- Đặt cọc nhập khẩu: Chính phủ nước nhập khẩu có thể quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nếu muốn nhận giấy
1.3.1.2. Tình hình thực hiện và các đièu chỉnh của Trung Quốc theo các cam gia kết gia nhập WTO
các cam gia kết gia nhập WTO
** Sửa đổi hiến pháp
Từ sau khi gia nhập WTO, hiến pháp của Trung Quốc đã được sửa đổi do vẫn còn tồn tại một số nội dung chưa thich ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và các nguyên tắc của WTO. Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa X Trung Quốc đầu tháng 3/2004, Hiến pháp Trung Quốc đã được sửa đổi (sửa đổi lần thứ tư), với nội dung và qui mô rộng lớn hơn ba lần sửa đổi
trước đó (vào những năm 1988, 1993, và 1999). Lần sửa đổi này có nhiều điểm mứoi trong đó có mấy điểm đáng chú ý là:
i) Hoàn thiện chế độ trưng dụng đất (nhà nước có thể trưng dụng đất do nhu cầu lợi ích công cộng nhưng có đền bù.
ii) Làm rõ hơn phương châm của nhà nước đối với kinh tế phi công hữu ( trước hết là khuyến khích, giúp đỡ và hướng dẫn sự phát triển của kinh tế phi công hữu, sau đó mới giám sát và quản lý nó).Chính trên cơ sở này mà đầu năm 2005, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một văn kiện mà theo đó cho phép vốn phi công hữu được đi vào tất cả các ngành nghề, kĩnh vực mà pháp luật không cấm, bao gồm các ngành và lĩnh vực mà trước đó nhà nước nắm độc quyền như điện, viễn thông, đường sắt, đường hàng không, dầu khí; vào lĩnh vực cơ sở hạ tần và sự nghiệp công ích, sự nghiệp và xã hội (giáo dục, nghiên cứu, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ tiền tệ), vào lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
iii) Hoàn thiện qui định về việc bảo vệ tài sản tư hữu (khẳng định rõ hơn rằng tài sản tư hữu của công dân không được phép xâm phạm)
iv) Đưa thêm qui định về việc tôn trọng và bảo đảm nhân quyền.
** Điều chỉnh thể chế luật pháp
Sau 3 năm, chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi hơn 2500 các luật, văn bản luật và pháp qui, trong đó bao gồm Luật đầu tư nước ngoài, Luật ngoại thương. Các địa phương đã điều chỉnh và chấm dứt thẹc hiện 190.000 các pháp qui và điều lệ mang tính địa phương. Quốc vụ viện đã 3 lần xóa bỏ và điều chỉnh 1860 hạng mục phê duyệt hành chính. Chính quyền các địa phương cũng xóa bỏ hàng trăm nghìn hạng mục phê duyệt hành chính, xóa bỏ phần lớn cac văn kiện nội bộ. Độc quyền của các Bộ quan hệ kinh tế đối
ngoại và ngoại thương về tiến hành các hoạt động xuất khẩu-nhập khẩu đã bị xóa bỏ. Cho đến 1/1/2005, 88 bộ luật mới đã bắt đầu được khởi động phù hợp với qui định của WTO. Các bộ luật này liên quan đến nhiều lĩnh vực như ngoại thương, thuế quan, quảng cáo, giám sát quân sự, tài chính, ngân hàng, bán lẻ,... Trung Quốc đã bãi bỏ những hạn chế đối với hàng hóa nước ngoài, chẳng hạn bỏ những qui định cấm và han chế nhập khẩu ô tô nước ngoài,bỏ qui định cấm nước ngoài tham gia kinh doanh hoặc bán lẻ vào các ngành ở nội địa như dầu hỏa, dịch vụ đấu thầu và dịch vụ bảo hiểm.
Riêng trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã sửa đổi ba đạo luật quan trọng liên quan đên quyền sở hữu trí tuệ: Luật về quyền tác giả, Luậ về thương hiệu hàng hóa, và Luật về bằng sáng chế. Liên tục những năm sau đó, Trung Quốc đã tiếp tục cải thiện những qui định áp dụng cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các bộ luật về cạnh tranh không lành mạnh, về chuyển giao công nghệ và bảo vệ phần mềm máy tính, các chu trình kèm theo, các sản phẩm dược và nông sinh học đã đươc soạn thảo và ban hành. Trung Quốc đã điều chỉnh cơ bản các đạo luật áp dụng cho các ngành công nghiệp dược phẩm và phần mềm.
**Thực hiện cắt giảm thuế và mở cửa thị trường
Từ khi gia nhập WTO (năm 2001) đến nay, tổng bình quân thuế của Trung Quốc giảm từ 42,7% năm 1992 xuống 10,4% năm 2004; năm 2005 sẽ giảm xuống mức 10,1% và đến 2008 là 10%.
- Đối với cac sản phẩm công nghiệp: Theo lộ trình giảm thuế đạt được trong đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc giảm thuế sản phẩm công nghiệp cơ bản bắt buộc vào năm 2004 là 9,9%. Năm 2005 la 9,5%.
- Đối với các sản phẩm nông nghiệp: Căn cứ vào lộ trình giảm thuế đạt được trong đàm phán WTO, năm 2002, thuế sản phẩm nông nghiệp Trung
Quốc giảm xuống còn 18,5%, năm 2003 là 16,8%, năm 2004 là 15,6%, năm 2005 là 15,35% và năm 2008 còn 15,1%, mức giảm 67,1% cao hơn nhiều so với mức giảm thuế của các thành viên khác. Đồng thời, Trung Quốc cam kết xóa bỏ trợ giá xuất khẩu nông sản phẩm, mức hỗ trợ cao nhất trong nươc thấp hơn so với mức hỗ trợ của các nước đang phát triển khác.
- Đối với ngành tiền tệ ngân hàng: Sau 5 năm gia nhập WTO, căn cứ vào thời gian biểu cam kết thời kỳ quá độ WTO, Trung Quốc đã từng bước mở cửa phạm vi, đối tượng kinh doanh nghiệp vụ đông Nhân dân tệ cho ngân hàng đầu tư nước ngoài, tức từ ngày 11/12/2006, Trung Quốc đối xử bình đẳng với ngân hàng nước ngoài, cho phép các ngân hàng nuóc ngoài triển khai dịch vụ kinh doanh Nhân dân tệ, cạnh tranh sẽ càng quyết liệt hơn.
Tính đến cuối tháng 9/2006, tổng tài sản nội ngoại tệ của ngân hàng nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc đạt 105,1 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng tài sản của cơ cấu tiền tệ ngành ngân hàng Trung Quốc, số dư tiền gửi là 33,4 tỷ USD, số dư cho vay là 54,9 tỷ USD.
- Đối với ngành lưu thông: theo cam kết khi gia nhập WTO, từ 11/12/2004, Trung Quốc phải mở cửa đối ngoại toàn diện lĩnh vực lưu thông, đầu tư nước ngoài được phép thực hiện mở rộng toàn diện và đẩy nhanh bước đột phá vào thi trương lưu thông Trung Quốc.
- Đối với mậu dịch đối ngoại: Thực hiện cam kết gia nhập WTO, từ 11/12/2004, Trung Quốc bắt đầu từng bước mở cửa lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm. Đồng thời, Trung Quốc cũng cam kết xóa bỏ chế độ phê duyệt cấp phép xuất nhập khẩu sau 2004. Năm 2005, thời kỳ quá độ gia nhập WTO kết thúc, bình quân thuế của Trung Quốc giảm xuống còn 10,1% trong đó bình quân thuế sản phẩm công nghiệp giảm xuống còn 9,5%, sản phẩm nông nghiệp còn 15,35%.
- Đối với ngành bảo hiểm: Theo cam kết gia nhập WTO, từ sau 2005, Trung Quốc xóa bỏ hạn chế khu vực nghiệp vụ bảo hiểm, cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm đoàn thể và bỏa hiểm dưỡng lão, xóa bỏ quy định cưỡng chế tái bảo hiểm, giảm trần vốn đầu tư tối thiểu của công ty bảo hiểm nước ngoài, cho phép đầu tư nước ngoài thành lập công ty bảo hiểm độc lập.
- Đối với ngành thông tin: Theo cam kết gia nhập WTO, từ năm 2007, Trung Quốc sẽ xóa bỏ hạn chế ngành thông tin, cho phép nước ngoài mua 49% cổ phần.