- Phân tích đánh giá chiến lược marketing mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm tại Hà Nội tử năm 2006 đến năm
KÉT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Khóa luận đã sơ bộ khái quát lại cơ sở lý thuyết marketing và marketing dược, khái quát tình hình thị trườnng thuốc Việt Nam nói chung và tìiị trường thuốc kháng sinh Việt Nam nói riêng, tình hình bệnh nhiễm khuẩn tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Khóa luận đã đi sâu vào khảo sát nhằm giải quyết được 2 mục tiêu mô tả nhận dạng và bước đầu tiến hành phân tích các hoạt động marketing mix của các công ty dược phẩm đối với các kháng sinh nhóm beta lactam sử dụng theo đường tiêm. Qua đó nhận thấy rằng các công ty đều áp dụng triệt để và bài bản lý thuyết các chiến lược marketing.
*t* Kết luận về chính sách sản phẩm
Như vậy để cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần, các công ty đã áp dụng linh hoạt các chính sách sản phẩm: phát triển sản phẩm theo chu kỳ sống, phát ừiển chiều dài danh mục sản phẩm, chiến lược sản phẩm mới, chiến lược sản phẩm bắt chước, chiến lược sản phẩm sóng đôi.
*1* Kết luận về chính sách giá
Do đặc thù là nhóm kháng sinh lớn, nhiều công ty tham gia quá trình cung ứng sản phẩm với những chiến lược định vị khác nhau nên chính sách giá trên thị trường đa dạng bao gồm: chiến lược giá hớt váng, chiến lược giá ngự trị, chiến lược giá một giá, chiến lược giá linh hoạt, chiến lược giá xâm nhập.
*1* Kết luận về chính sách phân phối
Các hãng lớn hình thức phân phối chủ yếu là phân phối độc quyền qua các nhà phân phối chuyên nghiệp đa quốc gia. Các hãng dược phẩm trung bình không có khả năng đấu thầu bán thuốc vào bệnh viện thì hình thức phân phổi chọn lọc qua các trung gian phân phối trong nước có khả năng trúng thầu và bán thuốc vào bệnh viện. Một số công ty có hệ thống phân phối mạnh, có khả năng bán thuổc vào bệnh viện sẽ tự tổ chức phân phối thuốc vào bệnh viện.
Kết luận về chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh
Các hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh chủ yếu nhằm vào mụe tiêu là bác sỹ kev ở các khoa phòng điều trị nhiễm khuẩn trong bệnh viện và một số phòng khám tư. Các
công cụ quảng cáo, tuyên truyền với chi phí khổng lồ chủ yếu do các công ty dược phẩm hàng đầu tổ chức. Các công ty trong nước thường ít có các hoạt động này. Tuy nhiên, các công ty trong nước sử dụng các hình thức chiết khấu nhằm kích thích sự kê đơn của bác sỹ với mức chiết khấu hấp dẫn hơn.
• Những bài học đã đạt được với bản thân
Qua quá trình làm khóa luận, là một sinh viên trước ngưỡng cửa ra trường, tôi đã học hỏi qua việc làm khóa luận này sự ứng dụng của các chương trình marketing cơ bản cho việc kinh doanh thuốc trong thị trường dược phẩm; phương pháp phân tích thị trường thuốc với 3 yếu tố; khách hàng (bệnh nhân, bác sỹ, dược sỹ), đối thủ cạnh tranh, công ty (3Cj; các hoạt động marketing để xâm nhập thuốc vào thị trường cũng như duy trì và phát triển thuốc trên thị trường.
II. ĐÈ XUẤT
• Đối vói các công ty kinh doanh nhóm thuốc kháng sinh tiêm beta lactam trên thị trưòng.
• Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và phát triển, cải tiến các thuốc kháng sinh trong nhóm này, phục vụ và đáp ứng nhu cầu thị trưòng và tình trạng đề kháng kháng sinh. • Xây dựng các chiến lược marketing bên cạnh việc đem lại lợi nhuận nhờ doanh số
mà phải chú trọng tới lợi ích của bệnh nhân nhu xây dựng các mức giá phù hợp. • Tuân thủ nghiêm các quy đinh của Nhà Nước và Bộ Y Tế về thông tin, quảng cáo
thuốc, giới thiệu thuốc.
• Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và Bộ Y Te.
• Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và đảm bảo chất lượng thuốc, thực hiện kiếm tra tbu.ốc nghiêm ngặt nhằm phát hiện và ngăn chặn tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu,... đảm bảo cho công tác phòng và điều trị bệnh cho người dân, đồng thời tránh nhữne thiệt hại về kinh tế và uy túi chất lượng cho người kinh doanh dược phẩm.
• Quản lý chặt chẽ những hoạt động thông tin quảng cáo thuốc, đặc biệt là quảng cáo dành cho công chúng nhàm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
• Giám sát chặt chẽ việc thực thi những quy định về mức giá dược phẩm do các đơn vị kê khai và kê khai lại, tránh tình trạng giá dược phẩm leo thang trong bệnh viện.
TIÉNG VIỆT
1. Bộ môn dược lý (2006), Giáo trình Dược lý học tập 2, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 111-161.
2. Bộ môn Hóa dược (2006), Giáo trình Hóa dược tập 2, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr 86-153.
3. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2005), Giáo trình dịch tễ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.
4. Bộ môn quản lý & Kinh tế Dược (2006), Giáo trình Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5. Bộ Y tế - Cục Quản lý Dược Việt Nam (2009), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009, Tài liệu Hội nghị ngày 23/06/2009. 6. Bộ Y xế (2ol0), Sơ kết công tác dược năm 2009 các trọng tâm công tác dược năm
2010, Tài liệu Hội Nghị ngày 13/01/2010.
7. Bộ Y tế - Cục Quản lý Dược Việt Nam (2009), Báo cảo kết quả công tác năm 2009 và trọng tâm công tác năm 2010, Tài liệu Hội Nghị ngày 13/01/2010.
8. Peter Doyle (2009), Marketing dựa trên giá trU Nhà xuất bản tổng họp Thành phố HỒ Chí Minh.
9. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật thiết kế và định giá sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh, Nhà xuất bản Tài chính.
10. Trần Minh Đạo (2008), Marketing căn bản, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Hoàng Thị Trà Giang (2007), Khảo sát hoạt động Marketing thuốc kháng sinh trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000-2006, Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ đại học - Trưòng Đại học Dược Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Thái Hằng (2009), Bài giảng “22 chiên lược tiếp thị dẫn đầu thế giới”, Bài giảng chuyên đề Marketing, Trường Đại học Dược Hà Nội.