Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 98 - 103)

Để hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả cần tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý như: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý; Tăng cường công tác hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; Chú trọng công tác quản lý và bồi dưỡng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở các địa phương, kịp thời phát hiện các sai sót, bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện đúng quy định, đáp ứng tốt nhu cầu trợ giúp pháp lý của các nhóm đối tượng yếu thế. Bảo đảm hoạt động kiểm tra chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Đặc biệt, cần đổi mới phương thức đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Đồng thời, tập trung quản lý, giám sát việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; tổ chức trực tiếp giải quyết vụ việc đối với các loại vấn đề, vụ việc mà địa phương có khó khăn.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở đưa ra các quan điểm tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, tác giả đề xuất một số một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ

giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới, đó là các giải pháp sau: hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực thực hiện và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý; xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý; từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý; tăng cường hợp tác quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý; tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

KẾT LUẬN

Vấn đề chất lượng, hiệu quả của các hoạt động nhà nước, xã hội và cá nhân đã và đang được đặt ra như một đòi hỏi cấp thiết, thường trực. Đặc biệt, đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để thực hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước góp phần thực hiện xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định.

Trong thời gian tới, hoạt động trợ giúp pháp lý bên cạnh việc tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong 15 năm qua, để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp ứng được nhu cầu của người dân cần tiếp tục khắc phục những khó khăn, hạn chế về thể chế, nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý của một số cơ quan, ban, ngành, việc chậm củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở một số địa phương, chất lượng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm hoạt động, chất lượng cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng.

Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, trong tác giả đã mạnh dạn đưa ra các quan điểm và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian tới, đó là các giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Thứ ba, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý và chế độ đãi ngộ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý để khuyến khích, động viên và thu hút lực lượng xã hội tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ tư, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý;

Thứ năm, xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lýcó hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, các cấp với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

Thứ sáu, tăng cường hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ bảy, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

Thứ tám, tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ chín, từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý;

Thứ mười, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các nước và các tổ chức quốc tế;

Thứ mười một, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trợ giúp pháp lý;

Thứ mười hai, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

Có như vậy, các tổ chức trợ giúp pháp lý luôn cung ứng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ, có chất lượng cho người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi có vướng mắc pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. trợ giúp pháp lý thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để người dân tìm đến khi cần giúp đỡ pháp luật.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý là một nhiệm vụ cấp bách, cần thiết. Với sự hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo và kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả nên những nội dung được đề cập trong luận văn này cũng chỉ là những suy nghĩ bước đầu và còn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Vì vậy, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý (Trang 98 - 103)