Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 94 - 95)

hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo đảm kinh phí hoạt động cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý: Xây dựng mới hoặc cải tạo trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm theo hướng tạo thuận lợi tiếp cận cho người dân, có chỗ tiếp riêng cho các trường hợp cần giữ bí mật riêng tư, các vụ việc nhạy cảm và bảo đảm đạo đức xã hội; bố trí phương tiện làm việc, đi lại, phục vụ hoạt động trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg...

Bảo đảm thu hút thêm nguồn kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với việc phát triển tổ chức bộ máy, cán bộ và số lượng, chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Dự liệu đủ nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; kinh phí đầu tư hỗ trợ xây dựng, cải tạo và nâng cấp trụ sở làm việc và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm và các Chi nhánh đã được thành lập.

Phát triển Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, nghiên cứu và thể chế hoá về việc thành lập thí điểm Chi nhánh của Quỹ Trợ giúp pháp lý tại một vài khu vực (theo vùng, miền) để thu hút ngày càng nhiều đóng góp tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Ngân sách địa phương dành cho công tác trợ giúp pháp lý cần tuân thủ đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 81/TTLT-BTC-BTP ngày 25/9/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý nhà nước, không chỉ khoán quỹ lương theo biên chế mà cần đảm bảo kinh phí liên quan đến các khoản chi liên quan đến nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Thực hiện xã hội hóa đối với Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam để thu hút sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ trợ giúp pháp lý. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để việc thông tin về Quỹ trợ giúp pháp lý, phương thức tiếp nhận các khoản đóng góp cho Quỹ trợ giúp pháp lý, sử dụng và giám sát việc sử dụng nguồn của Quỹ trợ giúp pháp lý được thực hiện một cách đa dạng và thuận tiện.

Xây dựng cơ chế để các luật sư thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với công tác trợ giúp pháp lý. Các luật sư có nghĩa vụ thực hiện một số vụ trợ giúp pháp lý nhất định hàng năm và không nhận thù lao. Các luật sư không thể bố trí thời gian thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đóng góp cho Quỹ trợ giúp pháp lý theo mức và hình thức phù hợp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 94 - 95)