1.3.BẮC HÀNH TẠP LỤ C- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 47 - 48)

1.3.BẮC HÀNH TẠP LỤ C- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU

tạp lục của Nguyễn Du còn có một chiều nữa, đó là chiều quá khứ.

Trải dài và lan tỏa khắp tập "Bắc Hành tạp lục" là những hoài niệm, những vấn vương cùng với những luyến tiếc về lịch sử, về con người trong mấy ngàn năm phong kiến Trung Hoa. Để lại dấu chân mình nơi đâu, Nguyễn Du đều thốt nên những vần thơ hoài niệm. Cuộc hành trình bắt đầu ở Thăng Long, cảnh tình nơi đây làm ông nhớ về tuổi thơ. Gặp lại người ca nữ đất Long Thành, người hầu cũ của em, những người bạn thuở xưa giờ đã có con bồng, cháu ẵm... Tất cả hiển hiện lại trước mắt Nguyễn Du như một giấc chiêm bao. Qua cửa ải Quỷ Môn, đi Lạng Sơn, gặp đền thờ Mã Viện, đi thuyền trên sông Ninh Minh, đậu thuyền trên sông Tam Giang, sông Tương Giang. Chiều xuôi thuyền qua ghềnh Đại Than, nghe tiếng sáo và nghe người hát rong ở Châu Thái Bình. Đến Thương Ngô ngắm mưa chiều và khóc thương cho hai bà phi của vua Thuấn. Đến Tương Am xem đua thuyền và tưởng nhớ Khuất Nguyên. Qua Quế Lâm nhớ ông Cù Các Bộ, qua sông Hoài nhớ Hoài Am Hầu. Thăm quê cũ Dương Quí Phi, ghé viếng mộ ba liệt nữ là vợ và con Lưu Thời Cử. Đến sông Tương Giang nhớ Khuất Nguyên và làm đến sáu bài thơ tưởng niệm. Thăm mộ người tri âm Đỗ Phủ, ghé Hoàng Hạc lâu, nhớ Văn Thiên Tường. Rồi dừng chân viếng mộ Tỷ Can, mộ Âu Dương Tu, Sở Bá Vương, Liễu Hạ Huệ, Lưu Linh ...xem Đài Đồng Tước, viếng mộ Nhạc Phi, mộ Chu Du, Phạm Tăng. Qua đình Tô Tần, xem tượng vợ chồng tên gian thần Tần Cối, mộ Kỳ Lân, đài Quản Trọng, Kê Khang.

Qua những vần thơ ông làm tặng họ, ta thấy Nguyễn Du không chỉ là một ông quan, mà ông còn là một thi nhân, một nghệ sĩ, một nhà nhân đạo và vượt lên trên hết ông còn là một con người.

48

1.3.1.Nguyễn Du với nhân vật văn hóa - lịch sử Trung Quốc

Một phần của tài liệu hình tượng nghệ thuật về con người trong tập bắc hành tạp lục của nguyễn du (Trang 47 - 48)