1.3.1.Nguyễn Du với nhân vật văn hóa - lịch sử Trung Quốc

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 48 - 66)

1.3.1.Nguyễn Du với nhân vật văn hóa - lịch sử Trung Quốc

của một thời đại, một dân tộc.

Trong Bắc Hành tạp lục, vượt lên và chiếm một số lượng lớn trong 132 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du là tình cảm yêu thương lẫn kính phục đối với những bậc hiền tài. Họ chính là đối tượng mà Nguyễn Du quan tâm nhiều nhất, dành tình cảm nhiều nhất. Tuổi thơ đầy biến động nhưng tuổi thơ cũng đã nuôi dưỡng tâm hồn ông bằng những cuốn sách Thánh hiền. sống trong gia phong ấy, Nguyễn Du được biết đến tên tuổi của những bậc hiền thần Trung Hoa, những người đã để dấu son lịch sử cho cuộc đời, cho dân tộc. Họ là những Hoàng Sào, Cù Các Bộ, Liễu Tông Nguyên, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch, Hàn Tín, Văn Thiên Tường, Âu Dương Tu, Tỉ Can, Lan Tương Như, Liêm Pha, Dự Nhượng, Kinh Kha, Liễu Hạ Huê, Chu Lang, Hai ông họ Sơ ...

Viết về những anh hùng này, Nguyễn Du không có ý định tái hiện lịch sử bởi công việc ấy là trách nhiệm của các sử gia. Ông chỉ đơn thuần ghi lại những câu chuyện ấy, bằng cảm xúc của bản thân mình. Chính vì thế, có thể nói rằng "Với Bắc Hành tạp lục, Nguyễn Du đã thay mặt nước Trung Hoa tổng kết những giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống cho đất nước, cho dân tộc họ bằng thơ" là đúng như lời nhận định của GS Mai Quốc Liên (4).

Theo dõi Bắc hành, người đọc hôm nay có thể thấy rõ một tư tưởng lớn của Nguyễn Du đã được phát triển ở chính nơi đây: "Chữ tài chữ mệnh". Điều này cũng được Nguyễn Du nói trong Truyện Kiều. Luôn luôn trong ông là sự day dứt, xót thương cho kết thúc bi phẫn của những bậc hiền thần. Phải chăng trong cuộc đời cái ác và sự bất hạnh bao giờ cũng nhanh chân hơn khi đến với con người ? -Ai dũng khí bằng Kinh Kha, Nhiếp Chính ? Ai có ý chí và lòng bất khuất hơn Tỷ Can, Dự Nhượng? Ai có tấm lòng nghìn đời hơn Văn Thiên Tường và Nhạc Phi ... Vậy mà cuộc sống họ gặp biết bao phong ba bão tố, họ đã chết trong nỗi tủi nhục và oan uổng biết nhường nào. Trước thực tại xã hội đầy biến động ấy, thành trì của tam cương ngũ thường như đang vỡ nát ra trong lòng Nguyễn Du.

49

"Quái để hành tung nguyên thị ẩn

Tằng dữ Yên Đan vô túc phận

Sát thân chỉ vị thụ nhân tri

Đồ đắc Điền Quang khinh nhất vẫn.

Khả liên vô cô Phàn Ô Kỳ,

Nhất triều uổng sát tam liệt sĩ"

(Kinh Kha cố lý) (Lạ thay, vốn giấu kỹ hành tung giữa chợ,

Không từng có duyên nợ từ kiếp trước với Yên Đan Liều thân chỉ vì được người biết đến mình,

Luống được Điền Quang nhẹ nhàng đâm cổ chết Khá thương Phàn Ô Kỳ chẳng có tội tình gì Đem đầu cho mượn không hẹn kỳ trả lại Một sớm ba liệt sĩ chết oan)

Các câu thơ man mác một nỗi niềm hoài cổ, nóng bỏng âm hưởng thời sự. Xưa nay, khi đọc thơ cổ, người ta vẫn thường bảo đấy là thứ thơ nhuốm màu vàng ùa, được kết đọng từ những tình cảm u hoài và đầy những hình ảnh ước lệ. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong Bắc hành tạp lục không thế. Âm hưởng chủ đạo của những bài thơ ấy là tiếng thét bi phẫn, căm hờn sục sôi. Ba liệt sĩ ấy đã chết đớn đau cùng một lúc đó chỉ vì nghĩa quân thần, nghĩa vua tôi, nghĩa cương thường.

Trong hành trình đi sứ, trái tim Nguyễn Du đã bao lần rung lên khi gặp những di tích còn lại giữa cuộc đời. Đến Quảng Tây, Nguyễn Du nghiêng mình tôn kính tấm lòng cô trung của ông Các Bộ họ Cù: người không chịu hàng phục người Mãn Châu, vẫn để tóc đài theo phong tục của dân tộc mình.

50

"Trung Nguyên đại thế dĩ đồi đường,

Kiệt lực cô thành khống nhất phương.

Chung nhật tử trung tâm bất động,

Thiên thu địa hạ phát do trường."

(Quế Lâm Cù Các Bộ) (Đại thế của Trung Nguyên đã sụp đổ rồi,

Ông vẫn dốc sức giữ tòa thành trơ trọi để khống chế một phương

Suốt ngày trước cái chết, lòng không nao núng, Nghìn thu nằm dưới đất tóc vẫn dài)

Chẳng cần tỏ bày tấm lòng mình bởi tự thân các câu thơ đã nói lên tất cả. Không phải là sự ngợi ca, tán tụng chung chung theo công thức mà tất cả là sự thành thật được thốt lên từ những mất mát, đắng cay trong cuộc đời mà ông từng nếm trải.

Khi viết về các nhân vật lịch sử - văn hóa, Nguyễn Du hay chạm đến quyền lực. Tất cả những nhân vật quyền lực đều được ông đem ra bình luận. Một Tào Tháo gian hùng gieo tiếng xấu nghìn đời, một Mã Viện tham lam, xảo trá cuối cùng chuốc họa vào thân, để lại tiếng cười chê cho tất cả thế gian...

"Thiêu tận Tào gia bách vạn bỉnh,

Trượng phu sai túc úy bình sinh! Đồng liên giao nghị liên Tôn Sách,

Nhất thế tri âm đắc Khổng Minh.

Ngoa lịch Ngô cung hoang đế nghiệp,

Kinh trăn cổ mộ thượng hùng danh"

51

(Thiêu sạch một trăm vạn quân của họ Tào, Trượng phu thế cũng thỏa chí bình sinh! Vừa là bạn đồng niên, vừa là người có tình anh em rể với Tôn Sách,

Tri âm một đời có Khổng Minh

Cung Ngô thành đống gạch vụn, nghiệp đế tan tành Ngôi mộ cổ gai góc mọc đầy còn nức tiếng anh hùng) Viết về những điều này, có lẽ, Nguyễn Du hiểu rất rõ

"Nhân gian huân nghiệp nhược trường tại,

Thử địa cao đà ưng vị khuynh"

(Công nghiệp ở đời nếu còn mãi,

Thì lâu đài nguy nga này có lẽ chưa nghiêng đổ)

(Đồng Tước đài)

Cuộc đời Nguyễn Du chìm nổi nhiều từ lúc tóc còn xanh tơ đến lúc tóc bạc. Nhưng có lẽ quãng thời gian đi sứ là quãng đời hạnh phúc nhất của nhà thơ. Xa quê hương nhưng không phải nổi chìm, như trước nữa mà ngược lại, Nguyễn Du thoát được những xô bồ, những eo sèo trong cuộc sống thường nhật hàng ngày. Không gian vô tận, thoáng đãng với núi cao, sông rộng, với những cổ miếu, đền đài đều trở nên u uất trầm mặc, trong mắt nhà thơ. Quả thật đây là không gian thật lý tưởng để Nguyễn Du kí thác tâm hồn mình, lắng lòng lại nghe từng tiếng lòng để lần tìm về quá khứ. Một bài thơ hay là sự tỏ lòng của ông đối với những con người trung nghĩa đã hy sinh cả cuộc đời, cả mạng sống của cá nhân và gia đình để bảo vệ cho lý tưởng, cho đạo lý? Với Nguyễn Du, chắc hẳn phải có những nỗi niềm sâu kín hơn khi tìm lời đồng vọng với người xưa để tỏ bày, để viết nên những vần thơ thật xót xa, cảm kích. Chúng tôi chắc rằng chính những day

52

dứt, trở trăn mà Nguyễn Du đã buông tay bất lực vì mưu đồ "phục quốc, phò Lê" không thực hiện được đã thôi thúc ông viết nên những vần thơ thấm đẫm ấy:

"Quân thần chính luận kham Thiên cổ

Thiên địa toàn kinh tận nhất triều"

(Dự Nhượng Kiều) (Lời bàn đúng đắn về nghĩa vua tôi đáng để muôn đời Làm trọn đạo trời đất trong một sớm mai)

"Tái hoạch, tái xá, tâm bất di

Lâm tử do năng tam kích y.

Lăng lăng kỳ khí can tiêu thường (thướng)

Tự Thứ Kiều danh canh Dự Nhượng.

Quân thần đại nghĩa tôi phân minh,

Quốc sĩ chúng nhân các dị thượng.

Quí sát nhân thần hoài nhị tâm

Thiên cổ văn chỉ sắc trù trướng."

(Dự Nhượng chảy thủ hành) (Bị bắt, được tha, lại bị bắt, lại được tha mấy lần liền, lòng vẫn không dời.

Đến lúc chết còn đánh được ba lần vào áo Tương Tử, Khí lạ cao nhất nghìn tầng mây

Từ đó tên cầu đổi là Dự Nhượng Nghĩa lớn vua tôi cực rõ ràng

53

Kẻ làm bề tôi mà hai lòng thật đáng hổ thẹn đến chết Nghìn xưa nghe chuyện ai cũng ngậm ngùi)

Nguyễn Du, đáng lý ra đã làm và phải làm cái việc mà Dự Nhượng, Kinh Kha và Nhiếp Chính đã, để thực hiện nghĩa trung hiếu của kẻ bầy tôi. Vậy mà ông đã không làm được. Cuộc sống đói khổ, khốn khó của gia đình với:

"Mười đứa con thơ xanh tựa rau"

(Ngẫu hứng 4-NTTN) và

"Mười miệng đói kêu ngoài cõi Bắc

Một mình bệnh rụi góc thành Đông"

(Ngẫu Đề - NTTN)

đã xóa mờ niềm hoài vọng của ông. Nuối tiếc cho cuộc đời mình, ông càng thêm khâm phục và ngưỡng mộ người xưa. Tấc lòng ấy, Nguyễn Du đã nhờ thơ chuyển hộ.

Dù không biết nhau và ở cách xa nhau nhưng Nguyễn Du cảm thấy họ vô cùng gần gũi, thân thương với mình. Ồng Các Bộ họ Cù ở Quế Lâm đã anh đũng một mình ra sức giữa tòa cô thành dù biết đại thế đất Trung Nguyên đã suy đồi:

"Chung nhật tử trung tâm bất động,

Thiên thu địa hạ phát do trường."

(Quế Lâm Cù Các Bộ)

(Suốt ngày sinh tử lòng không núng, Nghìn thuở u minh tóc vẫn dài)

Nguyễn Du hiểu và cảm thông cho sự ê chề của Liễu Tông Nguyên khi suối trong, cỏ thơm, cây đẹp sống bên cạnh ông phải mang tiếng là "ngu". Dẫu thân ông có bị đày xa sáu ngàn dặm thì ông vẫn là một trong tám nhà văn nổi tiếng tự nghìn xưa. Nỗi cảm

54

thương, niềm uất hận trong Nguyễn Du mới sâu thẳm, mới mênh mông làm sao khi với tấm lòng của một thi nhân ông cảm nhận được bi kịch của những tài năng bị vùi dập, những cái đẹp lý tưởng bị hủy diệt:

"Nhất thân xích trục lục thiên lý

Thiên cổ văn chương bái đại gia"

(Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch) (Nghìn dặm một thân đời biếm trích,

Tám nhà muôn thuở tiếng văn chương)

Cũng trên dòng sông này, phong cảnh núi sông vẫn y như trước, chẳng thay đổi cũng như tấm gương cô trung của Thừa Tướng được lưu truyền muôn đời. Nguyễn Du vừa phục tài thơ, vừa cảm kích chí khí của tác giả "Chính Khí ca" một thời lẫy lừng, danh tiếng. Tấm lòng ngay thẳng, cương trực, thơm tho của Âu Dương, người được mệnh danh là Hàn Phi đời Tống cũng được Nguyễn Du hết lòng ca ngợi. Không chỉ là nhà văn lớn đời Đường, Tống, ông còn là một viên quan cương trực, thanh liêm, khẳng khái. Tuy biết rõ hiểm nguy đang chầu chực mình từ đầu lưỡi tráo trở của bọn nịnh thần, song ông vẫn can đảm, nhiều lần tìm lời can gián vua. Lo cho người, cống hiến hết cho cuộc đời nên nghìn năm nằm dưới suối vàng danh tiếng ông vẫn được truyền đi muôn thuở.

"Ngũ xích phong bỉ lập đạo bàng,

Tống triều cổ mộ ký Âu Dương

Bình sình trực đạo vô di hám,

Thiên cổ trùng truyền thượng hữu hương"

(Âu Dương Vân Trung công mộ) - (Năm thước bia cao dựng cạnh đường,

Ghi rằng triều Tống mộ Âu Dương. Suốt đời lòng thẳng không ân hận,

55

Chín suối nghìn thu vẫn nức hương)

"Hợp tung bất tại khước cường Tần,

Đãn hướng sở thân kiêu phú quí

Thích cổ nguyên vị quyền lợi mưu,

Ta hồ, Thứ nhân tiểu tai khí !"

(Tô Tần Đình II) (Bày ra chước hợp tung

Không phải để ngăn cường Tần Cốt để khoe phú quí với người thân Giúi vế đọc sách cho tình ngủ Cốt mưu quyền lợi cho bản thân

Than ôi! Hạng người này thật là tiểu nhân!)

Nguyễn Du đã vạch trần bản chất của Tô Tần, một điển hình của kẻ mưu cầu danh lợi. Mưu hợp tung của ông ta không phải để đánh lui quân Tần tàn bạo mà là để được phú quí, rồi lên mặt với người thân. Vinh hoa phú quí có là gì mà làm ông ta khổ sở đến thế! Ông ta đâm dùi vào vế đọc sách chỉ là để mưu cầu danh lợi! Thật là nhỏ nhen, không đáng mặt trượng phu. Lúc đầu chạy sang Tần bày kế liên hoàn chống sáu nước, không được dùng lại chạy sang Triệu bày chước hợp tung liên kết chống Tần. ở đâu lại có con người xấu xa bỉ ổi thế. Là người có học sao quá bần tiện và lắm đê hèn. Giờ đây, trên đường đi qua đình Tô Tần, Nguyễn Du không thấy ngựa xe, vàng ngọc mà chỉ còn lại một vùng cát mênh mông, cỏ mọc xung quanh ngôi đình trông rất ảm đạm và còn cả câu hỏi bỉ ổi của y "Tiền cứ hậu cung, ngôn chính bỉ" (Trước sao khinh bỉ, nay sao kính trọng?) đã trở thành "nghìn năm bia miệng". Thế mới hay đời người được - mất, uy quyền, danh lợi, thực là rỗng không, vô vị, thế mà xưa nay ai nào phá được giấc mơ ấy?

56

"Nhân sinh quyền lợi thành vô vị,

Kim cổ thúy năng phá thử mê ? "

(Tô Tần Đình I) (Đời người quyền lợi thành vô vị,

Ai phá nghìn xưa giấc mộng này?) Nguyễn Du còn lên tiếng cảnh báo:

"Thế nhân đa độc Tô Tần truyện,

Do vị vị thế phú quí thương kỳ sinh!"

(Tô Tần Đình II) (Bao nhiêu kẻ biết rõ chuyện Tô Tần,

Sao còn tham phú quí địa vị để thiệt thân?)

Tất cả đều trôi qua bình thản lặng lờ. Tiền tài, danh vọng, trướng gấm, lầu son, vàng bạc ... Tất cả sẽ tan biến nhanh như "giấc mộng chàng Lư" và chỉ còn lại một nỗi buồn với nồi kê chưa chín. Đi đến đâu, lòng Nguyễn Du cũng rung lên, thổn thức. Một Tỷ Can đang ôm trái tim rỉ máu, một Nhạc Phi ôm uất hận xuống tuyền đài cùng cái án oan “Tam tự ngục", một Hàn Tín chết oan uổng vì thủ đoạn "Cất cung giết chó" của vua quan phong kiến ... Đâu chỉ có một... Còn nhiều, nhiều lắm những tấm gương khí tiết mà vô cùng thảm khốc của lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Thời đại mà Nguyễn Du sống là thời đại đầy những biến động, hiểm nguy mà con người khó lường trước được. Đó là thế kỷ diệt vong của chế độ phong kiến Việt Nam, là không gian thuận lợi cho những kẻ tiểu nhân dẫm đạp lên nhau để trèo lên nấc thang danh vọng. ở xã hội mà luôn luôn có những viên quan lớn lo việc nước bằng những thủ đoạn bỉ ổi, nham hiểm, hèn hạ, có những kẻ luôn vênh vang tự đắc, luôn mồm bàn chuyện hiếu trung, song kỳ thực bọn chúng chỉ là một phường sâu dân, mọt nước:

57

Cơ linh gia dưỡng di súc,

Thanh bình thời tiết vô chiến tranh

Nhất khẩu hùng đàm bất kể Liêm Pha dữ Lý Mục"

(Liêm Pha Bi) (Đời nay chán kẻ ăn thịt nhiều

Hầu như mọi nhà hết gia súc Gặp thời thanh bình vô chiến tranh

Ngoài miệng nói hạng kể gì Liêm Pha cùng Lý Mục) Nguyễn Du cũng đã mỉa mai không chút ngần ngại

"Thanh thời đa thiểu tu như kích

Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn"

(Tam liệt miếu) (Thời bình biết bao kẻ râu vểnh lên như ngọn kích

Nói hiếu, bàn trung ai cũng tự suy tôn mình)

Hiểu được điều này mới thấy hết nỗi lòng ông, mới thấy hết sự phẫn uất khi ông mắng tên gian thần Tần cối:

"Như thử tranh tranh chân thiết hán,

Nại hà mĩ mĩ sự Kim nhân!"

(Tần Cối I)

(Trông vẻ cứng cáp như thế kia, rõ là một con người sắt thép Mà sao lại khúm núm thờ lũ người Kim)

"Nhất thế tử tâm hoài đại độc,

58

(Tần Cối II) (Một kiếp lòng đen, đầy nọc độc, Nghìn năm sắt sống chịu oan lây)

Những lời mắng chửi thể hiện sự khinh bỉ tột cùng, sự căm phẫn đang bùng lên ngùn ngụt trong lòng Nguyễn Du, không chỉ Tần cối, ông còn làm 2 bài thơ để mắng vào mặt vợ y là Vương Thị:

"Nhất sinh tâm tính đồng phu tế,

Thiên cố hình hài nhục nữ nhi"

(Vương Thị Tượng I) (Bụng dạ một đời giống hệt như chồng, Hình hài ngàn năm làm nhục cho phụ nữ)

Nguyễn Du nguyền rủa thị là "gà mái gáy sớm" loại nhất, bụng dạ thị giống hệt chồng. Quả thật xứng khéo cùng kẻ quyền gian kết làm chồng vợ:

"Thâm đồ mật toán thắng phu quân, Ưng thị thần kê đệ nhất nhân

Bất lạn dĩ sinh tam thốn thiệt,

Thuần cương hoàn đắc vạn niên thân."

(Vương Thị Tượng II) (Trọn đạo xướng tùy hẳn không có gi phải hối hận, Trình độ gian ác như nhau, lại càng xoắn xít với nhau hơn)

Nguyễn Du tiếc cho cục sắt mang hình hài vợ chồng y mà đứng chịu nhục giữa cuộc đời. Ông lại thấy vô lý tại sao lại để hắn cạnh Nhạc Phi, nếu vậy thì vô hình trung vợ

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 48 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)