2.1.KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 82 - 83)

BẮC HÀNH TẠP LỤC CỦA NGUYỄN DU

2.1.KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực theo qui luật của nghệ thuật" (9). Như vậy theo định nghĩa này thì chúng ta có thể hiểu rằng nhà văn khi sáng tác đã chọn lọc, xây dựng và làm sống lại các yếu tố, hiện tượng của cuộc sống bằng hình tượng. Hình tượng nghệ thuật, một mặt hiện thực hóa những suy nghiệm của nhà văn về cuộc đời, mặt khác, nó có khả năng tồn tại độc lập như một khách thể đời sống thực thụ.

Điều này lý giải nguyên nhân tại sao khi xây dựng tính cách hoạt động của nhân vật, nhà văn thường khó kiềm chế được cảm xúc của mình. Có lúc họ tưởng chừng như chính mình là nhân vật, đang mang lấy niềm vui và nỗi buồn của nhân vật. Đối với những tác phẩm văn học có giá trị cũng như những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, nhân vật sống và tồn tại độc lập đến nỗi người ta quên tên tác giả, quên tên thật của diễn viên. Chỉ nhớ đến nhân vật. Trong văn học thế giới, người ta nhổ đến Natasa trong "Chiến tranh và hòa bình", Hạ Du trong "Thuốc". Trong vãn học Việt Nam là nàng Kiều trong Truyện Kiều, chị Dậu trong Tắt Đèn...

Cũng theo từ điển thuật ngữ văn học: " về mặt cấu trúc, hình tượng nghệ thuật là một cấu trúc thống nhất, chặt chẽ và hạt nhân của cấu trúc này là phức hợp của một quan hệ xã hội - thẩm mỹ. Trước hết, đó là mối quan hệ giữa thế giới trong tác phẩm và thực tại mà nó phản ánh. Thứ đến, quan hệ của tác giả đối với cuộc sống trong tác phẩm, quan hệ giữa tác giả với người đọc, quan hệ hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa. Cuối cùng, quan hệ giữa các yếu tố của bức tranh đời sống" (10). Hình tượng nghệ thuật đước xây dựng do sự chọn lọc, tái tạo của nhà văn, vì thế nó phản ánh cả quan niệm, nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Tim hiểu hình. tượng nghệ thuật, thực chất cũng chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của tác giả thông qua hình tượng trong tác phẩm.

83

Trần Đình sử còn giải thích thêm: "Quan niệm không phải là khái niệm về đối tượng, về hiện thực, mà là khái niệm về sự cắt nghĩa đối với đối tượng và hiện thực... Do vậy, quan niệm xét về bản chất là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ qui chiếu, thể hiện tầm lý giải, tầm hiểu biết, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chỏ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng." (11)

Trong tác phẩm, quan niệm nghệ thuật được biểu hiện bằng sự lặp lại trên nhiều bình điện, nhiều cấp độ, thể hiện cách lý giải, cách cắt nghĩa hình tượng. Xem Bắc Hành tạp lục, chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước các cuộc gặp gỡ giữa ông đối với những nhân vật lịch sử như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch. Chưa bao giờ Nguyễn Du gặp họ thực sự. Ông chỉ găp họ qua những vần thơ còn lại giũa cuộc đời thế mà Nguyễn Du đã hiểu họ biết nhường nào. Chính những vần thơ của những nhà thơ Trung Quốc đã sống một cuộc đời độc lập trong ông, và sức sống ấy lại mãnh liệt trong ông biết nhường nào bởi Nguyễn Du là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ chân chính như những nhà thơ xưa.

Sức sống của những Hoài Sa, Ly Tao, Tự kinh phó phụng tiên, Tỳ bà hành, Trương Tiến Tửu đã được thai nghén và hạ sinh ra từ những tư tưởng, tình cảm của cuộc đời nhà văn, từ những chân lý đời sống mà nhà văn đã nhọc công tìm kiếm.

Khuất Nguyên viết Ly Tao từ nỗi đau của lý tưởng không thực hiện được, Đỗ Phủ viết bằng máu và nước mắt của cuộc đời mình, Lý Bạch viết ra từ sự khao khát tự do, còn Nguyễn Du viết Truyện Kiều và thơ chữ Hán từ những điều trông thấy, từ hiện thực của chính cuộc đời mình...

2.2.HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)