Những thách thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 84 - 86)

- DN có vốn đầu tư n/ngoài 23.014 27.909 121,

3.1.1.2.Những thách thức

26. Gỗ và nguyên liệu " 775 1.016 131,

3.1.1.2.Những thách thức

Gia nhập WTO, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường và các qui định, luật lệ WTO, tham gia sâu vào tiến trình toàn cầu hoá trong bối cảnh các nước tư bản công nghiệp và các tập đoàn xuyên quốc gia chi phối kinh tế thế giới sẽ là thách thức nhiều mặt đến sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Những thách thức này càng phức tạp hơn do những yếu kém nội tại, những bất cập về năng lực để đối phó, xử lý những động tác bất lợi, tiêu cực từ bên ngoài. Những thách thức đó là:

Thứ nhất, Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp nước ta sẽ phải cạnh tranh với hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp các nước, trước hết là ngay trên thị trường nước ta. Và như vậy, cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn diễn ra giữa nhà nước với nhà nước. Tích hợp lại là sự cạnh tranh giữa quốc gia với quốc gia.

Thứ hai, do sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, vùng trong nước, khi mở cửa, hội nhập, tác động từ bên ngoài vào nước ta cũng sẽ không đồng đều, sẽ có những bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh

nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, khoảng cách giàu nghèo, mức sống giữa nông thôn và thành thị sẽ bị doãng ra..., từ đó có thể dẫn đến những yếu tố bất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển.

Thứ ba, đẩy nhanh quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước không ngừng gia tăng, sự biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt là những thành tố có tính ổn định kém của kinh tế toàn cầu như luồng vốn đầu tư, thị trường trong nước. Nếu không có chính sách kinh tế đúng đắn, thiếu năng lực, dự báo và phân tích tình hình, không có biện pháp đối phó, xử lý kịp thời, hữu hiệu, kiểm soát tốt tình tình có thể xảy ra những rối loạn thị trường, thậm chí khủng hoảng kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Đây chính là mặt trái của tự do hoá thương mại, đặt ra những thách thức trước các nhà hoạch định và điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức (bao gồm cán bộ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật, pháp lý), còn thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, không đáp ứng được yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt chúng ta thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật quốc tế, có trình độ tiếng Anh có thể chủ động xử lý các vụ tranh chấp thương mại ngày càng tăng lên trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế.

Thứ năm, cùng với những thách thức trong lĩnh vực kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt ra những thách thức mới trong lĩnh vực bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững...

Như vậy, việc gia nhập WTO vừa mở ra những cơ hội lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ. Các cơ hội, thách thức đều có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, thậm chí chuyển hoá lẫn nhau và luôn luôn biến động, không phải là "nhất thành, bất biến".

Cả cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập tới đây đều rất lớn. Để tận dụng được cơ hội, vượt qua được thách thức, hội nhập thắng lợi, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, tạo được sự đồng thuận lớn, phát huy tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc.

Với những kinh nghiệm quý báu từ quá trình hội nhập hơn mười năm qua, với thế và lực mới của đất nước, cùng lợi thế nước đi sau, có điều kiện học tập, rút kinh nghiệm từ những nước đi trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua mọi thách thức để đưa nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 84 - 86)