Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 60 - 61)

Phần lớn các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý (tại các xã, thôn, bản, ấp, xóm, phum, sóc) đã hoạt động có hiệu quả, với 1-2 buổi sinh hoạt/tháng. Qua 05 năm thực hiện Luật trợ giúp pháp lý, 108.892 buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đã được tổ chức và đã thực hiện được 292.090 vụ việc trợ giúp pháp lý. Thông qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, Ban chủ nhiệm đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho nhiều người được trợ giúp pháp lý, thu hút được nhiều lượt người tham gia cùng trao đổi về các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống thường ngày của người dân như: đất đai, hôn nhân gia đình, hình sự, chính sách ưu đãi, dân sự, bạo lực gia đình, bình đẳng giới... Bên cạnh đó, qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã lồng ghép được công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng tham gia, cập nhật các văn bản mới liên quan đến các lĩnh vực pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số cũng như nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý của họ. Người dân đã được giải đáp các vướng mắc pháp luật của mình ngay tại địa bàn nơi cư trú. Đồng thời, khi tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ tại địa bàn thì cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở được lắng nghe những vướng mắc pháp luật của người dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân từ đó hiểu được họ, bổ sung công tác của cấp uỷ và chính quyền.

Song hành với những kết quả tích cực là những trở ngại đối với sự bền vững, hiệu quả của mô hình Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, chất lượng các Câu

lạc bộ, chất lượng các buổi sinh hoạt cần được nâng cao, thu hút được nhiều người tham dự, đáp ứng được nhu cầu giải toả vướng mắc pháp luật của người dân.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 60 - 61)