chua chát lắm nhưng rồi cuối cùng thì con người cũng phai bình tĩnh mà chấp nhận sự thật, và tự xoa dịu cơn bão lòng của mình.
"Cổ kim vị kiến thiên niên quốc"
Vị Hoàng Doanh (THTT) (Xưa nay chưa từng thấy triều đại nào đứng vững nghìn năm)
Câu nói như một tiếng thở dài khẽ khàng, chấp nhận. Tâm sự này, Nguyễn Du cũng đã bộc lộ khi có dịp ra xứ người.
"Đãn đắc thử tâm vô phụ Sở
Bất tri thiên mệnh dĩ qui Lưu"
(Á Phủ mộ)
(Ông chỉ được điều không phụ nước Sở, nhưng lại không biết mệnh trời đã thuộc về họ Lưu)
Đọc cả ba tập thơ chữ Hán chứ không riêng gì Bắc hành tạp lục sẽ thấy miên man nỗi niềm sâu thẩm của ông về thế thái nhân tình. Con người trong thơ luôn nhận thức được sự khắc bạc của cuộc đời. Bao nhiêu năm giong ruổi xuôi ngược, rồi có được gì hay kết cục chỉ là một cuộc sống long đong, lận đận trong tấm thân dài thước sáu nổi chìm trong vòng trời đất! Cuộc sống hiện tại chẳng có gì để hy vọng, vì từng ngày từng giờ tuổi già cứ sồng sọc chạy đến, sức khỏe suy sụp, đau yếu liên miên cùng với cuộc sống đói nghèo đầy xót xa, tủi cực ...
Cứ thế, trải dài trong những trang thơ là những nỗi buồn, nỗi lo chung cho cuộc đời, cho người, cho mình ... rồi để tự trấn an mình, Nguyễn Du đã tìm ra một giải pháp giúp con người sống hạnh phúc hơn, sung sướng hơn. Con người tìm đến rượu:
"Bách kỳ đản đắc chung triều túy" (Đối tửu)
(Cuộc đời trăm năm chỉ ước được say suốt ngày)
126
(Ở thôn quê mua rượu hoài không chán)
Ông thần rượu Lưu Linh cũng là thần tượng làm cho Nguyễn Du mê say, ca ngợi:
"Túy lý dĩ năng tề vạn vật,
Tử thời hà tất niệm di hài"
(Lưu Linh mộ)
(Khi say đã coi vạn vật như nhau thì sau khi chết, hà tất lo đến hình hài). Người thơ lãng mạn cũng rất hâm mộ Thi Tiên Lý Bạch trong làng say
"Tự ngôn Thần thị tửu trung tiên
Bạc thị vinh danh đồng tệ lý
(Đào hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích) (Tự xưng ta là tiên trong làng rượu
Xem nhẹ vinh hoa như chiếc giày rách)
"Khuyến quân ấm tửu thả vi hoan
Tây song nhật lạc thiên tương mộ"
(Hành lạc từ II) (Khuyên anh uống rượu rồi vui chơi) Mặt trời đang lặn ở cửa sổ phía Tây, trời sắp tối)
Con người ta xưa nay khi chán nản hay có tâm sự buồn thường tìm đến rượu. Hình như từ xưa đến nay vẫn thế. Hồ Xuân Hương dùng rượu để giải khuây, để tránh nỗi buồn hẩm hiu của duyên phận đang cấu xé mình.
"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh.
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
127
Uống say, mục đích là để quên thực tại, quên nỗi buồn nhưtig sau khi say nỗi buồn lại thêm nhiều hơn, minh lại thấy trơ trọi hơn. Nó cũng giống tâm trạng Kiều khi ở lầu xanh:
"Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa"
(Kiều - Nguyễn Du)
Tìm đến rượu để khỏa lấp nỗi đau là giải pháp hữu hiệu nhất từ xưa đến nay. Chí Phèo sau khi "thất tình" với Thị Nở đã uống say đến thành tình và phát hiện ra rất nhiều điều; cô Mỵ ương vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, uống rượu say, bị trói vẫn tưởng ra hạnh phúc đang rập rờn bên mình ...
Còn con người trong thơ khi say chừng như thấy được sự hữu hạn của kiếp người. Kiếp người ngắn và đầy những âu lo toan tính, vì vậy mà nếu có dịp thì hãy vui chơi cho thỏa thích, có rượu thì cứ uống, Hãy như Nguyễn Công Trứ xưa kia ...
"Nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày
Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi.
Nhắn con tạo hóa xoay thời lại.
Để khách tang bồng rộng bước chơi"
(Đời người thấm thoắt)
"Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù "
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)
Nhắc đến rượu, con người ta hẳn chắc sẽ nhớ đến ông "Thần rượu Lưu Linh. Người này sống ở đời Ngụy Tấn đã say suốt đêm ngày. Ông tìm quên trong rượu, tìm vui trong rượu vì ông cho rằng chính trị đương thời hắc ám, vua hôn ngu, quan tham bạo, quốc thế sắp khuynh vong trước oai võ uy hiếp của rợ Ngũ Hồ. Câu nói "Tử tiện mai" (Chết đâu
128
chốn đó) trở thành câu nói bất tử, giúp Lưu Linh trở thành đệ nhất danh rượu trong làng say. Còn thơ ca Việt Nam hẳn chắc không quên Cao Bá Quát:
"Say khướt về không cần kẻ đỡ
Một sống khói trúc mơ hồ xa ...
Lầm rầm ghé tối hoa sen hơi.
- Có đỏ được bằng mặt rượu ta?"
"Gõ lấy nhịp đọc câu Trương Tiến Tửu
Quân bất kiến, Hoàng hà chi thủy thiên
Thượng lai hôn lưu đáo hai bất phục hồi?
Làm cho cho mệt một đời"!
(Bài thơ đề ở vách núi Sài Sơn) Và có lúc ông xem rượu như một trò tiêu khiển:
"Hãy tiêu khiển một vài chung lếu láo
Trầm tư bách kế bất thư nhàn"
Đó là suy nghĩ của Cao Bá Quát khi thất chí, buồn chán sự đời. Còn Nguyễn Du, rượu đối với ông không phải là thứ nước cay nồng mà là phương thuốc giải trị nỗi buồn. Con người trong thơ hài lòng, sung sướng khi thưởng thức nó.
"Thế lộ trần ai tín hỗn trọc
Bất như chung nhật thống ẩm toàn ngô thiên!"
(Đào hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích) (Đường đời đầy gió bụi, thật quả là dơ đục,
Chi bằng suốt ngày uống tràn để giữ trọn tính thiên nhiên của ta!)
Con người trong thơ đôi lúc lại có những ước muốn kỳ quặc, muốn được hưởng lạc