thương ở Việt Nam
Thứ nhất,. Đường lối chính trị và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
Mọi chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, trong đó có cơ chế, chính sách ngoại thương đều mang tính chính trị. Ở Việt Nam, chủ thể ban hành cơ chế, chính sách ngoại thương là Nhà nước XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, việc hoạch định các cơ chế, chính sách ngoại thương, trước hết phải căn cứ vào đường lối chính trị và tư tưởng chỉ đạo của Đảng.
Là công cụ quản lý Nhà nước về ngoại thương, cơ chế, chính sách ngoại thương phải hướng vào muc tiêu của Nhà nước, thể hiện bản chất và phương hướng của Đảng cầm quyền. Đàng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra cương lĩnh, chiến lược, định hướng về cơ chế, chính sách. Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng bằng pháp luật và thực thi đường lối chủ trương đó trong thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế, chính sách ngoại thương phải hướng tới đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ do Đảng Cộng sản khởi xướng, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo đảm tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội.
Thứ hai, Những quy định về pháp luật hiện hành
Ở nước ta, pháp luật Nhà nước là hệ thống pháp luật thống nhất, từng bước phù hợp với định hướng XHCN, bao quát và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta, tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế nói chung, ngoại thương nói riêng theo cơ chế thị trường phù hợp với thực tiễn nước ta và thông lệ quốc tế.
Là sự thể chế hóa Cương lĩnh, Chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng, hệ thống luật pháp ban hành ở nước ta đòi hỏi các cơ chế, chính sách
ngoại thương phải căn cứ vào những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, tuân thủ những quy phạm pháp luật được thể chế hóa từ đường lối chính trị đó, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành.
Thứ ba, Bối cảnh lịch sử và điều kiện phát triển kinh tế của đất nước
Ở tầm vĩ mô, các điều kiện kinh tế như trình độ phát triển, mức tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển và nhu cầu phát triển của lĩnh vực kinh tế là những yếu tố có ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách ngoại thương.
Bên cạnh điều kiện kinh tế, hoàn cảnh lich sử cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ chế, chính sách ngoại thương. Cơ chế, chính sách ngoại thương ở nước ta hiện nay được hình thành và thực thi trong bối cảnh lịch sử của quá trình vận động từ một xã hội chậm phát triển sang xã hội văn minh, hiện đại; từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thi trường cạnh tranh và mở cửa với bên ngoài, có sự quản lý của Nhà nước, phải luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện.
Thứ tư,. Xu hướng phát triển của chính sách thương mại thế giới
Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế, chính sách ngoại thương chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu là xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ thương mại.
Xu hướng tự do hóa thương mại: đòi hỏi cơ chế, chính sách ngoại thương phải được điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần, với bước đi phù hợp với các công cụ bảo hộ trong quan hệ thương mại quốc tế được xây dựng dựa trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đơn phương. Nhà nước từng bước giảm thiểu rào cản thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và bề sâu. Tự do hóa thương mại nhằm vừa mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu, mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ quốc tế thâm nhập vào thi trường nội địa dễ dàng hơn, tạo thuận lợi từ phía các bạn hàng nước ngoài đối với hàng
hóa và dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài.
Thứ năm, Đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế
Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta gắn bó quan hệ chặt chẽ với đương lối đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý Nhà nước. Đến đại hội IX (2001) Đảng ta khẳng định đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chỉ trên cơ sở là nền kinh tế thị trường mới có thể hội nhập được, ngược lại hội nhập lại tạo điều kiện xây dựng hoàn thiện nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.
Chủ trương hội nhập đó đã mở ra con đường phát triển mới, đồng thời đòi hỏi các ngành, các cấp phải tính toán phương hướng, chiến lược, chương trình hành động để đẩy mạnh hội nhập quốc tế.