Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 85 - 90)

năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý

3.2.3.1. Xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý

Mỗi địa phương cần xây dựng chính sách quy hoạch đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương mình, lựa chọn những người có năng lực, có kiến thức hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức và tâm huyết với các hoạt động xã hội để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý theo hướng chuyên môn hoá, bố trí làm việc ổn định, lâu dài tại Trung tâm, Chi nhánh, hạn chế việc luân chuyển, điều động, biệt

phái. Dự liệu đủ nguồn lực cán bộ, viên chức cho Trung tâm và Chi nhánh tạo nguồn bổ sung đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để khắc phục tình trạng điều động, luân chuyển cán bộ của Trung tâm, bảo đảm Trung tâm có đủ số lượng Trợ giúp viên pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, dự liệu đủ nguồn lực người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và luật sư, luật gia…) để đáp ứng 100% nhu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm đến năm 2015, thực hiện trong thực tế quyền được lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý. Có chính sách thu hút các cử nhân luật, luật sư về làm việc tại Trung tâm và Chi nhánh tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý, chú trọng phát triển nguồn lực là nữ và người dân tộc thiểu số; gắn kết đào tạo, bồi dưỡng liên thông giữa hoạt động nghề nghiệp trợ giúp pháp lý với các hoạt động của các chức danh tư pháp.

Phát triển đội ngũ cộng tác viên ở cấp huyện và cấp xã theo hướng chuyên sâu ở từng lĩnh vực. Tăng cường mối quan hệ giữa các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết các vụ việc trợ giúp pháp lý để cán bộ của các cơ quan, tổ chức này hiểu đúng về hoạt động trợ giúp pháp lý và sẵn sàng tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Đặc biệt, tăng cường số lượng Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên tại những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng phát triển cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số (qua chế độ cử tuyển, ưu đãi, thu hút cử nhân luật); thu hút các cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật đã nghỉ hưu, cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, luật sư, luật gia, hoà giải viên cơ sở, trưởng thôn, già làng, trưởng bản làm cộng tác viên, chú trọng phát triển cộng tác viên ở cấp cơ sở, trong đó ưu tiên lựa chọn cán bộ nữ và cán bộ là người dân tộc thiểu số. Xây dựng lực lượng cộng tác viên là các phóng viên đưa tin, viết bài về trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt

là các kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, tiếng dân tộc thiểu số và phong tục, tập quán của đồng bào.

Phát triển mạng lưới cộng tác viên, đến năm 2015, mỗi Trung tâm có từ 200 cộng tác viên trở lên, trong đó mỗi lĩnh vực trợ giúp pháp lý có từ 07 cộng tác viên chuyên sâu trở lên. Ở cấp xã nơi đặt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, phấn đấu có từ 02 cộng tác viên để có thể tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ, hỗ trợ Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động.

3.2.3.2. Nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháplý

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người được trợ giúp pháp lý. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo nghề luật sư, đào tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý để kịp thời bổ sung cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đổi mới công tác tổ chức đào tạo nghề luật sư và bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý để tạo thuận lợi cho địa phương trong việc phát triển nguồn lực người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Bồi dưỡng đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý để hình thành đội ngũ luật sư nhà nước trên cơ sở thu hút các luật sư tư và những người đã tốt nghiệp các khóa đào tạo luật sư; có chính sách khuyến khích các luật sư giỏi tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý; xây dựng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ để các cử nhân luật mới tốt nghiệp có thể được đào tạo thành người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Tăng cường các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là các kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc thù coi đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi cán bộ (40 giờ học tập mỗi năm). Ban hành Đề án tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cơ bản

và thường xuyên đã được ban hành để bảo đảm nâng cao trình độ của Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên. Chương trình tập huấn cơ bản bao gồm các mô-đun được sử dụng trong các chương trình đào tạo kỹ năng nghề của luật sư để bảo đảm cho Trợ giúp viên pháp lý có thể thực hiện dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng giống như của luật sư tư. Chương trình tập huấn thường xuyên bao gồm các kỹ năng làm việc với các nhóm đối tượng đặc thù như người nghèo, phụ nữ, người chưa thành niên, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV,… cập nhật các kiến thức pháp luật mới nhất.

Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng về ngôn ngữ, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Tăng cường tập huấn pháp luật cho già làng, trưởng bản, giáo viên, cán bộ y tế xã, thôn, bản, bộ đội biên phòng..., lựa chọn làm cộng tác viên... để họ phổ biến, giúp đỡ cộng đồng khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.

Để giải quyết các tranh chấp, vướng mắc, các khiếu kiện, các thủ tục pháp luật phức tạp không phải bất kỳ người nào cũng có năng lực hướng dẫn giải quyết vì vừa phải biết pháp luật và còn phải biết phân tích cụ thể tình huống và vận dụng pháp luật. Một chuyên gia giỏi, một luật sư giỏi cũng chỉ có thể chuyên sâu ở một vài lĩnh vực, (ví dụ chuyên về đất đai hay chuyên về nhà ở, hoặc chuyên về lao động việc làm, chuyên bào chữa hay chuyên đại diện theo lĩnh vực nào đó... mà không thể làm đại trà) đặc biệt khi pháp luật ban hành ngày càng nhiều, càng phúc tạp và đa dạng lại nhiều tầng nấc hay sửa đổi. Cần phải tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật mới cho người được trợ giúp pháp lý.

Bồi dưỡng bổ sung kiến thức pháp luật mới và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên, nâng cao năng lực đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu hoạt động; bảo đảm hàng năm 100% tổng số người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa

phương đều được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về kỹ năng trợ giúp pháp lý ở các phạm vi phù hợp.

Các hội thảo, toạ đàm, chuyên đề nghiên cứu, các chuyến khảo sát học hỏi kinh nghiệm sẽ được tổ chức để người thực hiện trợ giúp pháp lý có cơ hội trao đổi về nghiệp vụ và kinh nghiệm trợ giúp pháp lý.

Ngoài ra, tăng cường giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm phát triển mô hình trợ giúp pháp lý của các nước trong khu vực và trên thế giới để nhân rộng các điển hình, rút ra các bài học kinh nghiệm, kế thừa, chọn lọc những ưu điểm, tránh những sai lầm, khuyết điểm để đề xuất các chủ trương, chính sách phát triển trợ giúp pháp lý phù hợp với thực tiễn Việt Nam làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Tăng cường năng lực của các tổ chức hành nghề luật sư và các tổ chức xã hội tham gia trợ giúp pháp lý để dần trở thành lực lượng thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu, bảo đảm tính chuyên nghiệp của dịch vụ trợ giúp pháp lý.

3.2.3.3. Nâng cao chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý để khuyến khích, động viên và thu hút lực lượng xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý

Xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý, chính sách đặc thù cho các vùng, miền, đối tượng để khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; đóng góp, hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý cũng như phát triển Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam…

Đặc biệt, có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như có chế độ phụ cấp, nhà công vụ,...

Các luật sư và cán bộ pháp luật có kinh nghiệm sẽ được khuyến khích dự tuyển thành Trợ giúp viên pháp lý. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp

đối với Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên đặc biệt khuyến khích phát triển đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh việc tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hiện vụ việc cho cộng tác viên cũng cần nghiên cứu để có chế độ, chính sách phù hợp để khuyến khích cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý có chất lượng.

Xây dựng các chế độ và giải pháp thu hút, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo luật, cơ quan báo chí, truyền thông tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý; khuyến khích và hỗ trợ để các cử nhân luật mới tốt nghiệp được đào tạo thành người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 85 - 90)