- Mỗi doanh nghiệp cần rà soát lại khả năng cạnh tranh của sản phẩm do mình sản xuất và cung ứng Việc rà soát phải thực hiện trên cơ sở 3 yêu cầu: (1)
3.3.4. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia trong quá hội nhập
trong quá hội nhập
- Chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
- Xây dựng các phương án đấu tranh chống lại âm mưu diễn biến hoà bình, chuyển hoá chế độ của các lực lượng thù địch. Có đối sách để bảo đảm an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh thông tin... Bảo đảm trật tự và an toàn xã hội trước những khuynh hướng biến đổi nhanh, phức tạp và khó lường của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nhân dân, công an nhân dân theo hướng hiện đại.
- Xây dựng cơ chế xử lý hiệu quả các vấn đề xuyên biên giới và an ninh phi truyền thống có nguy cơ gia tăng.
- Tham gia tích cực vào các sáng kiến toàn cầu, khu vực và song phương để nâng cao vị thế quốc gia trong hệ quốc tế, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trong vấn đề bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia.
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích quá trình hoàn thiện chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Luận văn đã thực hiện được các nhiệm vụ khoa học sau đây:
- Luận văn đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ thêm về khái niệm, bản chất, nội dung và quá trình hoàn thiện chính sách ngoại thương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
rõ được các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi xây dựng và áp dụng chính sách ngoai thương phù hợp với các cam kết khi tham gia AFTA/ CEPT, thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mỹ cũng như việc xây dựng, điều chỉnh chính sách ngoại thương của Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
- Luận văn đã đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO.
Nghiên cứu quá trình hoàn thiện chính sách ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế là việc làm vô cùng phức tạp, không thể thực hiện ngay được mà cần phải có trình độ và thời gian. Mắc dù bản thân tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng do áp lực về thời gian và trình độ của bản thân, vì vậy luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tác giả mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thày, Cô giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài luận văn.