- Mỗi doanh nghiệp cần rà soát lại khả năng cạnh tranh của sản phẩm do mình sản xuất và cung ứng Việc rà soát phải thực hiện trên cơ sở 3 yêu cầu: (1)
3.3.3.2. Hoàn thiện chính sách kiềm chế nhập siêu
* Các giải pháp ngắn hạn:
Một là, Kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu, theo đó phân chia nguồn hàng nhập khẩu thành 3 nhóm:
- Nhóm mặt hàng cần phải nhập khẩu: Đây là nhóm mặt hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho nhập khẩu để ổn định sản xuất xuất khẩu.
- Nhóm cần kiểm soát nhập khẩu: Tuy nhóm này cũng có những mặt hàng cần nhập khẩu nhưng nhìn chung việc nhập khẩu cần có biện pháp kiểm soát. Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành
các quy định theo hướng chặt chẽ hơn trong tiếp cận ngoại tệ để hạn chế nhập khẩu như hạn chế bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu.
- Nhóm hạn chế nhập khẩu: Đối với nhóm này, đề nghị áp dụng như nhóm 2 là Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành quy định về tiếp cận ngoại tệ để hạn chế nhập khẩu; Đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ nguyên chiếc và linh kiện ô tô, đề nghị nâng thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng các loại phí hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch đăng ký đối với từng địa phương, trước hết là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để hạn chế tiêu dùng trong nước...
Hai là, Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng
cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp bình ổn thị trường, cân đối cung – cầu hiệu quả.
Ba là, các Bộ, ngành, địa phương rà soát lại các lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản để sớm đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất trong nước, đình, giãn tiến
độ các dự án chưa thật cần thiết, đồng thời cắt giảm những dự án không có hiệu quả, gây lãng phí ngân sách nhà nước...
Bốn là, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Hiệp hội ngành nghề đánh giá nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng và khả năng đáp ứng của
sản xuất trong nước, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể với từng mặt hàng để hạn chế nhập khẩu năm 2008.
* Các giải pháp trung hạn và dài hạn:
Một là, Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu
Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cân bằng cán cân thanh toán được coi là giải pháp chủ yếu, lâu dài để hạn chế nhập siêu.
Hai là, Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu
- Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng để hạn chế nhập siêu.
- Các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.
Ba là, Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cần được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt nam. Mục tiêu của phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là thay thế nhập khẩu, đảm bảo nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: Cơ khí, Dệt may, Da giầy, Điện tử.
- Rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp.
- Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v.).
- Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt Nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.
- Kêu gọi FDI đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ.