- DN có vốn đầu tư n/ngoài 23.014 27.909 121,
26. Gỗ và nguyên liệu " 775 1.016 131,
3.2 Quan điểm và định hướng nhằm hoàn thiện chính sách ngoại thương của Việt Nam
thương của Việt Nam
3.2.1.Quan điểm hoàn thiện chính sách ngoại thương giai đoạn sắp tới
Quán triệt quan điểm chủ đạo: hội nhập kinh tế quốc tế là vì lợi ích của đất nước, vì sự phát triển nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nươc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tốc độ, phạm vi, độ sâu của tiến trình hội nhập đều phải lấy lợi ích của đất nước và định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển làm điểm xuất phát. Từ đó, tiếp tục quán triệt và thực hiện những quan điểm chỉ đạo về hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định trong Nghị quyết số 07 ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị (Khoá IX) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, đồng thời cần nhấn mạnh một số quan điểm sau:
Một là, Hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO là công việc của toàn dân, của mỗi người dân Việt Nam. Nhân dân là chủ thể của hội nhập, được hưởng thành quả từ hội nhập. Từ quan điểm đó, mỗi chính sách kinh tế và cơ chế quản lý nhằm phát huy tính chủ động của mỗi người dân, phát huy khả năng sáng tạo và nguồn lực của nhân dân, đi đôi với việc lấy người dân làm đối tượng phục vụ. Thực hiện đúng yêu cầu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tạo ra sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.
Hai là, Gắn tốc độ tăng trưởng với chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng, tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Coi tiêu chí này là cơ sở chủ yếu để bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Nếu tính GDP theo đầu người, ta đã tụt hậu xa so với các nước ASEAN-6, chưa nói đến các nước khác. Đo khoảng cách phát triển và để rút ngắn khoảng cách phát triển không chỉ so sánh GDP tính theo đầu người, mà còn phải so sánh trên nhiều tiêu chí quan trọng khác, trong đó có tiêu chí về khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tỷ lệ hộ nghèo và các tiêu chí khác về phát triển con người... Vì vậy, trong khi phải phấn đấu để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cần phải hết sức coi trọng phát triển các lĩnh vực khác, giải quyết tốt các vấn đề xã hội phát sinh dưới tác động của toàn cầu.
Ba là, Gắn việc khai thác các nguồn lực với việc sử dụng thật hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm phát triển mạnh và bền vững. Phát huy tối đa nội lực, sử dụng có hiệu quả nộ lực đi đôi với việc coi trọng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để tạo thành sức mạnh quốc gia xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quan điểm này xuất phát từ việc coi năng lực nội sinh và các nỗ lực đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đồng thời cần thấy hết sự gắn kết mới giữa nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài khi thị trường trong nước đã trở thành một bộ phận hợp thành của thị trường toàn cầu, nguồn vốn bên ngoài đã trở thành một bộ phận của tổng đầu tư xã hội, thể chế kinh tế quốc gia đã tương thích với thể chế kinh tế quốc tế... Điều đó cũng có nghĩa là cần nhìn nhận đúng hơn vai trò của nguồn lực bên ngoài trong sức mạnh tổng hợp quốc gia để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bốn là, Lấy cam kết WTO làm cơ sở để xây dựng và thực thi chính sách kinh tế, đồng thời đẩy nhanh hơn nhịp độ cải cách thể chế kinh tế và mở cửa thị trường phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển của ta, tạo điều kiện cho ta xây dựng các quan hệ đối tác mới và chủ động tham gia vào các vòng đàm
phán mới trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều các hiệp định mậu dịch tự do song phương (FTA) và hiệp định tự do khu vực (RTA) và xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng.
Các cam kết trong WTO là bắt buộc để một nước thành viên thực hiện. Mặc dù gặp khó khăn, WTO vẫn tìm mọi cách để đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại thông qua các vòng đàm phán đã và đang diễn ra. Trong khi đó, số lượng các FTA và RTA đang có xu hướng tăng nhanh. Nếu ta không chủ động thực hiện đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X, để có thể bắt nhịp với xu thế này của khu vực sẽ không phát huy được vị thế của ta trong WTO, thậm chí sẽ bị phân biệt đối xử trong các FTA và RTA đã và sẽ được thiết lập. Vì vậy, trên cơ sở cam kết WTO ta cần đẩy nhanh quá trình tự do hoá ở những ngành, lĩnh vực mà ta có điều kiện, phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển của ta.
Năm là, Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò chủ động của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở phát huy dân chủ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết WTO.
Quán triệt quan điểm này vừa là điều tiên quyết, vừa là cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu ổn định chính trị, giữ vững an ninh và chủ quyết quốc gia, đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tất yếu đòi hỏi phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Quyết sách táo bạo, kịp thời và linh hoạt cùng hiệu lực, hiệu quả của quản lý của Nhà nước sẽ được nâng cao cùng quá trình thực hiện các cam kết WTO chính là sức mạnh định hướng để phát huy cao độ vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và người dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cần quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo ở đây là: quyết tâm chính trị của Đảng, quyết sách quản lý của Nhà nước, sự chủ động của doanh nghiệp và ý chí tự lực tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc của mọi người dân là bốn trụ lực chính quyết định sự thắng lợi của hội nhập kinh tế nói chung, thực
hiện các cam kết WTO nói riêng vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước.