Chính sách ngoại thương của Việt Nam từ khi thực hiện đổi mới đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 54 - 64)

- Đặt cọc nhập khẩu: Chính phủ nước nhập khẩu có thể quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nếu muốn nhận giấy

2.1.2. Chính sách ngoại thương của Việt Nam từ khi thực hiện đổi mới đến nay

đến nay

Đại hội lần thứ VI của Đảng( năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó trước hết phải kể đến đổi mới về kinh tế, thương mại và dịch vụ. Thực hiện đường lối đổi mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhà nước ta đã chú trọng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện cần thiết cung ứng thiết bị, vật tư, nguyên liệu, công nghệ cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế, lĩnh vực ngoaị thương của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Chính sách, cơ chế điều hành về hoạt động ngoại thương được thể hiện rõ nét qua các thời kỳ sau:

2.1.2.1. Thời kỳ1986 - 1990

Trong thời kỳ 1986 – 1990, để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường quản lý xuất, nhập khẩu Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị định, sửa đổi nhiều chủ trương , chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương của nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.

Với nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V , Nghị quyết của Bộ chính trị số 19 - NQTW ngày 17/7/1984 về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và nước ngoài, Nghị định của Chính phủ số 40 - CP, và số 200-CP, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 128-HĐBT ngày 30/4/1985 về việc ban hành bản quy

định về quản lý nhà nước của Bộ Ngoại thương đối với hoạt động xuất, nhập khẩu và tổ chức xuất, nhập khẩu, đã có tác dụng quan trọng đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế trong nước, tăng cường sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng lên, góp phần bảo đảm nhu cầu nhập khẩu cho nền kinh tế quốc dân trên các mặt sau đây:

- Nhà nước huy động mọi tiềm năng trong nền kinh tế để tạo ra những nguồn hàng xuất khẩu, xây dựng cho được các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực để thực hiện việc trao đổi hàng hóa một cách ổn định với thị trường thế giới, đặc biệt với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước coi việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu là nghĩa vụ của các ngành ; địa phương và cơ sở sản xuất nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch xuất, nhập khẩu của Nhà nước.

Để thực hiện được nghĩa vụ đó, Nhà nước yêu cầu các ngành, địa phương và đơn vị sản xuất phải: Chủ động có biện pháp huy động mọi tiềm năng của Nhà nước và nhân dân, của Trung ương và địa phương thuộc phạm vi quản lý của mình, để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu; Phải xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, công suất sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật khác thuộc phạm vi quản lý của mình; Trên cơ sở quy hoạch phát triển xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kế hoạch dài hạn cho thời kỳ 1986 - 1990 và kế hoạch hàng năm phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và về xuất, nhập khẩu.

- Cần tăng cường đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể là: Các Bộ, địa phương phải tăng cường đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu vào sản xuất hàng xuất khẩu và nguyên liệu làm hàng đầu xuất khẩu; Trung ương tăng cường đầu tư cho các ngành và địa phương, nhằm tăng khối lượng hàng xuất khẩu bảo đảm thực hiện cam kết của Nhà nước với bên ngoài và bảo đảm nhu cầu nhập khẩu chung cho nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ kế hoạch.

Nhà nước cho phép vận dụng các hình thức liên kết, liên doanh giữa các ngành, các tổ chức kinh tế Trung ương với tổ chức kinh tế địa phương và huy

động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”

- Hàng năm căn cứ vào năng lực sản xuất, Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh về sản xuất và giao nộp sản phẩm xuất khẩu cho Trung ương.

Để bảo đảm các nhu cầu nhập khẩu cho nền kinh tế quốc dân và thực hiện các cam kết của Nhà nước ta với nước ngoài, các ngành, các địa phương và cơ sở kinh tế trong cả nước có nghĩa vụ tổ chức sản xuất và giao nộp hàng xuất khẩu cho Trung ương.

- Nhà nước áp dụng các chính sách và biện pháp: Bảo đảm cung ứng vật tư và các điều kiện vật chất khác cho sản xuất hàng xuất khẩu; Các đơn vị được giao chỉ tiêu pháp lệnh về sản xuất và giao hàng xuất khẩu sẽ được Nhà nước giao chỉ tiêu vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cần thiết, kể cả lương thực và hàng tiêu dùng thiết yếu để sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu cho Trung ương

- Uỷ ban kế hoạch nhà nước bảo đảm cân đối đủ các điều kiện cho kế hoạch sản xuất hàng xuất khẩu, như tiền vốn, vật tư, nguyên liệu, điện… và cho kế hoạch thu mua ; phải bố trí ít nhất 50% số ngoại tệ hoặc vật tư do xuất khẩu đem lại để tái sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu. Các ngành, các cấp, các đơn vị phải cố gắng khai thác các nguồn khả năng của mình, ngoài phần vật tư do Nhà nước cân đối, phân phối và cung ứng vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, không được sử dụng vật tư do Nhà nước phân phối vào các mục đích khác.

- Giá thu mua hàng xuất khẩu được tính toán và điều chỉnh trên cơ sở: bảo đảm bù đắp các chi phí vật chất và lao động theo quy định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý để tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao; lợi nhuận định mức trong giá thu mua hàng xuất khẩu được tính từ 10% - 20% so với sản phẩm cùng loại tiêu dùng trong nước.

- Nhà nước thực hiện chế độ thưởng cho các đơn vị sản xuất tập thể hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước về sản xuất và giao

hàng xuất khẩu từ 4% - 5% giá trị hợp đồng (trừ giá trị vật tư do Nhà nước cung ứng cho sản xuất). Với các đơn vị quốc doanh Trung ương và địa phương hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về sản xuất và giao hàng xuất khẩu, thực hiện đầy đủ hợp đồng giao hàng xuất khẩu do Trung ương được thưởng quyền sử dụng ngoại tệ bằng 10% ngoại tệ thực thu, sau khi tính trừ khoản ngoại tệ để chi nhập khẩu vật tư, nguyên liệu trực tiếp cho đơn vị làm hàng xuất khẩu. Hoặc thực hiện chế độ bán thưởng vật tư cho các ngành và địa phương thực hiện nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu cho Trung ương. Căn cứ vào tỷ lệ vật tư bán thưởng cho từng mặt hàng và nhu cầu phát triển ngành hàng xuất khẩu, Bộ Vật tư và Uỷ ban nhân dân tỉnh phân phối một phần vật tư đó cho xí nghiệp, công ty, huyện và xã cung ứng hàng xuất khẩu.

- Nhà nước khuyến khích các ngành, địa phương và đơn vị sản xuất, tận dụng tiềm năng kinh tế sản xuất thêm hàng xuất khẩu ngoài chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao với nhiều hình thức cụ thể khác nhau.

- Về các biện pháp tăng cường quản lý xuất, nhập khẩu: Mặc dù mở rộng quyền trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu nhưng Nhà nước vẫn độc quyền ngoại thương, ngoại hối và thống nhất quản lý công tác ngoại thương

Để khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán ở thị trường trong và ngoài nước; hướng các hoạt động ngoại thương vào việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước đã quy định các biện pháp cụ thể như:

+ Mọi hoạt động xuất, nhập khẩu của các ngành Trung ương, của địa phương hay của đơn vị cơ sở đều phải chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại thương, các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại thương, quản lý ngoại hối và quản lý vận tải xuất, nhập khẩu.

+ Các tổ chức kinh tế thuộc các ngành, địa phương chỉ được phép trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu sau khi được Bộ Ngoại thương cho phép theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng. Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế được phép

kinh doanh xuất, nhập khẩu phải có điều lệ tổ chức và hoạt động do cấp có thẩm quyền duyệt, quy định rõ phạm vi kinh doanh

Đối với khu vực thị trường xã hội chủ nghĩa, các đơn vị chuyên doanh xuất, nhập khẩu của Trung ương đảm nhiệm việc kinh doanh xuất, nhập khẩu theo các Hiệp định và Nghị định thư.

Đối với thị trường ngoài khối XHCN, các tổ chức được trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu chỉ được quan hệ buôn bán với các thị trường quy định tại Quyết định thành lập đơn vị, hoặc phải được phép của Bộ Ngoại thương.

Trong trường hợp có nhiều tổ chức xuất, nhập khẩu Việt Nam cùng xuất, nhập một loại hàng đối vào/ từ một thị trường nước ngoài, Bộ Ngoại thương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị xuất, nhập khẩu liên kết, liên doanh lại với nhau dưới các hình thức hiệp hội hoặc liên doanh, nhằm đạt hiệu quả kinh tế của xuất, nhập khẩu.

Chính sách thương mại quốc tế của nước ta giai đoạn này còn quy định cụ thể về nhiều nội dung trong hoạt động xuất nhập khẩu như: Về giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu, các tổ chức không có chức năng xuất, nhập khẩu trực tiếp, không được ký kết các hợp đồng xuất, nhập khẩu; các tổ chức xuất, nhập khẩu được chủ động giao dịch và ký kết hợp đồng xuất, nhập khẩu trong phạm vi được phép kinh doanh, phù hợp với kế hoạch được duyệt. Hợp đồng xuất, nhập khẩu được ký kết phải thể hiện bằng văn bản và phải gửi cho Bộ, tỉnh chủ quản và Bộ Ngoại thương; Các hợp đồng được ký kết để thực hiện nghĩa vụ trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại, các Nghị định thư phải theo đúng các cam kết trong các văn kiện đó. Các hợp đồng có kim ngạch lớn, có liên quan đến lợi ích chung của cả nước thuộc phạm vi của nhiều tổ chức xuất, nhập khẩu phải được Bộ Ngoại thương duyệt trước khi ký. Trường hợp chưa được duyệt thì trên hợp đồng phải có điều khoản: "Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi được Bộ Ngoại thương

nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam duyệt".

- Về nguồn nhân lực cho hoạt động ngoại thương: Bộ Ngoại thương xây dựng trình, Hội đồng Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh xuất, nhập khẩu, áp dụng chung trong toàn ngành; xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ ngoại thương trong cả nước; tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngoại thương. Việc điều động, bổ nhiệm các giám đốc và phó giám đốc kinh doanh, cử các cán bộ làm đại diện của các tổ chức xuất, nhập khẩu tại các cơ quan thương vụ nước ta ở nước ngoài do Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân chủ quản quyết định và thông báo cho Bộ Ngoại thương biết. Bộ Ngoại thương có quyền yêu cầu Bộ và Uỷ ban nhân dân chủ quản thay đổi quyết định khi thấy cần thiết.

- Nhằm giảm nhập siêu, Nhà nước đặc biệt coi trọng chính sách, biện pháp khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp bằng cơ chế tự cân đối, cho doanh nghiệp được sử dụng 70% ngoại tệ thu vượt chỉ tiêu kế hoạch và ngoài chỉ tiêu kế hoạch để nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và 1 tỷ lệ ngoại tệ hạn chế để nhập khẩu hàng tiêu dùng bán theo giá thị trường.

Tóm lại, giai đoạn 1986 – 1990, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn duy trì độc quyền ngoại thương tờ phía nhà nước. Nhà nước chủ trương tăng cường xuất khẩu và giảm dần mức độ nhập siêu. Đây được xem là những bước đi ban đầu trong quá trình chuyển đổi cơ chế chính sách xuất, nhập khẩu từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này kim ngạch xuất, nhập khẩu với thị trường xã hội chủ nghĩa vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hàng hóa vật tư chiến lược được nhập khẩu từ thị trường xã hội chủ nghĩa theo chế độ Nghị định thư hàng năm ký với Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa. Việc phân phối và cung ứng hàng xuất khẩu với khu vực thị trường xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.

2.1.2.2. Thời kỳ 1991 – 1995

Nhìn tổng thể, có thể xem đây là thời kỳ đánh dấu việc xoá bỏ chỉ tiêu pháp lệnh và xoá bỏ độc quyền ngoại thương, từng bước thoát dần ra khỏi cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bước đầu quản lý hoạt động ngoại thương theo cơ chế thị trường. Ngày 07/07/1992 để tiếp tục điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý, xuất-nhập khẩu theo cơ chế thị trường, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 114/HĐBT về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu nhằm mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Hàng năm Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục hàng hóa và quy định hạn mức nhập khẩu đối với các mặt hàng còn chịu sự quản lý bằng biện pháp hành chính.

Tính đến tháng 9/1998 số doanh nghiệp tham gia trực tiếp xuất, nhập khẩu là 2.250 trong đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 654.Trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phê duyệt và uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố danh mục các hàng hóa xuất, nhập khẩu .

2.1.2.3. Thời kỳ 1996- 2001

Ngày 10/5/1997,tại kỳ họp thứ 11- Quốc hội khóa IX, Luật Thương mại năm 1997 đã được thông qua , Chủ tịch nước ký Lệnh số 58L/CTN ngày 23- 05-1997 công bố ban hành và luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-1998.

Chính sách ngoại thương của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định tại Điều 16 mục 2 Chương I: "Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng giao lưu hàng hóa với nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu và tham gai xuất khẩu theo quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu tạo các mặt hàng xuất khẩu có sức

cạnh tranh, tăng xuất khẩu dịch vụ thương mại; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”.

Ngày 31/7/1998 của Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài quy định các chính sách về hoạt động thương mại với nước ngoài trên cơ sở kế thừa Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, tham khảo Luật pháp của các nước trong khối ASEAN.

Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã loại bỏ những chồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w