1.2.3.Tình yêu của sứ giả đối với quê hương đất nước.
sắc thái. Một trong những biểu hiện ấy là tấm lòng thương nhớ quê hương. Tấm lòng ấy, tình yêu ấy được ông truyền đạt qua những vần thơ Nôm đặc sắc.
Xin được trích dẫn một đoạn trong Sứ trình tân truyện.
Kỳ lừa cây rợp bóng êm
Cửa the nhà gấm vây thêm tứ bề
Khách thương buôn bán đi về
Cửa thông hai nước chợ lề sáu phiên
Dịch mai xẩy thấy tin truyền
Quý đông mồng bảy sứ liền quán quan.
Tiếng người, tiếng súng dây ran
Kẻ về Kinh Quốc, kẻ sang Yên Đài
43
Quan thân hai chữ một vai đã quằn
Tôi người đâu ngại nhọc nhằn
Song le cố quốc khôn ngăn được lòng
Chỉnh phu dóng dã đã xong
Xe xe ngựa ruổi rong trên đường
Bên giời ác đã ban vàng
Lạ người lạ cảnh bước càng dừng chân
Núi quang đường phẳng thôn gần Điếm quang sặc sỡ, nhà dân sum vầy
Đầu ngàn khỏi tỏa ngàn cây
Tràn về tiếng địch lọt mây xoang dài
Đây là bài thơ miêu tả phong cảnh và sinh hoạt của phố Kỳ Lừa ngày xưa. trong từng câu chữ, ta thấy hiện lên một bức tranh thôn quê đầm ấm, hiền hòa ...thêm vào đó tài sử dụng ngôn ngữ của tác giả thật điêu luyện, có sự gần gũi với những vần thơ Nôm sau này.
Và đây là cảnh một đêm đông trên đường đi thuyền:
"Tuyết núi mưa ngàn phún phún rây,
Trong niềm ngay ngáy thuở đêm chầy
Ngâm nga một quyển đèn tha nguyệt
Bát ngát năm canh gió thổi cây
Tiếng đạc pha sương khoan lại nhặt
Lòng thơ mượn khúc tỉnh thời say
44
Nước chảy non cao mấy kẻ hay
(Đi thuyền đêm đông)
Đọc qua một vài chữ cổ như "đạc" nghĩa là "tiếng mõ", tức tiếng mõ cầm canh đêm, "khúc": lòng như mượn khúc, tức là mượn hơi men, cầm tức là đàn, chúng ta thấy bài thơ mở ra thế giới của tình và cảnh quyện vào nhau, và trong bức tranh này có ngụ ý ít nhiều tâm sự.
Thời gian trong bài thơ là một đêm đông. Không gian là đất khách quê người. Trước thời khắc tịch mịch trong đêm lạnh có mưa, có tuyết ấy đã gợi lên trong lòng nhà thơ bao nỗi niềm. Bên ngọn đèn, nhà thơ đã thức suốt năm canh để nghĩ ngợi. Tiếng mõ cầm canh lúc khoan lúc nhặt cùng với tiếng gió thổi xào xạc trên cây làm nhà thơ thêm não nuột. Không gian, thời gian tưởng chừng như đọng lại trong nỗi nhớ nhà của nhà thơ. Thêm vào đó, tiếng đàn tỳ bà bên thuyền vọng lại làm nỗi nhớ cứ dày lên, nhức buốt thêm ... Thế nhưng có ai là người tri âm, tri kỷ với mình. Lời thơ bình dị mà vô cùng thanh thoát. Tất cả những lời thơ như nối lại mạch nguồn cảm xúc dạt dào đang chảy trôi miên man vô tận trong ông.
Còn Nguyễn Kiều, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, trong một đêm mưa đã viết:
"Trích toái hương tâm thiên vạn lý
Xao tàn lữ mộng nguyệt tam canh"
(Nhỏ nát làng quê trường vạn dặm Khuya tàn mộng khách nguyệt ba canh)
Nỗi nhớ nhà thật thiết tha và đau đớn. Phải chăng trong nỗi nhớ nhung vời vợi ấy có cả hình bóng người vợ hiền yêu thương mà nhà thơ vừa mới cưới?
Được cử đi sứ là một vinh dự nhưng đôi khi đó là một tai họa. Bởi có người đi sứ bị giữ lại đến 18 năm như Lê Quang Bí đi sứ Minh. Không kể những chuyện kém may mắn đó thì chuyến đi xa này cũng làm họ nhớ nhà nhớ nước đến quay quắt. Nhất là vào những
45
lúc chiều tà hay những đêm mưa rả rích càng làm cho nỗi nhớ rộn rã hơn trong lòng các nhà thơ.
Trong lộ trình đi sứ, Nguyễn Du có qua lầu Nhạc Dương. Nhà thơ không nói rõ là mình đến thăm lầu trong thời điểm nào nhưng trong cảm nhận của người đọc, có lẽ đó là quãng xế chiều. Bởi vào thời khắc này, tấm lòng người xa quê thường u buồn, trĩu nặng nhất. Ai xa quê cũng thấy sợ buổi chiều. Bởi chiều là thời điểm của sự trở về, sự đoàn tụ. Chiều, đàn chim bay về tổ, thủy triều về với biển. Tất cả đều trở về với nơi chốn, tổ ấm nguồn cội của mình. Chính vì lẽ đó, người lữ thứ nào khi xa quế cũng đều thường có cái cảm giác lẻ loi, bơ vơ, cô độc nơi đất khách, quê người. Hiểu được điều đó mới thấm thìa được nỗi buồn của tác giả.
"Bờ cao lầu chót vót
Trèo lên sảng khoái ghê
Mây nổi Tam Sở khắp,
Nước thu chín sông về
Ba say truyền chuyện cữ,
Một vệt ngắm trời quê.
Tựa cửa gió tây thổi,
Tiếng hồng nhạn não nề."
(Lên lầu Nhạc Dương).
Không chỉ là đêm mưa, chiều tà mà cả đến tiếng chim hót, tiếng chuông đêm cũng làm các sứ giả thao thức "lòng quê":
"Hành hương thiên lý phiếm chỉnh bồng,
Thiều đệ Nam Quan cách kỷ trùng,
Hồi nhạn phong tiền lương vũ dạ,
46
(Phan Huy Chú) (Con thuyền ngàn dặm lướt dòng Tương,
Xa cách Nam Quan mấy độ đường Mát rượi đêm mưa bên núi Nhạn Lòng quê thao thức tiếng chuông vang ...)
(Trần Duy Vân dịch)
Cả đến tiếng chim hót, Đinh Nho Hoàn cũng tưởng như thấy đấy là tiếng chim của quê hương mình:
"Thúy gian khước ái nam chi điểu,
Hiển hoan kiều nghinh cổ quốc ông"
(Trong khoảng cây biếc đáng yêu thay con chim đậu cành nam Mắt long lanh trìu mến chào đón ông già cố quốc) Và chỉ một tiếng lá rụng cũng làm Trương Hảo Hiệp băn khoăn:
''Đêm qua lá đỏ bên bờ rụng Biết có trôi về đất Việt ta? "
Tấm lòng nhớ nước thương nhà ấy là cơ sở, là nền tảng vững chắc để tạo nên lòng yêu đất nước, tự hào về dân tộc Việt Nam.
Sống trong cuộc đời, chúng ta đã từng gặp gỡ nhau. Cuộc gặp gỡ nào cũng để lại một dấu ấn, một kỷ niệm. Các nhà thơ - sứ giả từ đời Trần, Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn dù không sống chung trong một thời nhưng ai đã đi sứ Trung Quốc đều gặp gỡ nhau ở một mạch nguồn. Đó là ý thức trách nhiệm của mình trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc, là lòng yêu cái đẹp của phong cảnh, của tình người trên đường đi sứ. Và vượt lên trên tất cả là tình cảm của các thi nhân đối với quê hướng, đất nước.
47
Tóm lại, có thể nói rằng thấm nhuần trong thơ đi sứ là tấm lòng nghìn đời của các nhà thơ, những tấm lòng sáng trong và ưu ái. Tấm lòng ấy là cái gốc vĩnh cửu của thơ ca, nó làm cho thơ ca sống và làm xúc động con người qua bao thế hệ.
1.3.BẮC HÀNH TẠP LỤC - NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU