Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 95 - 99)

- DN có vốn đầu tư n/ngoài 23.014 27.909 121,

26. Gỗ và nguyên liệu " 775 1.016 131,

3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm.

và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Năng lực cạnh tranh là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành, bại của nền kinh tế sau khi gia nhập WTO. Vì thách thức lớn nhất hiện nay đối với chúng ta sau khi gia nhập WTO là sự yếu kém về năng lực cạnh tranh xét trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là trọng tâm trong Chương trình hành động của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và mọi người dân trong giai đoạn mới.

Năng lực cạnh tranh quốc gia là tích hợp của nhiều yếu tố, gồm: (1) Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế; (2) Sự hoạt động của bộ máy nhà nước; (3) Cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin; (4) Nguồn nhân lực; (5) Sức cạnh tranh của sản phẩm; (6) Sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó, bốn yếu tố đầu tiên, mà Nhà nước đóng vai trò quyết định, có tác động rất lớn đến hai yếu tố sau. Bốn yếu tố này tạo ra giới hạn cho sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp. Nếu bốn yếu tố này không được xử lý tốt sẽ hạn chế sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm. Vì vậy, trong khi nhấn mạnh

cạnh tranh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, sản phẩm với sản phẩm, cần hết sức coi trọng cạnh tranh giữa nhà nước với nhà nước thể hiện trong bốn yếu tố nêu trên, cụ thể là:

Thứ nhất, Sự hoạt động của bộ máy nhà nước

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cân bằng cán cân thanh toán được coi là giải pháp chủ yếu, lâu dài để hạn chế nhập siêu, trong đó mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 là phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng

trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc

làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và xuất

khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt

hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Theo đó, cần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp; cần nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều, chè các loại, sắn các loại (đây là những mặt hàng do cơ cấu địa lý, khí hậu, thời tiết,... khả năng tăng về số lượng, khối lượng là rất khó. Vì vậy tăng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này thông qua nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu là một hướng phát triển quan trọng); cần chú trọng đầu tư sản xuất và tăng mạnh xuất khẩu nhóm hàng chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao: Sản phẩm công nghiệp đóng tầu, máy biến thế và động cơ điện, điện tử và linh kiện máy tính, thiết bị và máy văn phòng.

Thứ hai, Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng thông tin.

Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng đã và sẽ hạn chế thu hút đầu tư, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các nước về cơ sở hạ tầng (cùng với nguồn nhân lực) sẽ là sự cạnh tranh dài hạn, nhất là trong điều kiện các hình thức ưu đãi trái với quy định của WTO sẽ bị loại bỏ. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng sự phát triển của kết cấu hạ tầng. Theo đó cần:

- Thực hiện đa dạng hoá các nguồn vồn đầu tư và hình thức đầu tư. Tạo cơ chế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực này.

- Ưu tiên tập trung nguồn lực vào việc nâng cấp các tuyến đường giao thông giữ vai trò kết nối, liên thông giữa các vùng có lượng hàng hoá lưu chuyển lớn cũng như giữa các vùng lãnh thổ trên các tuyến hành lang kinh tế. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư mới để tăng nhanh năng lực bốc xếp và khả năng thông qua ở các cảng biển chính, đầu tư xây dựng một số cảng trung chuyển lớn.

- Rà soát lại kế hoạch khai thác, xuất khẩu, bảo đảm nhu cầu nội địa, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thứ ba, Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực

Chủ trương này xuất phát từ thực tế là chúng ta chỉ có lợi thế cạnh tranh trong những ngành nghề sử dụng nhiều lao động với kỹ năng trung bình và thấp. Khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực của nước ta hiện tại chỉ là ngắn hạn. Điều đó hạn chế thu hút đầu tư và sức cạnh tranh trong lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi lao động có trình độ và kỹ năng cao. Để giải quyết được hạn chế này, phải khẩn trương xây dựng và thực hiện đề án tổng thể cải cách giáo dục từ nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, chế độ thi cử, gắn với việc triển khai kế hoạch đồng bộ chống tiêu cực trong ngành. Riêng giáo dục đại

học và dạy nghề trước hết là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và dạy nghề cần hội nhập nhanh với nền giáo dục của thế giới hiện đại. Từ đó, cần:

- Chấp hành cơ chế thị trường và mở cửa thu hút các nguồn lực cho đào tạo (đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp) và dạy nghề trong các ngành mà ở đó chương trình và nội dung giảng dạy được cá nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vẫn sử dụng như: kỹ thuật - công nghệ, luật quốc tế, tài chính - kế toán, quản trị doanh nghiệp, ngoại ngữ...., tạo ra một cơ cấu lao động mới, trong đó lao động có trình độ, có kỹ năng, biết ngoại ngữ chiếm tỷ trọng cao, để có thể chiếm lĩnh được những công đoạn mang lại giá trị cao trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu như: sản phẩm công nghệ thông tin, thiết kết, tạo mẫu, chế tạo cơ khí, các loại dịch vụ... Dành mức hỗ trợ cao hơn từ ngân sách Nhà nước cho các ngành nghề đang cần nhưng khả năng cạnh tranh trong đào tạo còn thấp.

- Gấp rút đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, có kỹ năng tham gia tranh tụng quốc tế, giỏi ngoại ngữ để xử lý hiệu quả các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực thi các cam kết WTO và các định chế khác; đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế để thực hiện tốt việc cải cách chế độ kế toán, kiểm toán, tài chỉnh và phá sản doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.

- Triển khai nhanh chương trình quốc giá về đào tạô tiếng Anh và các ngoại ngữ phổ dụng khác.

- Cần có chính sách sử dụng và đãi ngộ hấp dẫn để thu hút những người giỏi ở trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài vào công cuộc phát triển đất nước.

Thứ tư,Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi đã giải quyết các vấn đề về pháp luật và chính sách kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin và nguồn nhân lực thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp là do chính doanh nghiệp quyết định. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp về cơ bản gồm: (1) Sức cạnh tranh của chính sản phẩm do doanh nghiệp

sản xuất và dung ứng; (2) Khả năng tổ chức thị trường của doanh nghiệp để đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng; (3) Vai trò của hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w