Hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đã đạt được

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 66 - 68)

Sau 08 năm thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và gần 05 năm triển khai Luật trợ giúp pháp lý, công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả quan trọng. Hiện nay mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý được củng cố, kiện toàn trong phạm vi toàn quốc và hoạt động ổn định có hiệu quả. Mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở không ngừng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận. Sự tham gia trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật tuy

mới chỉ là bước đầu nhưng đã có những tác dụng nhất định, không chỉ tạo thêm địa chỉ để người được trợ giúp pháp lý có thể lựa chọn tiếp cận và sử dụng mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước với các tổ chức này. Đội ngũ cán bộ, Trợ giúp viên pháp lý được tăng cường cả về số lượng và chất lượng hoạt động, khắc phục được tình trạng thiếu luật sư tại những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt là trong những vụ việc tham gia tố tụng. Mạng lưới cộng tác viên từ cấp tỉnh đến cấp xã không ngừng được mở rộng, đặc biệt phát triển cộng tác viên ở cấp xã trên tất cả các lĩnh vực pháp luật để khắc phục tình trạng thiếu biên chế, huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý theo chủ trương xã hội hoá.

Hoạt động trợ giúp pháp lý đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý cho đông đảo người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác, làm tăng lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần hỗ trợ hoạt động tư pháp để vụ việc được xét xử chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật; trong nhiều trường hợp đã giúp các cơ quan Nhà nước xem xét lại những bất cập trong giải quyết vụ việc của dân, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống pháp luật của xã hội, góp phần làm cho vai trò của pháp luật được phát huy, thực sự là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giảm bớt khiếu kiện không cần thiết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền, giữ vữngổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đối với Nhà nước: Hoạt động này là sự thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và đối tượng chính sách, bảo đảm công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân trong tiếp cận với pháp luật, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì dân. Đồng thời, trợ giúp pháp lý cũng làm giảm bớt chi phí phải giải quyết khiếu kiện, tác động đến tinh thần trách nhiệm với

nhân dân trong hoạt động công vụ, đến ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh.

Đối với xã hội: Thông qua các vụ việc trợ giúp cụ thể, hoạt động này đã góp phần giải toả những tranh chấp pháp luật, làm giảm bớt mâu thuẫn, kiện cáo trong cộng đồng dân cư; giúp người dân bình thường hiểu biết pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa các vi phạm và tội phạm, thực hiện an sinh xã hội, giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng vì mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 66 - 68)