Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 91 - 95)

- DN có vốn đầu tư n/ngoài 23.014 27.909 121,

26. Gỗ và nguyên liệu " 775 1.016 131,

3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các thông lệ quốc tế

với các thông lệ quốc tế

Một là, Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc và qui định của WTO

Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực để xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế, chính sách, những kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được một cách toàn diện yêu cầu thực thi cam kết WTO. Vì vậy cần phải tiếp tục, khẩn trương rà soát tổng thể, kỹ lưỡng khung khổ pháp luật hiện hành, kiên quyết loại bỏ sự chồng chéo, quy định cản trở sự phát triển; sửa đổi, bổ sung nhưng qui định mới cho phù hợp với các nguyên tắc của WTO và các định chế khác trong tiến trình HNKTQT. Tập trung xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực quan trọng để thực thi căm kết và bảo đảm nền kinh tế có thể vận hành đồng bộ theo cơ chế thì trường, như: pháp luật về quyền sở hữu, về quyền tự do kinh doanh, và một số văn bản pháp luật hiện đang có sự không tương thích ở mức độ khác nhau với các cam kết như luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật trọng tài và tài phán trong tranh chấp thương mại, Luật hình sự, Luật xuất bản, Luật điện ảnh... bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật vê tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ thị trường nội địa và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, phù hợp với các cam kết và điều kiện cụ thể của nước ta.

Hai là, Hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường

- Rà soát và phân tích kỹ các nguyên nhân đang cản trở việc hình thành đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Từ đó, xác định rõ các cơ chế, chính sách phải sửa đổi, điều chỉnh và lộ trình thực hiện nhằm hình thành nhanh và đồng bộ nền kinh tế thị trường. Tập trung vào các hàng hoá và dịch vụ mà tính độc quyền còn cao, tỷ trọng vốn của nhà nước trong doanh nghiệp còn quá lớn; các thị trường tạo cơ sở cho thị trường hàng hoá và dich vụ phát triển, trong đó có thị trương vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động...

đối với thị trường đất đai và bất động sản, cần nghiên cứu để có bước đột phá trong quản lý và vận hành thị trường này, đưa đất đai tham gia đầy đủ vào thị trường bất động sản.

Loại bỏ các hình thức trợ cấp theo lộ trình cam kết, đi đôi với việc bổ sung và xây dựng mới những chính sách hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất trong nước và không trái với các quy định của WTO.

- Sau giảm thuế nhập khẩu theo WTO, nguồn thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm tương đối. Nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế nội địa và việc chống thất thu thuế hiệu quả, đi đôi với nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Cần xây dựng các sắc thuế, công bằng, thống nhất, đơn giản và thuận tiện cho mọi chủ thể kinh doanh, đảm bảo thuế vừa là công cụ quan trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vừa là công cụ điều tiết thu nhập, khuyến khích tiết kiệm, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và theo đó, nguồn thu ngân sách sẽ được gia tăng cùng với sự gia tăng của GDP và kim ngạch xuất - nhập khẩu.

- Nâng cao hiệu quả điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Trước hết, cần hoàn thiện cơ chế và tổ chức làm công tác thu thập, xử lý thông tin và dự báo về quan hệ cung cầu và thị trường, nhất là thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ. Chuẩn hoá các tiêu chí dự báo, bảo đảm tính thống nhất, quan hệ tương tác giữa các tiêu chí. Định ra chế độ theo dõi, phân tích, so sánh kết quả dự báo và thực tế đã diễn ra, trên cơ sở đó nâng cao độ chính xác của việc dự báo. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo có trình độ chuyên môn cao, làm việc ổn định, đủ sức Làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong điều hành nền kinh tế.

Sử dụng linh hoạt các công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường mở, cơ cấu chi ngân sách... để can thiệp vào nền kinh tế, trên cơ sở đó phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an ninh tài chính, an ninh năng lượng trước những biến động từ bên ngoài.

- Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối, xác định lộ trình tự do hoá cán cân vốn phù hợp với năng lực tài chính và khả năng dự trữ ngoại hối của đất nước. - Áp dụng một cơ chế kiểm toán chung đối với các loại hình doanh nghiệp. Coi trọng tính đồng bộ, minh bạch và dễ dự báo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách bảo đảm các cơ chế này vận hành phù hợp với các thông lệ quốc tế và có khả năng kết nối với thị trường khu vực và thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để tận dụng hiệu quả các cơ hội mang lại từ tư cách thành viên của WTO.

Ba là, Tăng tốc cải cách hành chính

Những bất cập, yếu kém trong nền hành chính nước ta đang là lực cản lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, làm lãng phí nguồn lực của xã hội. Vì vậy, phải tăng tốc cải cách hành chính, tạo đột phá và xung lực mới để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Chủ trương này bao gồm các nội dung sau:

- Thực hiện sắp xếp lại các cơ quan nhà nước theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra tiền đề về tổ chức bộ máy để khắc phục sự chồng chéo về chức năng, kém hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật trong bối cảnh nước ta là thành viên của WTO; bảo đảm tầm nhìn liên ngành, sự đồng bộ trong phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

- Khẩn trương hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, các lực lượng quản lý thị trường; tăng biên chế và ngân sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của các cơ quan, lực lượng này giỏi về pháp luật, thông thạo về ngoại ngữ.

- Rà soát các thủ tục hành chính, loại bỏ các giấy tờ (kể cả các loại “giấy phép con”), các thủ tục không cần thiết, trên cơ sở đó phân cấp mạnh cho địa phương và cơ sở theo các tiêu chí khoa học, bảo đảm tính tương thích, sự đồng bộ và tính mục tiêu trong các lĩnh vực được phân cấp. Gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát. Thủ trưởng các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương phải quy định

cụ thể thủ tục và thời gian thực hiện cho từng công việc thuộc ngành mình quản lý đã phân cấp cho địa phương và chịu trách nhiệm việc thực hiện trong hệ thống của mình. Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng, thời gian thực hiện các công việc được phân cấp.

- Các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công phải công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc để các doanh nghiệp và mọi người dân biết thực hiện và giám sát việc thực hiện; bảo đảm chống phiền hà, nhũng nhiễu, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào quá trình phát triển. Xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ Đảng và người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc thực hiện công việc này.

- Rà soát lại đề bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn công chức theo yêu cầu hội nhập. Khẩn trương xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp và hiện đại. Cương quyết loại bỏ khỏi bộ máy nhà nước những công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân và doanh nghiệp, những người không đủ năng lực và thiếu trách nhiệm khi thực thi công vụ.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đối ngoại nhằm phát huy vị thế mới của nước ta trên trường quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân các nước với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Kiện toàn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo yêu cầu tăng cường chất lượng, có số lượng phù hợp. Tăng cường cán bộ am hiểu về kinh tế và thương mại quốc tế, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao. Phát huy vai trò chủ động của bộ phận kinh tế - thương mại trong cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước trong việc phối hợp giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan trong nước với đồng bào ta ở nước ngoài để pất triển thị trường, tăng xuất khẩu, xúc tiến du lịch và thu hút đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại.

- Tổ chức lại phái đoàn Việt Nam tại WTO theo yêu cầu tăng số lượng, nâng cao chất lượng để phối hợp với các cơ quan trong nước tham gia đàm phán với các đối tác trong WTO, bảo vệ quyền lợi của đất nước và phát huy vị thế của Việt Nam trong bối cảnh đang có sự tập hợp lực lượng giữa các nước thuộc tổ chức này.

- Bảo đảm nguồn tài chính các cơ quan ở nước ngoài đi đôi với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

- Quá trình tự do hoá còn tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc đàm phán các hiệp định mậu dịch tự do song phương, khu vực và đàm phán trong WTO. Vì vậy, cần tổng kết, đánh giá lại hiệu quả của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế, quốc tế, hoàn thiện cơ chế và tổ chức phối hợp liên ngành trong đàm phán song phương và đa phương, bảo đảm hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w