2.3.3.Con người vũ trụ

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 132)

BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU

2.3.3.Con người vũ trụ

niệm triết học về con người nhưng thật ra thì giữa chúng luôn có một mối quan hệ tương thông cần thiết. Quan hệ của triết học về con người luôn ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật.

133

Con người trong thời cổ luôn tự đặt mình trong mối quan hệ tương thông, tương hợp với thiên nhiên. Người Trung Quốc thì cho rằng đó là quan niệm "Thiên nhân hợp nhất", "Thiên thân tương dữ" nghĩa là trời và người có quan hệ mật thiết với nhau. "Nhân thân tiểu thiên địa" (Con người là một đất ười, là một thế giới nhỏ). Đến những bậc tiền bối đáng kính như Trang Tử, Mạnh Tử cũng luôn xem mình là một thế giới nhỏ của đất trời. Chắc ai cũng biết câu nói nổi tiếng của Thiên Tử 'Thiên địa dữ ngã tinh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất" (Trời đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một) hay của Mạnh Tử "Vạn vật giai bị ư ngã" (Vạn vật đều có đầy đủ trong ta)...

Con người trong thơ cổ thường gắn liền với không gian vũ trụ. Theo Trần Đình Sử: "Không gian nghệ thuật trong thơ cổ điển là không gian vũ trụ bởi vì người xưa rất khao khát được lên cao để chan hòa với vũ trụ, để chiếm lĩnh không gian. Và trong thơ cổ không có chỗ cho không gian cá nhân. Thơ trữ tình dù rất riêng tư nhưng cá nhân ở đây là hòa đồng với thế giới, hòa tan với vũ trụ. Cá nhân cũng là một vũ trụ do quan niệm triết học: Con người là một trong 'Tam tài" (Thiên - địa - nhân) chi phối". Con người có thể cảm thông với trời đất "Thiên nhân tương cảm"; trời đất cùng sinh ra với ta "Thiên địa dữ ngã tịnh sinh" (21).

Như vậy, từ khái niệm ban đầu, con người vũ trụ có nghĩa là con người có liên quan mật thiết với đất trời - vũ trụ. Con người là một "tiểu vũ trụ" trong lòng đại vũ trụ mênh mông. Đó cũng là quan niệm về con người thời cổ và tồn tại mãi suốt thời phong kiến và thời cận đại.

Trong thơ Đường, con người vũ ưu luôn ở trong tầm nhìn thoáng đạt rộng rãi, bao la. sống trong tâm thái đó, họ hầu như quên hết nhọc nhằn, âu lo, phiền muộn, những toan tính của cuộc đời. Họ tự giải phóng mình ra khỏi khung thời gian tuyến tính. Vì thế, cuộc sống họ thỏa mái, vô tư.

Dữ Lư Viên ngoại tượng quá Thôi Xử Sĩ Hưng Tôn lâm đinh

134 Lục thụ trùng âm cái tứ lân

Thanh đài nhật hậu tự vô trần Khoa đầu cô cử trường tùng hạ.

Bạch nhãn Khan Tha thế thượng nhân"

(Đến nhà ẩn sĩ Thôi Hưng Tôn trong rừng cùng với Lư Viên Ngoại)

"Bốn bễ rợp dưới bóng cây

Rêu xanh chẳng gạn mảy may bụi hồng

Từ quan, nằm khểnh rừng thông.

Gương đôi mắt trắng mà trông người đời"

(Nguyễn Sĩ Đại) Và ở một bài thơ khác:

Đăng Quán Tước Lâu

(Vương Chi Hoàn)

"Bạch nhật y sơn tận

Hoàng Hà nhập hải lưu

Dục cùng thiên lý mục

Cảnh thưởng nhất tằng lâu"

(Mặt trời tắt sau núi Hoàng hà nhập biển sâu Muốn lên xa nghìn dặm

Lên nữa một tầng lầu)

135

Và đây, có thể xem là tuyệt cú của thơ Đường về hình ảnh con người vũ trụ

Tuyệt Cú

Đỗ Phủ

"Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu

Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên

Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền"

(Hai cái oanh vàng kêu liễu liếc Một hàng cò trắng vút trời xanh Nghìn năm tuyết núi song in sắc Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình)

(Tản Đà)

Đây là bài thơ của Đỗ Phủ viết sau loạn An Lộc Sơn. Hoàn toàn trong bài thơ không có dấu vết của chiến tranh, ly tán. Thấp thoáng ở từng lời là khung cảnh thanh bình đầy sức sống của thiến nhiên, muôn vật. Từ con chim oanh gọi liễu đến từng đàn cò bay vút vỗ cánh giữa bầu trời xanh... Một bức tranh cuộc sống yên bình, êm ấm.

Thơ Nguyễn Du nhuốm đầy màu sắc tâm trạng. Cho nên, con người vũ trụ trong thơ ông cũng là con người tâm trạng. Con người ấy được thiết lập ở vị thế đối chọi lại với đất trời.

Khác với Cao Bá Quát là người luôn đặt mình giữa khung trời đất.

"Thị thành nơi ở thấp ồn

Một anh già ốm trong khuôn đất trời

Giữa trời đất, một anh tù làm thơ"

136

"Trời cao, đêm mờ mịt

Dưới có người không ngủ

Trên có vì sao muốn rơi"

Con người vũ trụ trong thơ Cao Bá Quát có tầm vóc, hòa nhập, tương thông với trời đất. Con người ấy lên trời thăm tiên:

"Ta khoa tay rồi sà từ ngọn gió nồm

Trở về ta huýt một hồi sáo dài

Nâng chén rượu toan hỏi trời..."

Trong bài thơ thứ tư đề vào vách núi Sài Sơn người đọc càng thấy rõ cái tầm vóc vũ trụ của con người trong thơ:

"Tham chơi đầu bạc hứng chưa nguôi

Chống gậy trèo cao rộng bước chơi

Bút cuốn khói mây mười sáu ngọn

Mắt thu non nước vạn trùng khơi

Am xưa hạc Ốm nghe im tiếng

Rồng bướng vây gương dậy giữa đồi

Hãy tới chợ trời tung điệu sáo

Vòm trời cười hỏi mất xa vời"

Con người trong thơ tự xem mình là "tiểu vũ trụ" có xu hướng hội nhập tương thông cùng với "đại vũ trụ" và "những tiểu thiên địa". Nói như người xưa, đó là cách làm của giọt nước đi tìm về biển cả để cho mình khỏi bị tan biến đi.

Con người ta khi thoát khỏi những nhỏ nhen, vụn vặt của đời thường đều muốn hòa nhập, tương thông với vũ trụ. Nhất là khi bước lên đài cao, ai cũng thấy được thoải mái, thật sự cởi bỏ cái tâm đầy ưu tư âu lo của mình. Ngày xưa, Nguyễn Trãi lo đời, ưu dân ái

137

quốc đó, lúc cuối đời bị hãm vào cảnh phải chướng tai gai mắt nhìn bọn gian thần lũng đoạn vây quanh mà Nguyễn Trãi đâu có giấu được tấm lồng son của mình. Với Ưc Trai, cái đẹp luôn thường trực ở trong tâm hồn. Vậy cho nên, gặp cái đẹp trong vũ trụ thì hòa mình ngay, thích ứng ngay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi ương một chiếc thuyền câu trong cảnh lạ, đêm thanh, nhìn "nguyệt mọc đầu non" và "khói tan mặt nước", ức Trai bảo đó là:

"Giang san dạm được đồ hai bức

Thế giới đông nên ngọc bầu"

(Giang thiên mộ tuyết - Hồng Đức quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi)

Vậy đó, con người cao khiết ấy dù nếm biết bao giông bão của đời vẫn luôn có trái tim riêng dành cho cuộc đời. Còn Nguyễn Du đi đâu, người chỉ thấy toàn bụi, cát, và bóng tối ... thấy toàn những cuộc đời chìm nổi, chuyện trăm năm, nghìn năm, chuyện bãi bể hóa nương dâu...

Khi lên lầu Hoàng Hạc, nhìn trước mắt khói sóng mênh mang. Con người như đứng trước một khoảng không gian rộng lớn, nhìn hút tầm mắt. Ở đây con người không còn cảm thấy ngột ngạt, bức bối nữa nhưng lại rơi vào một trạng thái khác, đó là cảm giác chới với của người mất điểm tựa, mất phương hướng.

"Hạm ngoại yên ba chung diếu diếu,

Nhãn trung thảo thụ thượng y ý.

Trung tình vô hạn bằng thúy tố,

Mình nguyệt thanh phong dã bất tri"

(Hoàng Hạc lâu) (Phía ngoài lan can, khói sóng vẫn mênh mang, Trước mắt cỏ cây, vẫn như cũ không hề đổi thay

138

Trăng trong gió mát cũng không thể hiểu thấu)

Con người vũ trụ trong thơ Nguyễn Du cũng có lúc ao ước muốn được vĩnh cửu, cùng trường tồn ười đất, hòa hợp với thiên nhiên.

"Thanh Sơn lâu các nhất tằng tằng,

Trả kiến yên hà, dạ kiến đăng.

Cổ tự vô danh nan vấn tấn,

Bạch vân thâm xứ ngoa sơn tăng"

(Thương Ngô trúc chi ca - bài số 4) (Non xanh lớp lớp gác chen lầu

Ngày sáng đêm đèn đẹp biết bao! Chùa cổ không tên tìm hỏi khó, Nằm bên mây trắng một thầy tu)

Con người trong thơ xuất hiện trong tư thế vũ trụ, nằm bên mây trắng, đất nối liền với trời. Tiếng thơ cất lên nhẹ nhàng, êm ái, không gian thật thoát tục. Con người cũng đường như trải nhẹ lòng mình vào khoảng không bao la ấy ...

Ở nhiều bài thơ, điểm nhìn nghệ thuật được đặt ở chính giữa trung tâm của vũ trụ.

"Nhất thanh liệt trúc tán lưu hoàng,

Kinh khởi sa đỉnh nhạn sở hàng.

Thiên tế dao chiêm quì khứ xứ,

Thương Ngô bắc thướng định Hành Dương"

(Thương Ngô trúc chi ca VI) (Tiếng ran pháo nổ khói lưu hoàng,

139

Nhìn với bến ười nơi thẳng tới, Thương Ngô phía bắc ấy Hành Dương)

Con người trong thơ đang đứng ở giao điểm của không gian, thời gian mà lên tiếng. Đó là tiếng nói của một tiểu thiến địa giữa lòng đại thiên địa mênh mông và giữa thời gian tiền - hậu vô thủy vô chung. Cái tiểu thiên địa ấy thật cô độc, đơn lẻ và hữu hạn trước cái vô hạn, vô cùng vô tận của vũ trụ bao la. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con người vũ trụ trong thơ thường rất muốn "đăng cao". Ngày xưa, Đỗ Phủ cũng đã từng có được giây phút hòa cùng đất trời, vũ trụ:

"Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai

Chữ thanh, sa bạch, điếu phi hồi

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ,

Bất tận trường giang cổn cổn lai"

(Đỗ Phủ- Đăng Cao)

Con người đã ở trên cao lại càng thấy trời cao hơn. Đầu tiên, đó là cái nhìn quét theo chiều thẳng đứng, từ trời cao gió mạnh thổi dài mang theo tiếng vượn ai oán, đến bến cát trắng có bầy chim lượn vòng. Rồi tia nhìn ấy lại lướt theo chiều rộng, thì chiều rộng cũng "vô biên", "bất tận" với lá rụng tơi bời, sông dài cuồn cuộn. Không gian, cả chiều cao, chiều rộng đều bao la ... chính lúc ở những tầm cao ấy, con người dường như thấy mình bé nhỏ lại đơn độc giữa không gian vô tận, rộng lớn của đất trời.

"Vạn lý bi thu thường tác khách

Bách niên đa bệnh độc đăng đài"

(Muôn dặm thu buồn làm khách mãi Một thân già ốm bước lên đài)

Hai câu thơ chồng chất bao tầng ý thương đau. Người đọc có cảm giác như gieo một chữ là một ngẫm ngợi, day dứt.

140

Cả hai nhà thơ đều "đãng cao" nhưng tư thế của Đỗ Phủ là tư thế buồn là nỗi đau, nỗi sợ luôn dày vò, ám ảnh.

"Gian nan khổ hận phồn sương mẩn"

(Gian nan khổ hận đầu thêm bạc)

Câu thơ như là một bản tổng kết mọi nỗi truân chuyên, đau khổ, uất hận của cả một kiếp người. Và thấp thoáng trong lời thơ ấy là một dự cảm về số phận, về cuộc đời trôi giạt tha phương, về một cái chết không được yên nơi, yên chỗ.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du nằm trong khuôn khổ của nền văn hóa trung đại nên con người nghệ thuật của ông chắc chấn sẽ là con người vũ trụ. Và thơ chữ Hán có làm bật sáng được một tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ hay không?

"Nguy lâu trĩ cao ngạn Đăng lâm hà tráng tai!

Phù vân tam sở tận,

Thu thủy cửu giăng lai"

(Đăng Nhạc Dương lâu) (Bờ cao lầu chót vót

Trèo lên sảng khoái ghê Mây nổi Tam Sở khắp Nước thu chín sông về)

Bài thơ thể hiện khát vọng lớn của con người trong thơ. Đó là ước muốn vươn lên ngang tầm với thiên nhiên, khẳng định tầm vóc của mình. Dù nhận thức được giới hạn của mình nhưng khát khao được mở rộng cuộc đời, mở rộng tâm hồn mình vào vũ trụ. Con người trong thơ mong ước được cưỡi lên trời, được hòa tan vào mây như người đời trước.

141

Ngã dục thừa chi tái thượng thiên".

(Hoàng Hà) (Thu này nếu có bè đi qua

Ta sẽ cưỡi lên trời như người đời trước)

Có vẻ Nguyễn Du "đăng cao" trong tư thế sảng khoải, như ôm hết bầu trời cao rộng, không gian bát ngát về. Cái tư thế sảng khoái của con người gợi lên khí phách và ước mơ của một tâm hồn mong mỏi được tung hoành trong trời đất, hòa vào vạn vật. Thế nhưng đó chỉ là cái tư thế của lúc ban đầu, lúc con người vừa nhón gót bước lên đưa đôi bàn tay mong được giao hòa cùng vũ trụ. Tiếp theo cái tâm thế ung dung, sảng khoái ấy là cả một nỗi niềm.

"Cố hương không nhất nhai"

(Ta trông về cố hương chỉ thấy một vết chân trời mà thôi!) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Tây phong ỷ cô hạm "

(Một mình đứng tựa lan can trước ngọn gió tây)

"Hồng nhạn hữu dư ai"

(Nghe tiếng chim hồng chim nhạn kêu, càng thêm buồn) (Đăng Nhạc Dương lâu)

Con người dù đã "đăng cao" nhưng vẫn không thể nào thoát ra khỏi cái u uất, trầm mặc của cõi lòng. Có cái gì đó bức bối, ngột ngạt đang đè nặng, đang phủ chụp lấy con người.

Bên cạnh đó, con người vũ trụ trong thơ Nguyễn Du còn thể hiện cái tôi. Cái tôi luôn vùng vẫy, cựa quậy, quay đầu, nhớ tiếc về quá khứ. Trong thơ chữ Hán, đặc biệt là ữong Bắc hành con người trong thơ thường khắc khoải đi tìm mình, hiểu mình ... điều này rõ ràng rất thích ứng với giai đoạn cuối của thời Trung Đại. Và ở thời kỳ ấy, con người luôn mang một tâm trạng u uất, tiếc nuối.

142

Con người "đăng cao" trong thơ chữ Hán Nguyễn Du khao khát vươn tới chiếm lĩnh không gian rộng lớn. Nhiửig khi đứng trước không gian rộng lớn ấy, con người lại "hồi thủ", "hồi đầu", con người vũ trụ trong thơ lại đấm chìm ương nỗi nhớ nhà, nhớ quê quay quắt.

Trên đường vạn lý, người lữ khách đi trong rừng phong đầy gió, đầy cát. "Trên đường Tổ Sơn" vẽ ra một con người gần như thất chí. Đó là hình ảnh của một con người có dáng vẻ mệt mỏi, u sầu, đang đi lang thang giữa đám bụi hồng. Trong khoảng không mờ mịt hắt hiu ấy con người cảm thấy cô đơn. Làn tóc bạc trắng phau như ngạo nghễ cười cợt với ánh tà dương của buổi chiều. Thời gian cứ tuần hoàn lưu chuyển, chẳng hề thấy chạnh lòng trước nỗi đau và sự mất mát cửa con người.

"Phong thu lâm trung diệp loạn phỉ,

Kinh sa tác vũ thướng chinh y.

Tiêu tiểu khô thảo lộ nhất tuyến,

Tịch tích tà dương sơn tứ vi"

...

"Ba ba bạch phát hồng trần lộ"

(Trên đường Tổ Sơn) (Rừng phong xơ xác lá tung bay,

Cát tựa mưa sa áo khách đầy. Cỏ lia tiêu điều đường dặm thẳm,

Bóng tà ảm đạm núi bao vây ...

Giữa lối hồng trần phơ tóc bạc)

143

Ná đắc gia hương nhập mộng tần ?"

(Tam giang khẩu đườns dạ bạc) (Mười năm nay, ta quên đường về làng cũ rồi, làm sao cố hương vào được ưong mộng?)

"Nhị thập thất nhân cộng hồi thả.

Cố hương đĩ cách vạn trừng san!"

(Thái Bình Thành hạ văn xuy địch) (Hai mươi bảy người trong đoàn đều ngoảnh đầu lại nhìn

Nhưng cố hương đã cách muôn trùng núi non!)

"Ỷ bồng thiên lý vọng,

Hợp nhãn cách niên ti (tư)"

(Sơn Đường dạ bạc) (Ta tựa mui thuyền trồng ngoài nghìn đăm, nhắm mắt lại nghĩ, thì ra xa nhà đã một năm!)

"Cố hương không nhất nhai" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đặng Nhạc Dương Lâu) (Ta trông về cố hương chỉ thấy một vệt chân trời mà thôi !)

"Nhất đái mao từ dương liễu trung

Hồng Lĩnh cách niên hư túc mộng"

(Nhiếp khẩu đạo trung) (Một dãy nhà tranh dưới hàng dương liễu. Hơn năm nay,

ý muốn trở về Hồng Lĩnh đã trỏ thành huyền ảo).

144

Bạch vân nam hạ bất thăng đa!"

(Ngẫu hứng)

(Ở nơi muôn dặm, nhớ tới quê hương, ngoảnh đầu nhìn lại, chỉ thấy mây trắng bay về Nam nhiều không kể xiết)

"Hành sắc thông thông tuế vân mộ,

Bất câm bằng thức thán "qui dư""

(Đồng Lộ)

(Cuộc hành trình vội vàng, năm cung sắp hết.

Bất giác ta vịn vào thành xe mà than thở "Hãy trỏ về thôi")

"Khứ nhật Lưỡng Hà tằng tập chiến,

Vu đồ thiên lý chính tư qui"

(Tổ Sơn đạo trung)

(Hôm trước, đất Hà Nam, Hà Bắc giặc giã, thành ra sứ đoàn phải đi vòng quan ngàn dặm, càng nhớ quê hương).

"Mang nhiên bất biện hoàn lương lộ,

Xúc mục phù vân xứ xứ đồng"

(Nhiếp khẩu đạo trung) (Mịt mờ chẳng nhận ra đường về quê hương ở phía nào.

Đâu đâu cũng chỉ thấy những áng mây trôi).

"Vạn lý huống tâm hồi thủ xứ,

Bạch Vân nam hạ bất thăng đa!"

(Ngẫu hứng)

145

chỉ thấy mây trắng bay về Nam nhiều không kể xiết).

"Vu đồ thiện lý chính tư qui"

(Tế Sơn đạo trung)

(Sứ đoàn phải đi vòng quanh ngàn dặm, càng nhớ quê hương). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Du du hương quốc bát thiên lý"

(An Huy đạo trung). (Quê hương mịt mù, xa tám nghìn dặm),

Thêm vào đó, tần số xuất hiện của các hiện tương thiên nhiên, vũ trụ càng nhiều. Có đến 41 lần những hình ảnh này xuất hiện: bóng chim hồng, chim nhạn, mây, núi xanh, mặt trời xế, gió thu, bụi hồng, bóng chiều, mây chiều, khói chiều, núi non muôn trùng ...

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 132)