1.2.1.Tình yêu thiên nhiên và tình cảm gắn bó với con người.
cành mai đợi tuyết trên núi Cô Sơn, một đàn nhạn trắng vượt dãy Lĩnh Nam, một ánh trăng trên sông Hán, một tiếng chuông khuya trên lầu Hoàng Hạc, đình Tỳ Bà ... tất cả đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các sứ giả.
Nguyễn Đề (anh ruột Nguyễn Du) có bài Tuyết trung hành, được trích trong Hoa trình tiêu khiển tập:
"Phiêu phiêu vũ tuyết sái hoa trình,
Thập thăng biền xa trám thủy tinh.
Tán bạch, mai tòng thiên thượng lạc;
Đảo quang, nhân tại kính trung hành.
Giang hồ ngọc tế vô cầm ảnh;
Nham dã diêm đôi hữu thú hình.
Tối thị thâm sơn hàn thự lý
Tân mai cổ bách bất phân minh."
Dịch thơ:
Tuyết bay phơi phới tưới đường huê, Giữa thủy tinh dầm mấy cỗ xe. Mai tự trời xanh buông trắng xuống; Người trong gương bạc ngược hình đi. Ngọc trùm, chim vắng sông hồ nọ;
28
Muối chất, muông in núi nội kia. Hơn nữa nhà ai trong núi thẳm, Bách già, mai trẻ, khó phân chia.
(Đào Phương Bình dịch)
Người xưa mỗi khi lên lầu Hoàng Hạc nhìn mây trắng, họ chỉ thấy buồn. Ngày nay người ta cảm nhận khác, hãy xem tâm sự của Ngô Thì Vị:
Hán thủy hành mây cây đượm thu,
Lầu không vẫn đấy, thây tiên đầu ?
Bao giở trở lại ôi Hoàng Hạc ?
Ý ấy nên chăng gửi bạch âu !
Họ Lý tài thơ sao chịu kém,
Chàng Thôi quê cũ gội chi sầu.
Việt Nam sứ giả Ngô Thì Vị,
Ghi chuyến đì này tạm mấy câu.
Chúng ta chắc ai cũng biết bài thơ Hoàng Hạc nổi tiếng của Thôi Hạo và chuyện Lý Bạch gác bút than:
"Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hạo đề thi tại thượng đầu"
(Trước mắt có canh đẹp không tả được Vì đã có thơ Thôi Hạo đề trên đầu)
Bài thơ nổi tiếng đến nỗi mỗi lần đứng trước lầu, nhìn cảnh bãi xa mây trắng, người xưa lại xúc động, và lại cầm bút đề thơ gởi gắm. Lầu Hoàng Hạc trở thành nơi gởi mối sầu kim cổ của biết bao người. Nguyễn Du cũng có làm thơ vịnh lầu:
29
Hạc khứ lâu khổng Thôi Hạo thi"
(Nay đến xưa qua, cuộc đời như giấc mộng chàng Lư Chỉ còn hạc bay lầu vắng trong thơ Thôi Hạo.)
Điều thú vị là trong số những bài thơ vịnh lầu, có bài đã toát lên tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc sâu sắc:
"Cõi mộng mơ màng biết mây thu,
Trời già đất cỗi vẫn nguyên lầu.
Tiên lên trời đã chìm mây hạc,
Khách cỡi bè nay vượt Đẩu, Ngưu.
Làn sóng cá rồng sông dãy nước,
Bãi xuân Anh Vũ cỏ vương sầu.
Lên đây tuy nhượng người đường trước, Vượt bể ta dành cuộc thắng du."
Đó là niềm tự hào, kiêu hãnh của người sứ giả khi chinh phục Đẩu, Ngưu. Bài thơ có tứ lạ, bay bổng thể hiện tài cao, chí lớn của người sứ giả Việt Nam.
Trong thờ đi sứ có nhiều bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước bạn. Một mặt tình cảm ấy được xuất phát tự đáy lòng, mặt khác vì là đi sứ nên điều đó có lợi cho mục đích của mình.
Phạm Chi Hương trong lần đi sứ đã đỗ thuyền trên sông Ninh Minh. Vị sứ giả của triều Nguyễn này đã không cầm lòng trước vẻ đẹp diệu kỳ, lung linh, huyền ảo của đêm trăng trẽn sông. Anh trăng như nhô lên từ màu biếc của núi, trải dài khắp bốn phương trời. Cũng trong khung cảnh gió mát trăng thanh đó, đoàn thuyền thôi cuộc ngược dòng, cùng ghé lại nơi râm mát, cùng khách nâng chén để thưởng ngoạn đêm trăng. Khung cảnh thiên nhiên thanh bình, yên ả như báo hiệu điềm tốt lành trong suốt chuyên lộ tành.
30
Bài thơ đẹp dịu dàng như một thiếu nữ đương xuân, đắm say nô nức chuẩn bị cho mình một vận hội mới:
" Khách xa chuốc chén bến Ninh Mình,
Từng đã xuôi chèo đỗ đất lành.
Thuyền núp bóng tre xanh mát rượu
Trăng soi dải núi biếc lung linh. Mày râu đi sứ, người như cũ;
Sương giá quay về, bước chuyển nhanh.
Hòa dịu giỏ nam xin nhắn nhủ:
Hoa đèn báo hỉ suốt năm canh ..."
(Nhạc Dương lâu - Hoa Bằng dịch)
Trung Hoa giàu đẹp với vô vàn danh lam thắng cảnh, hoa thơm cỏ lạ, là nơi phồn hoa đô hội đã in đậm vào tâm hồn của người yêu thơ. Giờ đây, đứng trước mặt họ là khung cảnh hữu tình với " nước hồ như mở ra tấm gương tròn sáng trắng, núi điểm màu một con ốc xanh ". ơ trên kia, lầu cao ngất gối đầu vào thành Nhạc Dương, dưới thành là một chiếc thuyền con trôi lơ lửng trên hồ Động Đình...
"Lầu cao vòi vọi gối lên thành,
Thuyền dưới thành buông lướt Đông Đình.
Hồ nước vành gương lòa ánh bạc,
Non Quân chiếc ốc nhuộm màu xanh.
Bá đồ rộng lớn chia Ngô Sở,
Nguyên khí đầm đìa thấm nhật tinh.
Sao được cành Nam giành thuận lợi,
31
(Nhạc Dương lâu - Nguyễn Trung Ngạn)
Tất cả trời cao, đất thấp, nước trong, mây trắng, núi xanh như được điểm xuyết trong ánh trăng tròn trong vắt, Bài thơ thể hiện niềm xúc động của thi nhân trước một vẻ đẹp huyền ảo của không gian, của đất trời.
Lòng yếu cái đẹp của thiên nhiên, đất nước dường như đã trở thành một nét thẩm mỹ trong tình cảm của con người Việt Nam. Quả thật như vậy, mỗi lần đi qua một địa danh, phong cảnh nào, cảm hứng trong lòng tác giả đều bừng dậy. Phan Huy Chú có hai bài tứ tuyệt viết về Tương Âm:
"Sông sâu sắc núi mờ mờ,
Con chèo vượt sóng tới bờ
Tương Ấm Thuyền dừng, thành vắng mưa dầm,
Tấm lòng muôn dặm, khôn cầm đêm nay"
(Nghỉ lại ở Tương Âm I)
"Mưa xa khói sớm tan rồi,
Trên sông một nước, một trời liền nhau
Buồm đi gió đã thuận đâu
Tạm vào trong bóng liễu cao buộc thuyền."
(Nghỉ lại ở Tương Âm II)
Cả hai bài thơ đẹp như một bức tranh lụa có sắc núi lờ mờ, có một mái chèo trong khói sóng, có mưa tạnh trên bãi cát, có dòng sông xanh ngắt, nước tiếp giáp với trời ...Tứ thơ bay bổng lãng mạn thể hiện tình yêu, niềm sảng khoái, cảm giác lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp. Một tình yêu thuần khiết, thắm nồng, không có sự phân biệt, rẽ chia của ranh giới, của sự hẹp hòi, ích kỷ, kỳ thị nước ta, xứ người ...Điều đó rõ ràng được bắt nguồn từ một nhận thức ương sáng, một tư tưởng nhân văn đậm đà về mối quan hệ tương
32
thân, tương ái giữa các dân tộc. Thế mới biết ông cha ta xưa kia đã có tấm lòng, đáng để trân trọng và gìn giữ biết bao!
Trong thơ đi sứ, nhiều vấn đề xã hội được các nhà thơ đề cập tới: vấn đề mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn nội bộ giai cấp thống trị. Những vấn đề này được nêu lên dưới những dạng cụ thể : vấn đề tô thuế, cuộc sống hiện tại đau khổ của nhân dân, cuộc sống xa xỉ hoang dâm của giai cấp thống trị, vấn đề chiến tranh ... đều được các nhà thơ mô tả. Đó là lời thơ cảm thông với những người dân đói bán con bên bờ sông Hoàng Hà của Bùi Dị. Đó là tiếng nói mỉa mai, oán giận, phê phán trong thơ Ngô Thì Vị, Ngô Nhân Tĩnh, Hà Tông Quyền. Họ đã dũng cảm tố cáo những bất công đau đớn của xã hội qua những bài thơ "Nhân việc mà tỏ ý".
Điều rất lạ là dân tộc Việt Nam, bao năm sống trong kiếp lầm than, bị thống trị, bị đọa đày thế mà họ chẳng có một lời thơ nào tỏ ra kỳ thị "nước ta, xứ người". Như Lý Thường Kiệt ngày xưa đã nói "Chỉ phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân". Điều này thật mới. Nó bắt nguồn từ một nhận thức trong sáng, đấy ắp tấm lòng nhân hậu, bao dung. Nguyễn Trung Ngạn đã từng nói rằng các dân tộc tuy cách xa nhau về địa lý, nhưng đều là anh em.
"Nước nón dẫu vạch bờ Nam, Bắc
Hồ Việt cùng chung nghĩa đệ huynh"
Và chẳng ai trong họ thích chiến tranh, ly loạn. Mong mỏi ngàn đời của nhân dân vẫn là sống thái bình và làm ăn thịnh vượng.
"Núi sông dẫu ý chia Nam, Bắc
Man, súc mong đâu nỗi chiến trường
Hồ Việt một nhà nay đó nhỉ,
Cửi canh hòa ấm nẻo biên cương"
Lòng yêu mến, cảm thông với những người dân nghèo Bắc quốc cũng được các nhà thơ đi sứ cảm nhận. Đi đến đâu, nơi nào các sứ giả cũng thấy những cảnh cơ cực, nghèo
33
đói, dân phải ăn xin, phải bán con. Bài hành kể việc dân đói bán con tại vùng sông Hoàng Hà của Bùi Dị làm người đọc liên tưởng đến những cảnh khổ của người nông dân nước ta:
" Mạ không đẻ được, lúa chết khô,
Nhân dân bỏ nhà đi phương xa kiếm ăn kể có hàng nghìn.
Những người già khom sống sót còn chưa đến lúc chết,
Nhưng nhà nghèo, cha con khó mà đoàn tụ cùng nhau. Bán con cho người khác, tuy có đau xót vì biệt ly, Song còn hơn trông nhau mà chết đói."
Cao Bá Quát nhìn cảnh phân biệt đối xử cảnh áp bức của người đa trắng đối với người da đen đã không dấu nổi sự căm giận:
"Trập trùng bển nước gác lầu ken,
Bóng mát tùng cao, hoa lạ chen.
Thông thống xe về qua cổng sắt,
Hầu xe da trắng, rặt da đen !
(Hạ Châu tạp thi của Cao Bá Quát)
Còn Nguyễn Du, ở đâu, Nguyễn Du cũng bắt gặp hình ảnh của nhân dân, của quê hương với những tiếng kêu đau đến xé ruột, những gương mặt đói rau, thiếu thuốc xanh lè đang chờ chết...
" Mầu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng "
34
(Mẹ chết không đáng tiếc
Vỗ về con mà thêm đứt ruột
Trong lòng đau xót lạ lùng
Mặt ười cũng vì người mà vàng úa)
Trong bài Thái Bình mại ca giả, Nguyễn Du kể về chuyện một ông già mù đàn hát rong. Đó là một đêm sáng trăng, thuyền Nguyễn Du đỗ lại ở một bến sông vắng, bên cạnh chiếc thuyền có ông già mù múa hát. Nguyễn Du đã miêu tả lại những điều trông thấy:
"Miệng xùi bọt mép, tay mỏi rã rời
Ông già ngồi xuống, xếp đàn ngỏ lời đã hái xong
Và cuối bài thơ là lời lạy tạ:
"Đứa bé đã dẫn ông già ra khỏi thuyền,
Ông còn quay lại ngỏ lời chúc tụng."
Tấm lòng cảm thông yêu thương chân thành của Nguyễn Du đến nay vẫn còn làm chúng ta xúc động. Phải đặt vào tâm thế của Nguyễn Du lúc bây giờ, một ông chánh sứ được nghênh đón, được cung phụng, mới thấy hết được cả tấm lòng " nghĩ suốt nghìn đời", như lời đánh giá của Mộng Liên Đường xưa kia.
Các nhà thơ đi sứ cùng viết về một đối tượng nhưng cảm xúc thì mỗi người mỗi vẻ. Trước và sau Nguyễn Du có nhiều người làm thơ vịnh Đương Phi, nhưng đã có ai hiểu nàng như ông:
"Tự thị cử triều không lập trượng
Uổng dao thiên cổ tội khuynh thành"
(Chỉ vì cả triều đình như phỗng đứng
Mà nghìn năm cứ đổ tội oan cho sắc đẹp nghiêng thành) (Dương Phi cố lý)
35
Khi đi ngang qua đền thờ ở huyện Chiếu Bình, Quảng Châu, Nguyễn Tông Khuê đã nghe câu chuyện về ba liệt nữ nhà họ Lưu; hai vợ và một con gái của quan Thông Phán Lưu Thời Cử đời Minh đi đường bị cướp, không chịu ô nhục, đều gieo mình xuống sông tự tử. Cảm khái trước nhân cách cao quí đó, Nguyễn Tông Khuê đã làm thơ ca ngợi họ :
"Trong kẻ nữ nhi so có mấy
Ai chăng ngâm ngợi tấc lòng son ? "
(Miếu tam liệt nữ )
Nguyễn Tông Khuê đã ban tặng họ ba chữ vàng. Liệu trong nhân gian được mấy? Nguyễn Du khác. Ông nhìn ba tấm gương liệt nữ kia và liên tưởng đến thời bình, bao nhiêu kẻ vểnh râu lên như mác, bàn chuyện hiếu trung ai cũng cho mình là nhất:
" Thanh thời đa thiểu tu như kích
Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn "
(Thời bình bao xiết phường râu vểnh Nói hiếu bàn trung những tự kiêu)
Trong dịp đi sứ sang Trung Quốc, thuyền của Nguyễn Du cùng nghỉ chân tại sông Ninh Minh. Tâm hồn thư thái, Nguyễn Du nhìn thấy ánh trăng trong vắt nhô lên từ sắc màu biếc xanh của núi như trong mắt Phạm Chi Hương chăng? không phải thế. Ông thấy nước từ trên trời cao đổ xuống. Trên ghềnh nước chảy mạnh, hung hãn như những con ứng long nổi giận, ầm ầm như sống động. Còn dưới ghềnh nước chảy ào ạt như tên bay, nỏ bắn khiến người kinh hồn bạt vía. Thấp thoáng ẩn hiện trong mắt nhà thơ là những con thuồng luồng, long li hung ác ở vực sâu sẩn sàng nhe nanh ra để nuốt chửng con người. Sóng không dịu đàng, êm ái, hiền lành như trong mắt của Phạm Chi Hương mà gào thét dữ dội, vỗ tung bọt ầm ầm cả ngày lẫn đêm.
Thông thường vào mùa hạ nước cạn, nhưng trước mắt Nguyễn Du là cả một bờ sông nước dâng cao, ngập đầy có thể nuốt chửng con người bất cứ lúc nào. Thuyền không ghé lại cùng khách nâng chén thù tạc như Phạm Chi Hương mà lòng thuyền đầy
36
những lo âu, thắc thỏm. Lo gì ? Lo bị nước cuốn, lo bị thuồng luồng vồ, lo bị chìm sâu mà không biết đâu là đáy! thật là kinh sợ. Trong tâm trạng bất an như thế, Nguyễn Du đã thốt lên :
"Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý !"
(Đi thuyền trên sông Ninh Minh)
(Đường sâu thẳm quanh co như lòng người
Nguy hiểm nghiêng đổ đều là ý trời.) Từ hiện thực tự nhiên đang diễn ra trước mắt, ông chạnh lòng nghĩ đến thế thái nhân tình. Làm sao dẹp được hết cả những cơn sóng to gió lớn. Con người ta dù có lòng trung tín đến đâu nhưng nếu gặp nguy thì vẫn không đủ tự tin vào chính mình. Huống chi sống giữa cuộc đời mà mọi hiểm nguy đang chờ chực, rình rập, bước ra khỏi nhà thì gặp ngay mọi sự hiểm nguy, tai biến trắc trở. Thế mới biết làm người trong những cơn sóng to gió lớn của cuộc đời thật khó vậy thay!
Xem thơ của Nguyễn Du trong Thanh Hiên và Nam Trung không có những hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ, đáng sợ đến như vậy. Có thể dẫn ra đây không phải chỉ bài "Đi thuyền trên sông Ninh Minh".
"Bách lý tản lưu vô định phái
Nhất ba sực khởi tiện hành châu"
(Hoàng Hà trở lạo) (Nước tràn trăm dặm dòng sông loạn
Sóng cuộn từng cơn bãi cát dày)
Trong cả hai bài thơ, những con sông của Nguyễn Du thật hung ác và dữ tợn. Nước từ trên trời trút xuống. Nước đẩy đằng sau, cản đằng trước, cuộn xoáy bên mạn thuyền như muốn cuốn phăng đi hết thảy, như muốn nuốt chửng lấy con người. Chính những
37
biến động ghê gớm của lịch sử cùng với hiện thực chốn quan trường đã làm ông phải dè chừng, phải cảnh giác mà dò thấu lòng người bởi cuộc đời này đang đổi thay, suy thoái...
Trong đời gặp cảnh ngộ đau thương mà khổ tâm là lẽ tự nhiên, ai cũng vậy, chẳng nói làm gì, cũng như đứng trước cảnh đẹp mà vui thì không có gì lạ. Nghệ sĩ khác đời là ở chỗ người ta khổ một, anh ta khổ hai, người ta vui ít anh ta vui nhiều và thậm chí buồn trong cả khi vui. Nghệ sĩ ấy là Nguyễn Du. Với ông, bất cứ ở đâu, khi nào, đi qua địa danh nào, đứng trước một cảnh đẹp nào lòng ông đều chùng lại trong cảm giác miên man về nó, tim ông rung lên những nốt nhạc giao hòa. Đến Tương Âm, lòng Nguyễn Du đượm buồn và da diết nhớ đến Khuất Nguyên. Ông thương Khuất Nguyên đã bị bọn gian thần hãm hại. Một "Tướng Âm dạ" dường như chưa đủ để nói hết tấm lòng yêu mến và khâm phục Khuất Nguyên. Nguyễn Du có đến sáu bài viếng Khuất Nguyên. Ông thương mến và kính Khuất Nguyên, một người lắm tài nhưng không được trọng dụng. Luôn luôn trong Nguyễn Du là sự tự vấn về lẽ đời, về những người lắm tài nhưng bị ruồng bỏ, biếm trích. Cuộc đời và nhân phẩm sáng ngời của Khuất Nguyên đã làm cho mạch cảm hứng trong Nguyễn Du tràn ra, tuôn chảy. Càng yêu thương Khuất Nguyên, ông càng căm ghét bọn gian nịnh, những kẻ đã dèm pha vua ruồng rẫy và bạc đãi Khuất Nguyên.