- DN có vốn đầu tư n/ngoài 23.014 27.909 121,
26. Gỗ và nguyên liệu " 775 1.016 131,
2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế của chính sách ngoại thương
Một là, Quy mô xuất khẩu của nước ta xét cả về tổng kim ngạch xuất khẩu lẫn bình quân đầu người vẫn còn nhỏ hơn so với các nước trong khu vực. Kim ngạch xuất khẩu 32,2 tỷ năm 2005 bằng trên 2,8 lần năm 1999 và 47 lần năm 1985 nhưng chưa tương đương với kim ngạch xuất khẩu bình quân của Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia ở 10- 15 năm trước.
Hai là, chủng loại hàng xuất khẩu vẫn còn đơn điệu, kết quả xuất khẩu của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào một số mặt hàng chủ lực. Cơ cấu hàng xuất khẩu mới dịch chuyển theo chiều rộng là chính, chưa đi nhiều về chiều sâu, chưa hình thành những ngành công nghiệp có khả năng gắn kết cao để cùng hướng về xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của các sản phẩm xuất khẩu.
Ba là, Nhiều ngành hàng, kể cả những ngành hiện đang giữ vị trí quan trọng trong xuất khẩu như may mặc, giày dép vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài một số ít mặt hàng có sức cạnh tranh tương đối khá như gạo, cà phê, nhân điều, hạt tiêu… phần lớn các mặt hàng của ta vẫn có khả năng cạnh tranh thấp, thậm chí rất yếu trên thị trường thế giới. Đây là những nguyên nhân làm cho tăng trưởng của xuất khẩu dù cao nhưng chưa bền vững.
Bốn là, Về thị trường xuất khẩu, có thể thấy công tác thị trường của ta chưa được tiến hành trên thế chủ động: Quá trình chuyển dịch thị trường chủ yếu mới chỉ là sự tự thích ứng của các doanh nghiệp trước những thay đổi đột biến của tình hình mà chưa có định hướng dài hạn, dựa chủ yếu vào một số thị trường châu Á và Hoa Kỳ với mức độ phụ thuộc còn lớn hơn mức đã phụ thuộc vào Liên Xô và Đông Âu những năm trước.
Năm là, Mặc dù hệ thống khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động xuất - nhập khẩu đã được bổ sung, sửa đổi qua thời gian nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế