Chính sách ngoại thương của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 53 - 54)

- Đặt cọc nhập khẩu: Chính phủ nước nhập khẩu có thể quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nếu muốn nhận giấy

2.1.1. Chính sách ngoại thương của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới:

Trước khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, chính sách thương mại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trong lĩnh vực ngoại thương, Nhà nước Việt Nam thực hiện chế độ "Nhà nước độc quyền ngoại thương". Thể hiện rõ nhất là hoạt động xuất nhập khẩu được tập trung trong tay một số ít doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh nghiệp này được Nhà nước giao cho độc quyền xuất khẩu một nhóm hàng nhất định trên những thị trường cụ thể. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không được tham gia xuất nhập khẩu. Nhận thức sai về bản chất, về vai trò của thương mại nói chung và ngoại thương nói riêng trong nền kinh tế đã dẫn đến những chủ trương, chính sách phát triển ngoại thương không đúng. Từ đó dẫn đến sự kìm hãm trong sản xuất, trong lưu thông cũng như trong phân phối. Hàng hoá khan hiếm, cung không đủ cầu, nền kinh tế bị lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài. GDP giảm sút liên tục (năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%). Nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt cũng ở trong tình trạng trì trệ. Nhà nước phải nhập gần 1,5 triệu tấn lương thực/năm mà vẫn không đủ. Đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn. Năm 1986, tỷ lệ lạm phát đã lên tới 774,7%. Các tổng công ty, công ty ngoại thương của Nhà nước chỉ được thực hiện những hợp đồng ngoại thương theo kế hoạch của Nhà nước và các Nghị định thư Nhà nước đã ký với các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô cũ là chính. Cơ chế bao cấp trong lĩnh vực ngoại thương còn thể hiện ở việc Nhà nước thực

hiện chế độ tài chính, gọi là: "Chế độ thu, bù chênh lệch ngoại thương". Nghĩa là, hoạt động ngoại thương nếu có chênh lệch giá có lãi thì Nhà nước thu, nếu lỗ, Nhà nước sẽ bù. Cơ chế chính sách theo kiểu cứng nhắc như vậy đã kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương trong suốt một thời gian dài. Các tổng công ty, công ty ngoại thương Nhà nước chỉ thực hiện các kế hoạch Nhà nước giao, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế thực sự của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w