Xác định thiệt hại và mức bồi thƣờng cho ngƣời bị oan do tổn thất về tinh thần

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 47 - 52)

thất về tinh thần

Cho đến thời điểm hiện nay ở nước ta, về bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, ngoài nghị quyết số 03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo trách nhiệm dân sự. Trong quy định về thiệt hại do tổn thất về tinh thần của Nghị quyết 388, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2009 (Điều 47) và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người bị thiệt hại nói chung và người bị oan nói riêng về thiệt hại do tổn thất về tinh thần được phân chia làm các trường hợp khác nhau trên cơ sở xác định các thiệt haị khác nhau như: thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm; Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết; Thiệt hại do tổn hại về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Điều đáng chú ý ở đây là mỗi trường hợp đều được xác định bằng mức bồi thường khác nhau.

- Trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

Ví dụ:

Ngày 8/5/2007, Viện kiểm sát nhân dân Quận 10 (Thành phố Hồ Chí Minh) đã thương lượng thỏa thuận khoản bồi thường cho ông Lê Minh Thành,

nguyên Cán bộ Chi cục thuế Quận 10 số tiền 17,3 triệu đồng cho 211 ngày bị giam oan. Trong biên bản thỏa thuận ghi rõ:

Các khoản thỏa thuận thống nhất:

+ Tổn thất về tinh thần cho 211 ngày bị giam oan là 10.128.000đ (áp dụng mức lương tối thiểu chung 450.000/tháng)

+ Tổn thất vật chất khác: 7.172.000đ

Tổng cộng số tiền bồi thường: 17.300.000đ [52].

- Trong trường hợp người bị oan chết thiệt hại được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu. Trường hợp này, mức bồi thường được ấn định một khoản cố định, mức bồi thường về tổn thất tinh thần cho thân nhân của người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại chết được quy định cao gấp nhiều lần so với quy định trong Bộ luật dân sự. Cụ thể mức này có thể tối đa là 360 tháng lương tối thiểu. Tính theo mức lương tối thiểu hiện nay (730.000đ/tháng), số tiền này là 262.800.000đ.

Tuy nhiên, quy định việc giải quyết bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần trong trường hợp người bị oan chết và chỉ giải quyết việc bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần nếu người bị oan chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà không phải do lỗi của chính họ hoặc không do sự kiện bất khả kháng. Khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mươi tháng lương theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường là khoản bồi thường chung cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan chết gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi và người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan, không phụ thuộc vào số người được bù đắp về tinh thần nhiều hay ít và thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù là bao nhiêu.

Trong trường hợp người bị oan chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà do lỗi của chính họ hoặc do sự kiện bất khả

kháng thì những người là vợ, chồng cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi và người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan không được bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mươi tháng lương tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trong trường hợp này, người bị oan được bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được bồi thường ba ngày lương tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Những người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù, nhưng bị chết trong thời gian đó thì vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị oan được bồi thường chung một khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mươi tháng lương tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường [49]. Quy định về khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần thì Bộ luật Dân sự và Nghị quyết 388/NQ, Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước có sự khác nhau rõ rệt. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự thì khoản tiền bù đắp về tinh thần ở mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định, nhưng theo Nghị quyết 388/NQ, Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước thì khoản tiền bù đắp về tinh thần là ba trăm sáu mươi tháng lương tính theo mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.

Sự khác biệt này có những lý do nhất định. Đối với người bị gây thiệt hại về tính mạng do hành vi trái pháp luật gây ra, thì người gây thiệt hại chịu trách nhiệm cá nhân trong việc bồi thường thiệt hại và người bị gây thiệt hại về tính mạng do hành vi trái pháp luật gây ra, không phải gánh chịu dư luận xã hội nặng nề như đối với người bị oan trong tố tụng hình sự, và người bồi thường thiệt hại không phải là cá nhân, mà là nhà nước. Người bị oan trong tố

tụng hình sự mà bị chết, không những người đó bị oan ức trước khi chết, và sau khi chết những người thân thích của người đó phải gánh chịu những sự tác động của xã hội liên quan tới sự biến động không bình thường về tâm lý vừa hối tiếc, vừa thương xót người bị oan trong tố tụng hình sự, do vậy khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần cho những người thân thích của người bị oan trong tố tụng hình sự được hưởng là thỏa đáng. Tuy nhiên, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân bị gây thiệt hại về tính mạng trong quan hệ dân sự, theo mức như hiện nay là quá thấp, không bảo đảm sự dung hòa giữa lĩnh vực Luật dân sự và Luật hình sự. Hai chế độ bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người bị thiệt hại về tính mạng là rất khác nhau.

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khỏe bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Trường hợp này Nhà nước lại ấn định mức bồi thường tối đa lấy mức 30 tháng lương tối thiểu làm mốc giới hạn. Cho nên khi tính toán mức bồi thường trong trường hợp này qua các thời kỳ lương tối thiểu có thể ước lượng được khoản tối đa.

Ví dụ:

Giai đoạn 2006 - 2007: 450.000 x 30 = 13.000.000 đ Giai đoạn 2008: 540.000 x 30 = 16.200.000 đ

Giai đoạn 2009: 650.000 x 30 = 19.500.000đ Giai đoạn 2010: 730.000 x 30 = 21.900.000 đ

Để đưa ra một mức bồi thường về thiệt hại tinh thần do tổn hại về sức khỏe theo chúng tôi nên căn cứ vào những điểm sau:

- Nếu sức khỏe của người bị oan là trầm trọng, cố tật nặng, tàn phế... thì phải coi đây là trường hợp người bị oan và gia đình họ phải gánh chịu đau thương mất mát lớn về tinh thần vì vậy khoản tiền bù đắp về tinh thần là phải tương đối cao mới hợp lý.

Ngoài ra còn phải tính đến hoàn cảnh gia đình (là con độc nhất, là lao động chính), điều kiện kinh tế của người bị oan và độ tuổi, vị trí, khả năng của họ trong gia đình, đặc biệt là tác hại của vết thương trên cơ thể, là người chưa thành niên, chưa có gia đình mà bị gây thương tích xấu xí diện mạo thì phải quyết định một khoản tiền cho thỏa đáng

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009.

Ví dụ:

Ngày 12/6, ông Trương Văn Tem, Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải Vàm Cỏ, cho biết là ông vừa chính thức ký nhận số tiền 106.679.740 đồng tiền "chi bồi thường án oan" từ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An. Đây là kết quả của hơn 10 năm gian nan đòi công lý của vị đại biểu HĐND tỉnh Long An.Ông Trương Văn Tem (SN 1962), bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 4/7/1995 vì "có dấu hiệu phạm tội trốn thuế". Ngày 11/9/1996 vụ án được đình chỉ. Các cơ quan chức năng ở tỉnh Long An và Trung ương đã kết luận việc khởi tố và bắt tạm giam ông Tem là oan sai.

Ban đầu ông Tem đòi bồi thường chỉ 40 triệu đồng, nhưng đã không được chấp nhận. Sau nhiều năm kiên trì theo đuổi vụ kiện, cùng với sự thay đổi một số chính sách của nhà nước, cuối cùng ông Tem và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An (đại diện cơ

quan giải quyết bồi thường) đã đạt được thỏa thuận vào ngày 5/2/2007. Theo đó, ông Tem được bồi thường các khoản: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần hơn 85 triệu đồng; thu nhập thực tế bị mất 21,5 triệu đồng. Riêng khoản tiền 21 triệu đồng lãi tiền vay và chi phí đi khiếu nại vẫn chưa được giải quyết bồi thường vì "Thông tư liên tịch 04/22.11.2005 chưa hướng dẫn cụ thể". Khoản thiệt hại về tinh thần hơn 85 triệu là cao nhất trong số các khoản thiệt hại được bồi thường. Việc bồi thường như vậy đã phần nào bù đắp được những tổn thất về tinh thần cho chính ông Tem và gia đình ông [61].

Một phần của tài liệu Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 47 - 52)