- Phân tích đánh giá chiến lược marketing mix nhóm thuốc kháng sinh tiêm tại Hà Nội tử năm 2006 đến năm
3C kiíaiiỊi >ỉỉih
3.1.3. Chiến lược sản phẩm sóng đôi.
Với chiến lược sản phẩm sóng đôi, công ty đưa ra 2 hoặc nhiều biệt dược có cùng hàm lượng, dạng dùng, quy cách đóng gói chỉ khác nhau về tên, mẫu mã, bao bì và nguồn gốc nguyên liệu, chiến lược sản phẩm như vậy gọi là chiến lược sản phẩm “sóng đôi”. Các sản phẩm “sóng đôi” giúp công ty tiết kiệm chi phí R&D thị trường, đáp ứng tối đa những nhu cầu khác nhau về thuốc của thị trường dược phẩm.
Tuy nhiên ứiị trường kháng sinh tiêm nhóm beta lactam vốn được định vị là thị trưòng hẹp, chủ yếu tiêu thụ trong bệnh viện. Do đó, chiến lược sản phấm sóng đôi thường không được áp dụng phổ biến. Thay vào đó, đa phần các công ty trên thị trường đi vào phát triển tập trung một sản phẩm cho mỗi hoạt chất kháng sinh ở dạng tiêm. Nhưng không phải vì vậy mà chiến lược sản phẩm “sóng đôi” không có ý nghĩa áp dụng trong phân khúc thị trường kháng sinh tiêm beta lactam, một vài công ty đã thành công trong việc sử dụng chiến lược sản phẩm “sóng đôi” tại khúc thị trường này.
Công ty cổ phần BT Việt Nam khi đưa ra thị trưòng cùng lúc 2 sản phẩm Lemibet (Phamabiot Mexico) năm 2006 và Sinraci (BC World Pharma) năm 2007 với cùng hoạt chất là Imipenem và Cilastatin. Chiến lược của công ty nhằm chia sẻ thị phần của sản phẩm “best seller” trên thị trưòng là Tienam (Imipenem/cilastatin) của MSD vốn đã chiếm lĩnh thị trường nhiễm khuẩn nặng nhiều năm. BT đặt ra các mức giá khác nhau cho mỗi sản phẩm của mình, trong đó Sinraci với nhiều hoạt động marketing và ứiông tin thuốc đa dạng hom nên được đặt mức giá cao hơn. Công ty định vị sản phẩm chiến lược của mình là Lemibet, tuy nhiên để tránh các biện pháp cạnh tranh trực tiếp từ Tienam với Lemibet, công ty đã chủ động đưa ra sản phẩm Sinraci với những hoạt động marketing rầm rộ nhằm thu hút sự chú ý của Tienam. Trong khi Tienam tập trung các hoạt động nhằm cạnh tranh với Sinraci thì Lemibet vẫn âm thầm xâm nhập bệnh viện Bạch Mai thông qua các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của bệnh
viện nhằm định vị trong tâm trí của bác sỹ khoa phòng về chất lưọng của Lemibet tương đương nhưng mức giá cạnh tranh hon Tienam. Sau một năm xâm nhập, Lemibet đã chiếm lĩnh thị phần tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai.
Ý nghĩa của chiến lược sản phẩm sóng đôi trên cùng phân khúc thị trường với doaiứi nghiệp không những tăng cạnh tranh giúp các sản phẩm chiếm lĩnh tốt hơn thị trường so với việc chỉ phát triển một sản phẩm duy nhất, mà còn tăng sự lựa chọn cho khách hàng ữong việc sử dụng, giảm bớt sự cạnh tranh của đổi thủ trên mỗi sản phẩm.