Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 89 - 90)

- DN có vốn đầu tư n/ngoài 23.014 27.909 121,

26. Gỗ và nguyên liệu " 775 1.016 131,

3.2.2. Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam

thương của Việt Nam

Thứ nhất, Xây dựng cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu công tác quản lý, hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở pháp lý của pháp luật hiện hành nhất là Luật Thương mại năm 2005, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đang thực hiện, nền kinh tế trong nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh… phải triển khai gấp việc xây dựng cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu hàng hóa ổn định lâu dài cho những năm sau 2005.

Thứ hai, Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực ngoại thương

Nguyên tắc cơ bản xây dựng cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu hàng hóa là tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà, công khai, minh bạch, ổn định môi trường pháp lý, phù hợp với luật pháp Việt Nam, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý co chọn lọc hàng sản xuất trong nước bằng các công cụ bảo hộ hợp lệ phù hợp với các cam kết quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng sản xuất trong nước.

Thứ ba, Loại bỏ những quy định không phù hợp với bối cảnh mới.

Rà soát lại các quy định hiện hành nhằm loại bỏ những quy định không còn phù hợp, chồng chéo thay thế bằng những quy định mới; xây dựng các danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu đầy đủ rõ ràng, phù hợp với quy định của WTO và các cam kết nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Thứ tư, Vận dụng linh hoạt các đinh chế của WTO trong phát triển lĩnh vực ngoại thương

Vận dụng linh hoạt các định chế của WTO về hàng rào kỹ thuât, chống trợ cấp, chống phá giá, tự vệ trong việc ban hành các văn bản quy phạm về tự vệ, về chống bán giá hàng hóa vào Việt Nam, về đối xử quốc gia trong thương mại

quốc tế; sử dụng hữu hiệu các công cụ điều hành nhập khẩu như hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật.

Ban hành các chính sách hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với quy định của WTO về trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nông nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu nghiên cứu khoa học, công nghệ mới, giống mới tăng năng suất nông nghiệp và bảo quản sau thu hoạch.

Rà soát hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại của các nước đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.

Thứ năm, Ưu tiên nguồn lực nhằm phát triển hoạt động ngoại thương sau khi Việt Nam ra nhập WTO

Để thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sau 2005 tăng bình quân trên 16%, cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu tập trung vào 3 hướng sau đây:

Một là, tập trung vào những mặt hàng lớn vì các mặt hàng này tăng trưởng sẽ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn, giải quyết nhiều lao động và các vấn đề xã hội khác. Các mặt hàng thuộc nhóm này là gạo, cà phê, cao su, hạ t điều, dệt may, giày dép, linh kiện điện tử, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ.

Hai là, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tuy chưa thật lớn nhưng vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, có tiềm năng, không bị hạn chế hoặc chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch. Các mặt hàng thuộc nhóm này là sản phẩm nhựa, dây cáp điện.

Ba là, đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu, rà soát lại diện hàng hóa xuất khẩu, nhất là nhóm "hàng hóa khác" để phát hiện và phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới có tiềm năng để tìm ra biện pháp hỗ trợ, đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w